Lưu WAP | Gửi SMS |
Mục lục
Phần 1: Cách chế biến thịt lợn
Phần 3: Cách chế biến thịt gà, vịt
Phần 4: Cách chế biến thuỷ sản
Phần 5: Cách chế biến trứng gia cầm
Phần 6: Cách bảo quản, chế biến sữa và chế biến các chế phẩm của sữa
Phần 7: Cách chế biến và bảo quản rau
Phần 8: Cách chế biến và bảo quản các loại đậu và các chế phẩm làm từ đậu
Phần 9 : Cách chế biến và cất giữ lạc
Phần 10 : Bảo quản, sử dụng, xử lý các loại gia vị
Phần 11: Cách bảo quản chế biến gạo và thức ăn làm từ gạo
Phần 12: Cách bảo quản và chế biến thức ăn từ bột mì
Phần 1: Cách chế biến bảo quản các loại quả tươi
Phần 2: Cách chế biến bảo quản các loại quả khô
Phần 3: Cách bảo quản chế biến các loại dưa tươi
Chương III : Quần áo, giày dép, tất và đồ trang sức
Phần 1: Tẩy các vết bẩn trên quần áo
Phần 4 : Gia công sửa chữa và bảo quản quần áo.
Phần 5 : Cách bảo quản, sửa chữa giày, tất.
Phần 6: Phương pháp bảo dưỡng đồ trang sức
Phần 1 : Lau chùi và sửa chữa đồ gỗ
Phần 2: Trang trí tường và thảm
Phần 3 : Sử dụng và bảo dưỡng xe đạp.
Phần 4 : Cách sử dụng và bảo dưỡng đồng hồ báo thức.
Phần 5 : Cách lau rửa và xử lý đồ thuỷ tinh.
Phần 6: Cách xử lý các đồ dùng hàng ngày
Phần 1 : Sử dụng và bảo dưỡng ti vi
Phần 2 : Sử dụng và bảo dưỡng thiết bị cat set, rađio
Phần 3 : Phương pháp sử dụng và bảo dưỡng tủ lạnh
Phần 4 : Phương pháp sử dụng và bảo dưỡng máy giặt
Phần 5 : Sử dụng và sửa chữa đèn các loại.
Phần 6 : Sử dụng và bảo dưỡng các đồ điện khác.
Chương VI : Phần vệ sinh gia đình
Phần 3 : Tẩy vết bẩn mỡ dầu (ăn)
Phần 6 : Trừ ruồi muỗi, diệt chuột.
Chương VII : Các phương pháp chữa bệnh thông thường.
Phần 1 : Cách phòng chữa các loại cảm và quai bị.
Phần 2: Cách phòng chữa các bệnh về tai, mũi, họng, răng, hàm, mặt.
Phần 3: Cách phòng chữa các bệnh ngoài da
Phần 4 : Phòng ngừa các bệnh nội khoa.
Phần 5: Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ
Phần 6: các phương pháp chăm sóc sức khoẻ khác
Chương VIII : Chăm sóc sắc đẹp
Phần 1: Cách làm đẹp và bảo vệ tóc
Phần2: Cách làm đẹp da mặt và các bộ phận khác
Phần 3: Các phương pháp tắm có lợi cho sức khoẻ
Phần 4 : một số cách làm đẹp và cải thiện sức khoẻ khác
Chương X: Chăm sóc hoa, chim cảnh và cá cảnh
Phần 1: Chăm sóc hoa và chim cảnh
B . Cách phòng chữa các bệnh thường gặp cho chim cảnh
Thịt sau khi đã pha và ướp gia vị, ta cho thêm một ít bia vào ướp trước khi xào nấu, món thịt sẽ mềm và ngon hơn. Khi ướp bia như vậy, chất men bia sẽ có tác dụng phân giải nhanh chóng các chất prôtêin và lipít có trong các loại thịt.
Khi hầm thịt ta cho thêm một chút giấm, thịt không những nhanh nhừ mà còn tác dụng khử được mùi hôi ở thịt.
Nhiều khi do không để ý, thực ra để dầu nóng già rồi mới cho thức ăn vào rán chính là cách tốt nhất để tiết kiệm dầu khi làm đồ rán.
Nhiều người cho rằng, khi làm món thịt viên ta không nên pha thịt với bột. Cách nghĩ này thực ra không phải là hoàn toàn đúng, vì nhiều khi nếu chỉ viên thịt không, món thịt của chúng ta sẽ rất khô và cứng. Theo chúng tôi, chúng ta nên pha thịt theo tỷ lệ 50g thịt trộn với 5g tinh bột, như vậy món thịt sẽ mềm hơn và ngon hơn.
Khi ta làm món thịt lợn xào, đặc biệt là xào sệt, sau khi pha chế theo cách thường ngày xong, ta chỉ cần theo tỉ lệ 50g thịt trộn thêm 5g tinh bột (pha với ít nước cho hơi sệt) để ướp thêm, món thịt sau khi xào nấu sẽ mềm hơn và hấp dẫn hơn.
Khi ta làm món thịt kho tàu, trước hết chúng ta ngâm thịt với phèn chua (đã hoà ra nước) một lúc, sau đó mới cho thịt vào nấu, như vậy món thịt sẽ không còn bị ngấy nữa, khi ăn sẽ dễ ăn hơn.
Khi nướng thịt, ta nên chú ý những vấn đề sau:
- Trước khi cho thịt vào để nướng, nên dùng nước sôi hoặc nước canh nóng trần qua thịt, như vậy món thịt sẽ mềm và khi nướng xong thịt sẽ giòn và dôi hơn.
- Khi nướng phải chú ý nướng lần lượt, nướng chín 1 mặt rồi đảo đi nướng mặt khác, không nên đảo đi đảo lại, như vậy vừa tốn thời gian, vừa lâu chín thịt.
- Trong lò nướng nên đặt một cái bát (hoặc chậu, tuỳ độ lớn của lò) đựng nước, như vậy nước chịu ảnh hưởng của nhiệt độ trong lò sẽ nóng lên bốc hơi làm cho miếng thịt không bị cháy đen và cứng lại.
Dùng lá chè, đường đỏ và gạo để hun thịt, vừa vệ sinh không có vi khuẩn, mà màu sắc và mùi vị lại đạt tiêu chuẩn và thơm ngon.
Nếu khi nướng thịt hoặc xào nấu nhiều thức ăn mà ta đặt vài lát bánh mì khô bên cạnh bếp, bánh mì sẽ hút hết mỡ bắn ra. Làm như vậy không những sạch bếp, mà còn phòng tránh cho bếp khỏi bị do nhiều bắn xung quanh quá nhiều mà bốc cháy lên thành ngọn lửa.
Trước khi xào nấu gan lợn, ta nên dùng một ít phèn chua và giấm để ướp gan, vì làm như vậy phèn chua sẽ làm cho gan giòn và giấm làm cho gan không bị thấm máu ra.
Cật lợn sau khi thái xong, ta cho thêm một ít dấm vào ngâm nước khoảng 10 phút. Làm như vậy miếng cật sẽ nở ra, không còn máu, mà khi xào xong miếng cật vừa trắng lại vừa giòn.
Dạ dày lợn sau khi đã luộc chín thái ra thành từng miếng nhỏ để vào bát, đổ vào một ít nước nóng (hoặc nước canh nóng), sau dó đặt vào bát hấp cách thuỷ. Làm như vậy miếng dạ dày sẽ to ra gấp đôi, đồng thời vừa dòn lại vừa thơm ngon. Ngoài ra còn cần phải chú ý không được cho muối vào trước khi luộc, nếu không dạ dày sẽ co lại và dai không khác gì gân bò.
Khi rán thức ăn, ta cho thêm một ít muối vào chảo, như vậy dầu sẽ đỡ bắn lung tung ra ngoài.
Trước khi rán sườn, nên xem những chỗ nào có gân dùng dao khứa hai, ba khía, như vậy khi rán sẽ không bị co lại.
Nhiều người không thích ăn bì lợn, nhưng thực ra bì lợn khi rán là một món ăn khá ngon. Ta có thể làm như sau:
- Ngâm miếng bì lợn sống vào nước kiềm nóng.
- Dùng dao sắc hoặc bàn chải cứng cạo sạch lớp mỡ ở trên bì.
- Dùng nước ấm rửa sạch rồi hong khô.
Khi rán ta chỉ cần đun dầu hơi nóng là có thể cho bì lợn vào rán, miếng bì gặp mỡ nóng sẽ cuộn lại, chờ khi trên bề mặt bì xuất hiện những chấm phồng trắng thì vớt ra. Để một lúc cho miếng bì hơi nguội, đợi cho mỡ nóng già tiếp tục cho bì vào rán, đến khi miếng bì nổ hết và vàng đều là được.
Khi thái thịt mỡ, trước tiên ta nên nhúng miếng thịt đó vào nước lạnh, sau đó đặt lên thớt thái vừa thái vừa rắc một ít nước lạnh lên thớt như vậy thái không phải dùng sức, miếng mỡ không bị trơn truột cũng không dính chặt vào thớt.
Nếu muốn làm cho miếng thịt mỡ ăn không bị ngấy, ta nên làm như sau:
- Thái miếng thịt mỡ thành những lát mỏng, ướp gia vị rồi cho lên nồi đun.
- Dựa vào tỷ lệ 500g thịt; 1 miếng đậu phụ nhự, cho miếng đậu phụ vào bát cùng với một ít nước ấm, dầm tan miếng đậu phụ, chờ cho thịt trong nồi sôi thì đổ đậu vào, tiếp tục đun từ 3-5 phút.
Dùng biện pháp này để nấu thịt mỡ, khi ăn thịt sẽ không bị ngấy, ngược lại rất thơm ngon và hợp khẩu vị.
Để bảo quản xúc xích, sau khi cắt chúng ta có thể dùng rượu nho xoa lên bề mặt vết cắt của đoạn còn lại chưa dùng đến, cho vào tủ lạnh bảo quản như vậy xúc xích sẽ giữ được lâu mà không bị hỏng.
Khi làm món canh thịt, nếu ta cho thêm vào vài miếng vỏ quýt để nấu thì mùi vị của canh không những thơm ngon mà còn làm giảm bớt béo của mỡ.
Thường khi ăn rau cần ta hay bỏ lá đi, nhưng bây giờ ta không làm như vậy, hãy giữ lại lá để nấu canh thịt, ta cho vào canh vài lá rau cần như vậy canh sẽ thơm mát và hấp dẫn hơn.
Canh sườn thường rất ngon và nhiều dinh dưỡng. Nếu hầm sườn, ta cho thêm ít dấm thì sẽ có tác dụng làm cho các chất canxi, lân, sắt trong sườn tiết ra hết giúp ta tận dụng hết dinh dưỡng của sườn, giúp cho canh có giá trị chất dinh dưỡng cao hơn. Ngoài ra, giấm còn có tác dụng làm cho các chất vitamin trong thức ăn không bị mất đi trong quá trình đun nấu.
Nếu miếng thịt bị dây bẩn mà ta dùng nước lã để rửa thì miếng thịt không những không sạch mà còn nhầy nhụa và có vẻ bẩn hơn. Gặp phải trường hợp này, tốt nhất ta nên dùng nước gạo ấm để rửa thịt như vậy các vết bẩn sẽ sạch hết
Khi thịt bị dây dầu hoả hoặc dầu ma dút dầu máy hay có mùi hôi, ta chỉ cần dùng nước chè ngâm khoảng chừng 30 phút rồi rửa sạch, miếng thịt sẽ hết mùi và lại chế biến thức ăn bình thường.
Nếu ta dùng nước nóng làm tan thịt đông lạnh, thịt sẽ mất hết chất dinh dưỡng và vị tươi ngon của nó. Cách tốt nhất là lấy nước lạnh, nhất là nước muối để làm tan thịt đông lạnh, như vậy mới giữ được chất dinh dưỡng lại vừa hợp vệ sinh.
Tất cả các loại thịt đông lạnh trước khi chế biển nên dùng nước gừng ngâm, như vậy thịt sẽ tươi ngon trở lại.
Lá mỡ lợn khi bị dính bẩn rất khó rửa sạch. Nếu gặp trường hợp này, ta nên cho mỡ ngâm vào nước ấm từ 30-40 phút, sau đó dùng giấy gói để lau rửa, làm như vậy lá mỡ sẽ được rửa sạch một cách dễ dàng hơn.
Rán mỡ nghe chừng đơn giản nhưng thực ra cũng cần có cách. Các bạn tham khảo các các của chúng tôi dưới đây của chúng tôi xem sao:
- Khi rán mỡ, trước hết ta cho một lượng nước sạch vừa phải vào chảo nồi đun sôi. Sau đó cho mỡ vào, chờ nước cạn thì mỡ đã được rán xong.
- Mỡ rán xong nên cho một ít muối mỡ sẽ để được lâu mà không bị chua.
Thịt lợn để lâu chẳng may có mùi hôi. Gặp phải trường hợp này, khi đun nấu ta cho vào thịt 3 - 5 cọng rơm, sau khi luộc chín cho thêm vào vài giọt rượu trắng rồi vớt ra để ráo nước, sau đó tiếp tục chế biến món ăn, thịt sẽ không còn mùi hôi nữa và thức ăn sẽ thơm ngon như thịt tươi.
Thịt muối để lâu thường có vị chát, trươc khi xào nấu thịt nếu ta luộc thịt cùng với củ cải trắng thì vị chát sẽ không còn nữa. Còn bên ngoài thịt có mùi thì ta chỉ cần dùng nước cho thêm một ít dấm để rửa là hết mùi
- Khi rửa ruột già lợn, ta cho thêm vào nước một ít dấm ăn và một thìa phèn chua, bóp vài lần rồi rửa kỹ bằng nước sạch, ruột sẽ sạch và không có mùi.
- Ngoài cách dùng muối làm sạch tràng lợn, ta có thể dùng nước gạo để rửa.
- Rửa dạ dày hoặc tràng lợn bằng nước dưa chua, cũng rất sạch.
- Gan lợn thường có một loại mùi khó chịu, ta nên rửa sạch, bỏ màng ngoài sau đó ngâm vào sữa bò sẽ hết
Với những chỗ lông khó nhổ trên da lợn, ta có thể dùng một miếng nhựa thông đã đun chảy, còn đang nóng đổ lên chỗ da có lông đó, sau khi nguội bóc đi, lông lợn sẽ theo nhựa thông được nhổ đi.
Thịt lợn sau khi cắt ra từng miếng, ta xoa lên bề mặt thịt một ít mật ong, rồi xuyên thịt vào dây treo ở chỗ thoáng gió, làm như vậy thịt sẽ bảo quản được trong một thời gian mà không bị hỏng, đồng thời còn tăng thêm vị thơm ngon của thịt.
Nếu ta gói thịt vào trong khăn sạch đã nhúng qua giấm, thịt không cần để tủ lạnh cho dù phải để qua đêm cũng vẫn tươi nguyên.
Đem thịt luộc chín, nhân lúc đang nóng cho thịt vào mỡ lợn vừa rán xong, như vậy cũng có thể giữ được thịt không bị biến chất trong một thời gian khá lâu.
Dùng túi đựng thực phẩm để gói thịt, trước khi cho thịt vào túi xoa vào túi một ít rượu trắng có thể giữ thịt được tươi lâu hơn.
Khi bảo quản xúc xích hay lạp xường vào mùa hè, ta có thể đựng xúc xích hay lạp xường vào vò, trước khi cho vào trong vò, ta cho vào vò một cốc rượu trắng, sau đó xếp xúc xích chung quanh và lên trên cốc rượu, đậy kín vò lại. Làm như vậy ta có thể bảo quản xúc xích hay lạp xường cả mùa hè mà không bị làm sao.
- Khi xào thịt bò muốn cho thịt mềm, sau khi ướp gia vị xong, ta cho 2-3 thìa dầu ăn vào trộn đều ướp cùng, để khoảng 20-30 phút. Sau khi ướp xong, ta dùng lửa to đảo nhanh thịt, khi xào xong cho thịt ra khỏi chảo ngay.
- Đối với thịt bò dai, trước khi xào ta ngâm thịt vào nước trong một ít chất cácbônát natri hoà vào nước trong vòng vài phút, như vậy thịt sẽ trở nên mềm và ngon hơn.
Khi ninh, nấu thịt bò, ta nên đun nước sôi hẳn rồi mới cho thịt vào, như vậy không những giữ được các thành phần dinh dưỡng có trong thịt mà còn làm cho mùi vị của thịt được thơm ngon hơn.
Dùng bia nấu, ninh thịt bò, món thịt bò của chúng ta sẽ mềm, thơm và đậm đà hơn bình thường.
Thịt bò già ninh rất lâu mới nhừ, để giúp thịt bò mềm trở lại, trước hết ta xoa lên thịt bò một lớp mù tạc, để trong vòng 6-8 giờ, sau đó rửa sạch thịt rồi cho vào ninh. Ngoài ra, trong khi ninh, ta nên cho thêm ít rượu trắng hoặc giấm (1kg thịt cho 2-3 thìa rượu hoặc 1 thìa giấm). Với cách làm này thịt sẽ mềm, non trở lại và nhanh nhừ hơn.
Gà, vịt sau khi cắt tiết xong nếu còn dính lại tiết, khi đun nấu thịt sẽ bị đen và có mùi tanh. Bởi vậy sau khi cắt tiết xong, ta chỉ cần dùng nước lã ngâm thịt cho đến khi thịt trắng ra rồi mới nấu là được.
Trước khi nhổ lông gà, vịt (trước cả khi đổ nước nóng), ta nên tưới lên mình gà, vịt vài thìa dấm hoặc rượu trắng để ngâm trong vòng từ 5-10 phút như vậy lỗ chân lông của vịt, gà sẽ giãn nở ra. Lúc này, chỉ cần tưới qua nước sôi là có thể nhổ lông một cách dễ dàng, mà khi nấu chỉ cần dùng lửa nhỏ là thịt sẽ mềm rất nhanh.
Nhiều người thường hay dùng nước sôi nhúng vịt trước khi nhổ lông, thực ra như thế là không tốt, vì khi gặp phải nước có nhiệt độ 100o C, lỗ chân lông vịt sẽ co lại, dẫn đến lông vịt rất khó nhổ. Trên thực tế chúng ta chỉ cần dùng nước vừa mới lăn tăn cho thêm một ít nước rửa bát vào để nhúng vịt là được. Với cách làm này, ta sẽ nhổ lông được vịt một cách dễ dàng.
Trước khi hấp, luộc, hầm... cả con (gà, vịt...), ta nên dùng mặt dao đập cho gẫy xương ngực và xương đùi của gia cầm định chế biến. Như vậy, khi thức ăn đã được chế biến xong, ta sẽ dễ dàng rút xương gia cầm mà vẫn
đảm bảo thịt không bị tơi, ảnh hưởng đến mỹ quan của món ăn.
Trước khi hấp gà (loại gà hấp không cần ướp gia vị), ta nên dùng nước pha với bia (tỉ lệ 2 phần bia 10 phần nước) để ngâm gà đã được làm sạch trong vòng 20 phút. Sau khi ngâm xong, ta đưa lên hấp, khi hấp xong thịt gà sẽ thơm và ngon hơn cách làm bình thường.
Nếu khi luộc thịt gà già ta dùng lửa to, thịt gà sẽ rất dai. Nếu trước khi chế biến, ta ngâm gà vào nước lạnh có cho một chút giấm ăn để ngâm trong vòng 2 tiếng, sau đó dùng lửa nhỏ để đun thì sau khi chế biến xong món thịt gà tức khắc sẽ mềm trở lại.
- Khi luộc hoặc hầm thịt vịt, nếu gặp con phải con vịt già, ta có thể lấy một miếng tuỷ lợn băm nhỏ bỏ vào luộc cùng, như vậy thịt sẽ nhanh mềm, hơn nữa nước luộc sẽ ngon hơn.
- Khi hầm thịt vịt già, nếu cho thêm vào vài lát thịt hun khói vào ninh cùng thì thịt sau khi hầm xong sẽ đậm đà hơn.
- Ta cũng có thể cho vài con ốc nước ngọt (để nhể lấy thịt) vào luộc hoặc ninh cùng với thịt vịt, dù thịt vịt có già đến mấy cũng nhanh nhừ.
- Cũng giống như thịt gà, ta có thể ngâm thịt vào nước lạnh hoà một ít giấm trong vòng 2 tiếng khi chế biến thịt sẽ mềm trở lại.
Một bữa ăn ngon không thể thiếu một món canh hấp dẫn. Vậy để có một món canh hấp dẫn, ta sẽ lựa chon thực phẩm nào để chế biến nước hầm đây. Theo chúng tôi nên chọn thịt gà, mà thịt gà mái già rồi cho cùng với một miếng thịt lợn nạc vào thì với ngon. Cách làm cụ thể như sau: Trước tiên ta đun nước thật sôi sau đó cho thịt gà đã làm sạch và miếng thịt nạc vào đun sôi cùng, đun cho đến khi nước lại sôi lên lần nữa, ta vớt hết bọt trên mặt nồi canh, sau đó tiếp tục đun nhỏ lửa đến khi nhừ thì thôi. Nước hầm gà này sau khi đun xong sẽ ngọt đậm, lúc này ta có thể dùng nước hầm để chế món canh tuỳ ý muốn, món canh của chúng ta sẽ rất thơm ngon.
Khi món canh của chúng ta không may nhiều mỡ quá ngấy, ta có thể cho tiết gà, vịt mới cắt vào nồi, món canh sẽ lập tức trong và không còn nhiều mỡ nữa.
Với các loại thịt gà, vịt, sườn tươi, ta nên đợi sôi nước rồi mới cho thịt hoặc xương vào để nấu canh hoặc hầm. Còn đối với các loại thịt bán thành phẩm như thịt hun khói, thịt ướp mặn ta nên dùng nước lạnh dể đun nấu. Làm như vậy vừa có tác dụng giữ dinh dưỡng vừa giúp canh được thơm ngon.
- Cá sông ngoài mùi tanh của cá còn có mùi tanh của bùn, để khử mùi này ngoài cách dùng nước muối để rửa hoặc dùng muối xát lên cá ta nên ngâm cá vào nước sạch có pha thêm một ít giấm hoặc trộn một ít hạt tiêu hay lá nguyệt quế, như vậy thì khi chế biến cá không còn mùi tanh.
- Trước khi rán cá nước ngọt, ta nên cho cá vào ngâm với rượu nếp một lúc, sau đó mới bọc bột để rán, như vậy mùi tanh sẽ hết.
- Trước khi rán cá, ta cho cá vào ngâm cùng với một ít sữa bò, như vậy sau khi ngâm xong cá vừa hết mùi tanh lại vừa tăng thêm độ tươi của cá.
- Cá sau khi đã mổ và làm sạch xong, dùng rượu nho đỏ để ướp một lúc, mùi thơm của rượu sẽ làm cá hết mùi tanh.
- Dọc hai bên sống lưng của cá chép có 1 sợi gân trắng, chính sợi gân này gây nên mùi tanh ở cá. Khi làm cá, cắt sát mang cá một miếng nhỏ, ta sẽ thấy đường gân đó lộ ra. Ta dùng nhíp kẹp chặt rồi rút nhẹ ra, như vậy khi chế biến cá sẽ không còn mùi tanh nữa.
- Khi làm cá, tay ta thường có mùi tanh. Để khử hết mùi tanh này, ta chỉ cần dùng một ít thuốc đánh răng hoặc rượu trắng để rửa, mùi tanh sẽ hết.
Khi làm cá nếu không may bị mật vỡ ra, ta có thể dùng rượu hoặc cacbônat natri xoa vào chỗ mật cá dính
để một lúc, sau đó dùng nước sạch rửa, vị đắng của mật sẽ hết ngay.
Khi làm vẩy cá, ta cho cá vào trong nước lạnh ngâm 1-2 giờ, đổ vào nước một ít dấm ăn (1 lít nước khoảng 2 thìa giấm), như vậy khi đánh vẩy, vẩy cá sẽ rơi ra dễ dàng.
Cá đã rửa sạch hay nấu chín, nếu ta đặt trên miếng cá (hoặc con cá) vài lát hành hoặc cọng hành, ruồi sẽ không dám đậu lên cá nữa.
Sau khi rửa sạch cá, bất kể là luộc hay rán, ta nên để ráo nước, rồi rắc lên cá một ít muối, bóp đều (nếu là cá to, trong bụng cá cũng phải bóp muối), để ướp 30 phút, sau đó mới cho lên bếp rán hoặc nấu, như vậy cá rán sẽ không dính chảo, không dễ vỡ nát mà lại đậm đà.
Cá để tủ lạnh, khi nấu canh, ta cho vào canh một ít sữa bò, mùi vị cá sẽ thơm như nấu cá tươi.
Khi kho cá, ta cho vào cá một ít bia, như vậy vừa có thể rút ngắn thời gian, vừa khử được mùi tanh, vừa làm cá dậy mùi hơn.
Khi kho cá, nếu ta cho thêm vào cá một ít đường và giấm thì món cá không những đạt tiêu chuẩn xương nhừ, thịt mềm (vì giấm làm cho xương cá dù là xương dăm hay là xương sống cũng phải nhừ), mà còn rất hấp dẫn và dễ ăn.
Khi xào cá (tức thái cá thành miếng như thái thịt bò để xào) hoặc khi làm chả cá, nếu ta cho thêm một ít đường trắng thì món cá sẽ không bị vỡ vụn hoặc tơi ra.
Khi hấp cá nếu để một miếng mỡ gà lên trên mình cá, miếng mỡ sẽ ngấm vào cá làm cho miếng cá béo ngậy thơm ngon.
Trước khi rán cá, ta rắc một ít bột mì lên mình cá (chú ý nên để bột thấm ướt vào da cá, chứ không nên khi bột còn khô đã cho vào rán), như vậy khi rán cá mỡ sẽ không bắn ra ngoài, đồng thời giữ da cá không bị rách mà miếng cá lại xốp mềm.
- Bất kể rán loại cá tươi nào, trước khi rán, ta nên rửa sạch chảo, cho lên bếp đun nóng, dùng một lát gừng sống xát lên mặt chảo đã đun nóng một lượt, sau đó cho dầu vào rán, như vậy khi cho cá vào rán, món cá sẽ không bị dính chảo nữa.
- Khi rán cá, trước khi cho dầu vào chảo nếu ta phun lên mặt chảo một thìa rượu nho đỏ cũng có thể làm cho cá khi rán không bị sát chảo.
Khi ăn thịt ba ba, điều quan trọng nhất làphải biết cách làm sạch thịt ba ba. vậy phải có mẹo gì thì mới làm sạch được thịt ba ba? Nếu các bạn chú ý, các bạn sẽ thấy trong sâu cơ thể ba ba có một túi mật nhỏ, bạn hãy cẩn thận lấy gói mật này ra để dùng. trước tiên, ta thái thịt ba ba ra thành từng miếng, rửa sạch để ráo nước. Tiếp đó, ta lấy mật ba ba xoa đều lên thịt, bóp nhiều lần. Cuối cùng dùng nước sạch rửa vài lần cho hết sạch vị đắng rồi cho lên bếp chế biến thành món ăn mình định làm. Khi nấu xong, món thịt ba ba của các bạn vô cùng dậy mùi và hấp dẫn.
Nếu trước khi rán cá tẩm bột, ta cho cá đã làm sạch thái miếng vào sữa bò ngâm một lúc, rồi sau đó mới lăn một lớp bột mì khô để rán thì món cá sẽ có mùi thơm rất hấp dẫn.
65. Mùi thơm của cá ngâm rượu và giấm
Trước khi rán cá, ta hãy cho một ít rượu hoặc dấm vào ướp cá trong vòng 3-5 phút, như vậy rán cá xong sẽ có mùi thơm.
Nấu canh cá cần dùng nước lạnh, khi định nấu bao nhiêu canh phải cho đủ nước một lần, nếu giữa chừng cho thêm nước, như vậy canh cá sẽ không còn vị ngọt và sẽ tanh hơn.
Nếu cá bị mặn quá, ta có thể rửa sạch hoặc trần cá qua nước, tiếp đó cho vào trong rượu gạo ngâm một lúc (tuỳ thuộc vào độ mặn của cá), cá sẽ đỡ mặn đi nhiều.
Trong những ngày hè nóng nực, nếu ta dùng dấm đã được pha loảng đổ lên mình cá, thì cho dù cá có để đến hôm sau cũng không bị hỏng hay có mùi.
Cho cá tươi vào trong nước muối khoảng 2% ngâm 15 phút sẽ làm cho máu của cá mang tính axit đông đặc. Sau khi làm như vậy, trong điều kiện nhiệt độ khoảng 30%, cá để vài ngày cũng không bị hỏng.
- Nếu chưa kịp cho cá vào nước, ta có thể lấy một miếng giấy mỏng thấm nước gián vào mắt cá, làm như vậy có thể giúp cá sau 3-4 giờ nếu tiếp tục thả vào nước thì vẫn có thể bơi lội tung tăng như thường. Lý do ta làm cách làm này là vì: Trong thần kinh thị giác của cá có một tổ chức tuyến trạng rất quan trọng. Khi cá ra khỏi môi trường nước, dây tổ chức tuyến trạng này sẽ bị đứt làm cho cá chết. Lấy giấy ướt che chắn của mắt cá chính là kéo dài thời gian bị đứt của dây tổ chức tuyến trạng, bởi vậy cách làm này đã giúp cá sống thêm được một thời gian trong vòng 3-4 tiếng nữa.
- Để giữ được cá sống vào mùa hè, ta có thể nhỏ vào miệng cá 3-4 giọt rượu trằng (cho thêm vài giọt dấm càng tốt), sau đó cho cá vào nước để nơi râm mát. Làm như vậy có thể tăng thêm sức sống cho cá, giúp cá sống lâu hơn. Ngoài ra ta còn phải chú ý đến dụng cụ thả cá vào phải thông khí. Nếu dùng nước máy để thả cá, không nên dung nước chảy trực tiếp từ vòi ra, mà tốt nhất dùng nước máy dể 1-2 ngày, mỗi ngày nên thay nước cho cá 1 lần. Với cách này cá có thể sống thêm đến 1 tháng là ít nhất.
Mổ cá, lấy hết nội tạng, không được đánh vảy, không được rửa nước mà dùng khăn khô lau sạch máu cá, lấy một nồi nước muối hàm lượng 5% muối đã đun sôi để nguội cho cá vào ngâm khoảng 4 giờ đồng hồ, sau đó vớt ra hong khô nước, xoa lên mình cá một ít dầu thực vật, treo vào nơi thoáng mát. Theo cách này, đối với những gia đình không có tủ lạnh có thể giữ cá được vài ngày mà không bị mất mùi thơm ngon của cá tươi.
Khi cho cá vào ngăn đá của tủ lạnh, cá thường hay bị khô cứng. Để khắc phục tình trạng này, ta chỉ cần cho cá vào nước muối để đông lạnh, cá sẽ không bị khô cứng nữa.
Trước khi bóc lấy thịt tôm, ta dùng một ít phèn chua hoà tan vào nước, rồi cho tôm vào ngâm một lúc. Chỉ cần làm như vậy khi bóc tôm ta sẽ thấy dễ dàng, vỏ tôm sẽ không bị dính thịt tôm.
Khi ta luộc tôm bằng nước sôi, ta cho thên vào nước một miếng quế, như vậy mùi tanh của tôm sẽ hêt và vị của tôm không bị ảnh hưởng gì.
Trước khi cho tôm vào tủ lạnh để cất giữ, ta nên chần hoặc rán qua cho tôm chết (tức là khi vỏ thành màu hồng là được) như vậy vi tươi của tôm sẽ giữ được tươi lâu hơn.
Trạch sống vừa mới mua về, ta ngâm qua nước sạch một lúc, vớt lên cho vào túi nilông kín (nhớ cho vào túi một ít nước), dùng dây buộc chặt lại cho vào ngăn tủ lạnh, như vây ta để thời gian bao lâu trạch cũng không chết, mặc dù trạch bị đóng đá nhưng chỉ là ở trong tình trạnh ngủ đông. Khi nấu ta cho chạch vào nước lạnh, chờ đá tan chạch sẽ sống lại và ta lại có món chạch tươi ngon để ăn.
Cho ba ba lên mặt phản phẳng, đột ngột lật ngửa thân ba ba lên để ba ba không còn cách nào bò được nữa, muốn trở lại trạng thái ban đầu, ba ba phải thò chân và thò đầu ra, lúc này ta chỉ cần một tay giữ lấy bụng một tay cắt cổ ba ba là được.
Nếu không biết ngâm sứa, sứa sẽ bị co lại hoặc không hợp vệ sinh. Ta nên dùng nước sôi trần qua sứa, sau đó lập tức cho sứa vào nước lạnh để ngâm, như vây sứa sẽ không bị co lại, khi ăn lại ngon và dòn.
Muốn bóc mực khô, trước tiên ta phải ngâm mực vào nước nóng có pha cacbônat natri. Ngâm mực thật kỹ, khi đã được ngâm kỹ, lớp da bên ngoài và mai mực sẽ rất dễ bóc.
Lòng đỏ trứng sau khi được tách khỏi lòng trắng, nếu ta ngâm vào dầu vừng, lòng đỏ sẽ giữ được tươi trong vòng 2-3 ngày.
Lòng trắng trứng thường dùng để làm bánh hoặc một số chị em hay dùng lòng trắng để xoa lên mặt để dưỡng da. Lòng trắng trứng nhiều quá dùng không hết, ta có thể bảo quản theo cách sau:
- Đựng lòng trắng vào bát, đổ lên trên nước đun sôi để nguội, như vậy có thể để được trong vài ngày mà không sợ bị hỏng.
- Nếu muốn lòng trắng trứng đặc lại, có thể cho vào một ít đường, một vài giọt nước chanh hoặc rắc lên vài hạt muối tinh.
Khi đánh trứng, không được dùng đồ nhôm vì dùng đồ nhôm không những ảnh hưởng đến màu sắc của trứng khi ta tráng mà còn làm mất chất dinh dưỡng có trong trứng.
Nếu muốn đánh trứng vừa nhanh lại vừa đều, trước khi đánh ta nên cho vài hạt muối vào lòng trắng trứng, như vậy khi đánh trứng sẽ nhanh đều.
Khi đánh trứng nếu cho vài giọt nước lạnh vào, thì khi tráng trứng sẽ dôi mà lại giòn, ngon miệng.
Đôi khi trứng sống và trứng chín để lẫn vào nhau rất khó phân biệt. Để phân biệt được, ta đặt trứng lên bàn, quay nhẹ. Nếu là trứng chín, trứng sẽ quay rất lâu. Tác dụng cùng một lực mà trứng vừa quay vài vòng đã dừng lại thì đó nhất định là trứng sống.
Nếu muốn biết trứng nào mới, trứng nào cũ, ta có thể dùng muối để thử. Trước hết, ta cho một thìa muối vào trong chậu nước hoà tan. Tiếp đó, cho trứng vào trong nước muối, nếu là trứng mới, trứng sẽ chìm xuống đáy chậu, trứng không được mới sẽ nổi lên trên, còn trứng đã để thời gia quá lâu sẽ nửa chìm nửa nổi.
Khi luộc, trứng thường hay bị nứt làm cho các chất dinh dưỡng có trong trứng bị thoát ra ngoài. Muốn để cho trứng không bị nứt trong khi luộc, ta cần phải cho trứng vào nước lạnh rồi dùng lửa nhỏ để luộc. Nếu dùng nước sôi để luộc, trước khi luộc ta phải cho trứng vào ngâm trong nước lạnh trước, hoặc cho muối vào trong nước rồi sau đấy mới luộc. Nếu thấy vỏ trứng bị nứt thì lập tức phải cho vào nước một ít dấm để lòng trắng không bị chảy ra ngoài.
Để đảm bảo luộc trứng dập vỡ không bị phùi và mất hết chất dinh dưỡng, ta nên cho trứng vào luộc trong nồi nước muối đặc đun sôi, lòng đỏ, lòng trắng sẽ không bị chảy ra ngoài.
Khi ta luộc trứng, nếu lưu ý cho giấm vào nước luộc thì trứng khi lấy ra sẽ rấtdễ bóc vỏ.
Có lẽ các bạn còn chưa biết món chè trứng là món như thế nào. Xin giới thiệu cùng các bạn, đây làmột món ăn rất giàu chất dinh dưỡng mà lại dễ làm. Chỉ cần các bạn cho trứng vào luộc cùng với lá chè là được. Chỉ có một điều cần lưu ý là khi luộc các bạn nên dùng chè đen (hay còn gọi là hồng trà) để luộc thì món trứng của chúng ta sẽ không những màu sắc đạt tiêu chuẩn mà lại ngon miệng.
Khi ốp lếp trứng, sau khi đập trứng cho vào trong chảo, ta nên nhỏ vài giọt nước nóng lên trên bề mặt trứng và xung quanh quả trứng, như vậy khi ốp xong quả trứng vừa mềm mà lại bóng.
Trước khi tráng trứng, ta nên rắc ít bột mì vào chảo dầu nóng, như vậy mỡ sẽ không bị bắn ra ngoài mà được trứng sẽ có màu vàng tươi hấp dẫn.
Khi tráng trứng gà, vịt, nếu ta cho vào trứng vài giọt rượu trắng hoặc rượu gạo, khi tráng xong trứng sẽ xốp mềm, thơm ngon.
Khi dùng trứng để trang trí món ăn, nếu cần màu sắc của trứng đậm thêm một chút, ta chỉ cần cho vào trứng một ít muối rồi đánh đều lên, trứng tráng xong sẽ vàng tươi hơn bình thường.
Khi bóc trứng bắc thảo, ta chỉ cần bóc đi lớp màng và vỏ ở đầu to của quả trứng, còn đầu bé chọc một lỗ thủng nhỏ, sao đó dùng miệng thổi qua lỗ bé, trứng sẽ tự khắc rơi ra.
Khi cần thái trứng luộc thành từng lát mỏng, điều đầu tiên ta cần chú ý là trứng phải nguội hẳn mới được thái, khi thái nếu dùng dao thường thì xoa một ít nước lên dao, như vậy khi thái miếng trứng sẽ nhẵn hơn.
Trứng bắc thảo sau khi bóc xong nếu dùng dao thái, lòng đỏ thường hay bị dính vào dao, vừa khó rửa lại vừa ảnh hưởng đến sự hoàn hảo của miếng trứng. Trong khi không có dụng cụ chuyên dùng để cắt trứng, ta có thể dùng một sợi dây ni lông thật nhỏ hay một sợi dây thép bé quấn vòng quanh quả trứng, sau đó kéo đều tay, miếng trứng được cắt ra sẽ đều mà lòng đỏ lại không bị xây sát gì cả.
Khi ăn trứng bắc thảo, nếu phát hiện ra trứng có vị đắng hoặc vị chát, ta có thể cho thêm vào trứng một ít dấm và gừng giã nhỏ, mùi vị của trứng sẽ trở lại bình thường. Tuỳ khẩu vị từng người có thể cho thêm dầu ớt, hành hoa, mì chính hoặc xì dầu, trứng ăn cũng sẽ rất ngon.
Khi làm trứng cuốn, nếu ta cho một ít sữa bò vào trộn cùng với trứng trước khi tráng, thì món trứng cuốn sẽ mềm, mùi vị lại thơm ngon, hấp dẫn.
Ta lấy một quả trứng vịt muối sống, chọc một lỗ thủng ở một đầu quả trứng, cho đũa vào đánh đều cả lòng trắng và lòng đỏ lên, cho tiếp một ít dấm và một ít mì chính vào trộn cho vừa khẩu vị, sau đó cho vào nồi hấp. Khi ăn các bạn sẽ tưởng là mình đang được ăn món thịt cua.
- Rửa sạch trứng gà, luộc chín (số lượng không hạn chế), đập nứt vài đường trên vỏ quả trứng, bôi kín chặt và nhiều muối tinh lên các vết nứt, như vậy muối sẽ qua các vết nứt thấm vào trong trứng. Sau khi đã làm xong các bước trên, cho trứng vào hộp (hoặc đồ đựng bất kỳ nhưng phải khô ráo) bịt kín. Hai ngày sau, ta sẽ có trứng để ăn.
- Rửa sạch trứng, để khô hết nước, cho từng quả vào ngâm trong rượu trắng một lúc. Sau khi ngâm xong, vớt ra, đang lúc ướt cho trứng vào lăn trong muối tinh, chú ý cho muối dính đều trên vỏ quả trứng, đặt nhẹ nhàng vào đồ đựng, đặt ở nơi thoáng gió. Khi đặt nên lưu ý cố gắng đừng để muối ở trên vỏ quả trứng rơi ra, nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của trứng. Sau 20 - 30 ngày là trứng có thể ăn được, sau 40 ngày trứng sẽ còn ngon hơn.
Những người thích ăn trứng muối phần lớn thích ăn trứng có nhiều dầu. Vậy làm thế nào để món trứng muối nhiều dầu đây. Mời các bạn tham khảo cách làm sau:
Bước 1: Rửa sạch và phơi khô 50 quả trứng vịt, sau đó xếp trứng vào vò.
Bước 2: Chế nước đổ vào trứng:
- Cho
vừa lượng gừng tươi, hồi
hương, hoa tiêu vào 4 -5 lít nước
để đun, cho
đến khi thấy nước có mùi thơm
thì cho
- Dùng lửa to đun nước cho thật sôi, sau đó cho vừa phải đường trắng, mì chính cùng với 50g rượu trắng vào nước.
Bước 3: Sau khi chế xong nước, ta phải để cho nước thật nguội rồi để vào trong vò đã đặt trứng, nước phải ngập đầy trứng. Ta bịt kín vò, ngâm trứng trong vòng 20 - 25 ngày là được. Làm cách này, lòng đỏ trứng sẽ tiết rất nhiều dầu, mùi vị lại thơm ngon.
Cách 1: Bôi lên trứng một lớp dầu thực vật như dầu cải, dầu vừng... trứng có thể để được đến 36 ngày. Cách này thích hợp với nhiệt độ từ 25 - 32oC.
Cách
2: Để
trứng mới (trứng phải còn lành lặn,
chưa bị giập vỡ) vào trong vò hoặc
bình sạch sẽ khô ráo, đổ
nước vôi có nồng độ 2 - 3% vào
bình, nước phải cao hơn trứng từ 20 -
- Mùa hè không được để vò hoặc bình đượng trứng ở chỗ có ánh nắng mặt trời chiếu vào mà phải để nơi râm mát, thoáng gió.
- Mùa đông không để nơi quá lạnh nhưng cũng phải đảm bảo thoáng mát. Cũng có thể cho trứng vào nước vôi có nồng độ khoảng 5% ngâm nửa tiếng rồi vớt ra phơi khô trước khi cho trứng vào bình hoặc vò cất giữ, làm như vậy có thể bảo quản trứng trong một thời gian khá dài.
Cách 3: Hoà tan 1kg dung dịch silicát natri vào 9 lít nước sôi, sau đó để nguội rồi đổ vào trong bình đựng trứng gà, mặt nước phải để cao hơn trứng từ 5cm trở lên, dừng bình bịt kín miệng bình để nơi râm mát, thông gió, vào mùa hè bằng cách này ta có thể bảo quản được trứng trong vòng 2-3 tháng.
Cách 4: Rải một lớp trấu khô, sạch vào đáy thùng đựng, cứ một lớp trấu trải 1 lớp trứng cho đến khi đầy thùng, cuối cùng dùng bìa bịt kín thùng, để thùng nơi râm mát, làm như vậy có thể bảo quản trứng được trong vòng vài tháng. Trong trường hợp không có trấu ta có thể thay bằng mùn cưa gỗ hoặc tro để thay thế, cứ 20 ngày kiểm tra trứng một lần.
Cách 5: Cũng có thể cho trứng vào để cùng với các loại lương thực phụ như đậu tương, đậu đen... như vậy trứng cũng có thể bảo quản trứng trong 1 thời gian dài mà không sợ bị hỏng.
Cách 6: Cất trứng vào trong bã chè khô sạch, để nơi thoáng mát, cũng có thể bảo quản trong vòng 2-3 tháng không bị hỏng.
Cách 7: Vào mùa hè thời tiết nóng mực, nếu cho trứng vùi vào trong muối, trứng cũng bảo quản được lâu.
Cách 8: Trừng vừa gà vừa mới mua về nên dùng ni lông giữ tươi hoặc loại giấy bóng dùng để nường thức ăn bọc trứng lại, như vậy trứng cũng để được trong một thời gian dài.
Cách 9: Sau khi mua trứng gà về, ta dùng khăn ướt lau qua trứng vào tủ lạnh (để dựng quả trứng lên), đầu to quả trứng hướng lên trên, như vậy cũng để được khá lâu.
Cách 10: Trứng gia cầm không nên để cùng với gừng, hành tây, như vậy trứng sẽ hỏng rất nhanh.
Khi đun sữa bò, ta nhỏ vài giọt nước lên trên nắp vùng nồi, khi thấy nước trên nắp vung gần cạn hết, điều đó có nghĩa sữa trong nồi cũng sắp sôi. Lúc này mở vung nồi, chờ một lúc sữa sôi thì bắc xuống là được.
- Mùa hè sữa thường hay dễ bị hỏng. Nếu ta cho vào sữa một ít muối, như vậy sẽ kéo dài được thời gian bảo quản sữa.
- Cho một ít đương cát vào sữa đun sôi cũng là một cách để bảo quản sữa được lâu hơn.
Khi đun sữa, trước hết ta đem nồi tráng qua nước thì khi đun sữa sẽ không dính vào thành nồi nữa.
Khi pho mát bị cứng sẽ trở mùi, ta nên đem pho mát cắt thành từng miếng dày 1-2cm ngâm vào rượu gạo, sau đó vớt ra hấp cách thuỷ một lúc, pho mát sẽ trở mềm trở lại.
Ta cho một ít hạnh nhân hoặc dúm nhỏ chè hoa nhài vào trong nồi đun sữa dê, sau khi đun vớt bỏ hạnh nhân, hay chè hoa nhài ra, sữa dê sẽ không còn mùi gây nữa.
Nếu dùng mỡ động vật để xào rau, tốt nhất ta nên cho muối vào chảo rồi mới xào rau, làm như vậy có thể giảm bớt lượng clo hữu cơ có hại cho sức khoẻ của con người còn rớt lại trong mỡ. Nếu dùng dầu lạc để xào, ta cũng phải cho muối trước rồi mới cho rau, bởi vì trong dầu lạc có thể có loại mốc hoành khúc mà muối có thể thể diệt được loại mốc có hại này. Để làm cho rau xào hợp khẩu vị, lúc đầu ta nên cho một ít muối, sau khi rau chín mới cho thêm. Nếu dùng dầu lạc, dầu trà hay dầu cải, thì phải cho rau trước rồi với cho muối thì thành phần dinh dưỡng có trong rau không bị mất đi.
Mùa hè thường hay thích ăn nộm, khi làm nộm nếu ta cho một lượng bia vừa phải vào trộn đều với nộm, món nộm của chúng ta sẽ thơm ngon hơn.
Các loại rau xanh như rau chân vịt, rau cải, rau muống... nếu lá có hơi bị vàng (vẫn còn ăn được). Khi luộc ta cho thêm một ít muối, lá rau sẽ xanh trở lại.
Khi xào xúp lơ, nếu ta cho thêm một thìa sữa bò vào xào cùng thì xúp lơ sẽ trắng ngần mà lại có mùi vị thơm ngon.
Khi làm nộm có cà chua, ngoài việc cho đường vào nộm ta không nên quên cho thêm một ít muối vào cà chua, như vậy vị chua trong cà sẽ được giảm bớt mà món nộm lại đậm đà dễ ăn.
Khi đã bật nắp rượu nho, nếu để quá lâu rượu sẽ thành giấm có hương thơm của nho. Nếu dùng sữa này để làm xa lát, món xa lát sẽ rất thơm ngon, hấp dẫn.
Bất kể làm món chua ngọt gì, ta cần dựa theo tỷ lệ 2 phần đường 1 phần giấm, như vậy nước chua ngọt sẽ đạt đến độ chua ngọt thích hợp.
Tất cá các món nóng đều cần cho dấm, trước khi bắc nồi xuống, ta để dấm chảy dọc theo thành nồi thì hương vị món ăn sẽ đậm đà hơn so với đổ trực tiếp vào thức ăn.
Đậu cô ve muối là món ăn hàng ngày quen thuộc của người dân Trung Quốc. Món này cũng tương tự như món dưa, cà muối của chúng ta vậy, chỉ khác là không dùng nước mà trực tiếp dùng muối để muối. Khi muối món đậu quả này cần tuân thủ theo các bước sau:
- Chọn đậu hái vào buổi sáng sớm mới còn tươi ngon.
- Cho muối vào bóp nhẹ đậu, đợi khi thấy bắt đầu ướt tay thì cho đậu vào vại (chú ý không được cho quả bị dập hoặc sâu cắn).
- Nén đậu chặt thành từng lớp rồi rắc lên trên cùng một ít muối (nén như muối dưa cà), cuối cùng đậy kínvại lại.
Cách này là trực tiếp dùng nước tiết ra từ đậu để muối, chứ không dùng nước gì khác để tránh đậu ngâm lâu trong nước, dẫn đến nhanh hỏng. Món đậu sau khi muối sẽ vàng, dòn có thể để trong một năm dùng dần mà không bị hỏng.
Khi muối dưa, dưa rất dễ có váng mà váng là một loại mốc có hại cho sức khoẻ con người. Để khử hết váng trong vại dưa, ta lấy 250g đậu tằm khô, rang chín để nguội, đùm đậu tằm bằng vải thưa rồi cho vào vại dưa, ngày hôm sau lấy ra, bạn thấy váng trong vại dưa sẽ không còn nữa.
Khi thái ớt, hành thường dễ bị cay mắt, nếu trước khi thái, ta cho hành, ớt vào ngăn đá tủ lạnh một lúc hoặc nhúng dao vào nước lạnh cũng có thể để một chậu nước lạnh vừa thái vừa nhúng dao, như vậy sẽ giảm bớt được vị cay của hành, ớt.
Xào ớt rất dễ bị cay, sau khi cắt xong ớt ta nên dùng dầu và muối đảo qua rồi đập vào chảo một quảtrứng làm thành món trứng bọc ớt vị cay sẽ bớt hẳn.
Nếu ta đem ớt vùi vào trong tro bếp (tro đốt bằng vỏ cây) ớt sẽ giữ được lâu mà không bị hỏng, cho dù vào mùa đông giá rét ta vẫn có ớt tươi ăn.
- Nếu canh nấu bị mặn, ta có thể dùng vải thưa hoặc vải xô bọc một ít cơm chín thả vào nồi canh, cơm sẽ hút các phần tử muối trong canh, giảm bớt vị mặn trong canh.
- Canh quá mặn, ta có thể thái vài lát khoai tây cho vào nồi đun cùng, canh chín với khoai tây ra ngay, canh sẽ bớt mặn.
Với canh bị mặn, ta có thể cho vài miếng đậu phụ hoặc cà chua vào cùng nấu, hiệu quả giảm mặn không kém gì so với khoai tây.
Khi canh quá nhiều mỡ hoặc dầu, ta có thể rắc một ít tảo tía (hay còn gọi là tảo cao hay là rau cao) đã được nướng qua vào canh, canh sẽ không còn béo nữa.
- Thức ăn bị mặn, ta có thể cho vào thức ăn một lượng đường vừa phải, thì thức ăn sẽ đỡ mặn hơn vì đường có tác dụng làm giảm độ mặn của muối.
- Khi thức ăn mặn quá, ta cũng có thể cho vào thức ăn một ít giấm, vị mặn cũng sẽ giảm đi nhiều.
- Ngoài 2 cách trên, ta còn có thể cho thức ăn vào ngâm trong nước có pha một chút rượi trắng, thức ăn cũng giảm được vị mặn một cách đáng kể.
Nếu thức ăn bị chua quá, ta có thể cho vào thức ăn một ít rượu gạo, vị chua sẽ được giảm bớt một cách rõ rệt
Nếu dưa muối bị quá mặn hoặc quá cay, ta nên thái nhỏ dưa rồi ngâm vào nước pha với rượu theo tỷ lệ 50%, vị mặn và cay của dưa sẽ giảm bớt, mùi vị lại hấp dẫn hơn.
Củ cải, mướp đắng là các loại rau có vị chát và đắng, bởi vậy sau khi thái xong, ta nên cho một ít muối vào để ngâm một lúc, sau đó vắt nước rồi mới xào nấu, như vậy vị chát, đắng sẽ giảm đi. Ngay cả đối với rau chân vịt, trước khi nấu cũng nên trần qua, như vậy rau sẽ ngọt hơn khi xào nấu.
Củ cải sau khi thái để vào ngăn làm đá ở tủ lạnh làm đông lạnh một thời gian, sau đó đem ra nơi có ánh nắng phơi khô. Làm cách này, món củ cải khô sẽ bảo quản được lâu hơn, mùi vị lại độc đáo.
Trước khi hấp hay luộc củ cải, ta nên thái nhỏ củ cải ra, rồi theo tỉ lệ 300:1 để cho giấm vào cùng với củ cải, sau đó mới cho lên nồi luộc hoặc hấp, như vậy mùi trong củ cải sẽ không còn nữa.
- Bảo quản trong hố đất: Bỏ qua tất cả củ cải bị sâu đục, sứt sát, những củ bị nứt và những củ quá nhỏ, số còn lại cắt bỏ đầu đuôi. Đào 1 hố sâu 1m, rộng 1m, xếp nghiêng củ cải theo thành hố, đầu hướng xuống dưới, đuôi hướng lên trên. Xếp lần lượt, cứ một lần củ cải, 1 tầng đất dày khoảng 10cm (chú ý tìm loại đất sạch), tổng cộng xếp tất cả 4 tầng. Nếu hố đất quá khô, ta có thể tưới lên trên một ít nước. Sau khi tầng trên cùng được xếp xong, ta cần phải dựa theo sự thay đổi của thời tiết để tăng dần độ dày của lớp đất trên cùng. Thời tiết ấm áp lấp ít đất, trời gía rét lấp nhiều đất, đảm bảo đến trước hoặc sau tiểu hàn thì lấp xong đất, tổng cộng dày 1m. Những củ cải đảm bảo chất lượng, trước khi cho xuống hố đất không bị chịu nóng, sau khi cho vào hố không bị chịu lạnh thì có thể cất giữ đến tận thượng tuần tháng 3 năm sau cũng không bị hỏng.
- Bảo quản bằng bùn: Cắt bỏ phần đầu củ cải rồi lăn củ cải vào bùn nhão một vòng, đảm bảo dính được một lớp bùn ở bên ngoài củ cải. Sau khi lăn xong, cho củ cải xếp vào nơi râm mát để cất giữ. Nếu đắp thêm một lớp đất ẩm ở bên ngoài củ cải thì càng tốt.
- Bảo quản bằng cách xếp củ cải xung quanh thùng (chum) đựng nước: Để một thùng (chum) đựng nước trong phòng, trong thùng (chum) đổ đầy nước, đem củ cải xếp đống xung quanh thùng (chum), đắp thêm 1 lớp đất ẩm dày khoảng 15cm lên trên củ cải là được.
Cà rốt sau khi đã gọt vỏ, ta cho vào đồ đựng khô ráo, đậy lên trên một mảnh khăn ướt, như vậy có thể giữ tươi được trong vòng khoảng 3 tiếng.
Nếu hành tây bị đông lạnh, ta đem hành ngâm vào nước lạnh, cho vài hạt muối, một lúc sau hành sẽ tươi trở lại.
Nếu rau xanh ta mua về ăn một bữa không hết còn lại một ít, trong trường hợp không có tủ lạnh, ta có thể cho rau vào trong lá bắp cải già khô bọc kín buộc lại, để vào nơi râm mát, chú ý không được phun nước hoặc để nước dây vào, như vậy rau cũng có thể tươi thêm được một thời gian.
Hành tây sau khi thái xong nếu ta trộn thêm một ít bột mì, khi xào xong hành sẽ có màu vàng rộm rát hấp dẫn, khi ăn lại dòn. còn nếu ta cho rượu trắng vào xào với hành tây, sẽ không sợ hành bị cháy.
Cạo vỏ khoai sọ hoặc khoai môn, da tay thường bị ngứa. Nếu gặp trường hợp này, ta có thể hong tay trên lửa một lúc, hoặc cho vài giọt dấm vào chậu nước sôi để rửa, một lúc sau tay sẽ hết ngứa. Nếu không ta xoa thêm một ít dầu gió vào tay hiệu quả cũng tốt bằng hai phương pháp trên.
Khi xào ngó sen, ngó sen thường bị thâm đen, nếu ta vừa xào vừa cho nước lã vào, thì ngó sen khi xào xong sẽ giữ được nguyên màu sắc trắng ngần ban đầu.
Khi thái cà để nấu, chúng ta cần chú ý khi thái xong phải cho cà vào nước để ngâm ngay, nếu không cà bị ôxy hoá thâm đen lại.
Trước khi gọt vỏ khoai tây ta đem khoai tây ngâm vào nước nóng một lúc, sau đó cho vào nước lạnh khoai tây sẽ dễ cạo.
Lượng dinh dưỡng trong vỏ khoai tây rất phong ohú, bởi vậy khi gọt vỏ khoai tây cần gọt càng mỏng càng tốt. Để gọt mỏng ta cần làm theo cách 138. Còn muốn khoai tây gọt xong vẫn trắng thì sau khi gọt xong cho ngay vào nước đã cho vài giọt giấm, như vậy khoai tây sẽ trắng.
Khi luộc khoai tây ta cho vào nước luộc một ít sữa bò, khoai tây sẽ rất ngon mà khi luộc xong khoai lại không bị vàng..
Khi xào khoai tây, phải đợi cho khoai tây chuyển màu rồi mới được cho muối và bật lửa to, nếu không lớp ngoài xung quanh vỏ sẽ bị cứng, nước khoai chảy ra dính với dầu, khi xào xong khoai dễ nát, ảnh hưởng đến hương vị và thẩm mỹ của món ăn.
Trước hết đem khoai tây đông lạnh ngâm vào trong nước lạnh, tiếp đó cho khoai vào trong nước sôi có pha với một thìa dấm ngâm cho đến lúc nước nguội thì vớt ra để chế biến. Làm như vậy khoai tây xào sẽ không có mùi.
Nếu để khoai tây cùng với khoai lang, nếu khoai lang không bị cứng ruột thì khoai tay sẽ bị nảy mầm, mà khoai tây đã nảy mầm thì rất có hại cho sức khoẻ không thể ăn được.
Khi nấu rong biển, nếu ta cho vào một ít kiềm cacbônat natri hay một ít dấm thì rong biển sẽ mềm nhanh, cũng có thể cho vài cọng rau chân vịt, rong biển cũng sẽ nhanh nhừ.
Dùng nước gạo ngâm đồ ăn khô như rong biển khô, măng khô, thì sẽ làm cho nở nhanh và chóng nhừ.
Trước khi chế biến rong biển khô, ta nên cho rong biển khô đun cách thuỷ nửa tiếng, sau khi vớt ra dùng bột kiềm ăn bóp 1 lượt, bóp xong ngâm nước lã 1-2 tiếng, sau đó chế biến món ăn rong biển đều dòn và không có mùi tanh.
- Dùng nước vo gạo đun sôi ngâm mộc nhĩ, mộc nhĩ sẽ nở to và mềm, mùi vị thơm ngon.
- Dùng nước lã ngâm mộc nhĩ sẽ rất dòn.
Mộc nhĩ đen dễ dính đất cát và mạt gỗ, để rửa mộc nhĩ cho sạch, ta có thể dùng nước muối (trọng lượng nước muối bằng 1/10 trọng lượng mộc nhĩ) để rửa, khi rửa vò đều tay, chờ nước chuyển đục thì dùng nước lã rửa lại cho đến khi sạch là được.
Cho nấm đã được rửa sạch và thái xong vào trong nước ấm pha với đường trong vong 12 giờ (1kg nước hoà với 25g đường). Nấm ngâm vào nước đường vừa hấp thụ nước nhanh vừa giữ được hương vị, khi nấu lại ngọt và thơm.
Chúng ta cần lưu ý đặc trưng của nấm độc có màu sắc sặc sỡ, đẹp mắt, khi hái về dễ đổi màu, bóp nước ra đục như sữa bò. Nấm không độc đa số có màu trắng và màu nâu nhạt, màu giấy cũ, bóp nước ra trong như nước lọc.
Trong rau kim châm tươi có một loại chất mà khi hấp thụ vào cơ thể sau quá trình ôxy hoá sẽ trở thành một loại độc tố mạnh, do vậy khi chế biến cần dùng nước sôi chần qau, bổ nước ngâm rau đi, khi nấu phải nấu cho thật chín mới được ăn.
Trước tiên ta cho măng khô vào nồi đổ đầy nước đun sôi 30 phút, sau đó chuyển lửa nhỏ dun tiếp một lúc rồi vớt ra, cắt bỏ chỗ già, rửa sạch. Sau đó dùng nước vo gạo hoặc nước sôi ngâm ăn 2-3 ngày, ngày thay nước một lần, đến khi nấu thái thành miếng, miếng măng rất mêm và thơm ngon.
Đậu phụ, đậu phụ khô và các sản phẩm ăn sẵn làm từ đậu nói chung nếu có mùi làm các bạn khi ăn cảm thấy khó chịu, trước khi nấu, các bạn có thể cho đậu phụ hoặc thức ăn ngâm vào trong nước muối đun sôi đẻ nguội theo tỷ lệ 500g đậu phụ hoặc thức ăn làm từ đậu cho 50g muối, thì mùi vị khó chịu của thức ăn không những sẽ mất đị, mà đậu phụ và các thức ăn làm từ đậu còn có thể để trong một thời gian dài mà không bị hỏng, khi rán hay nấu không bị nát.
Khi nấu rau chân vịt với đậu phụ, trước hết hãy trần qua rau chân vịt để chất axit ôxalic trong rau tan ra, như vậy khi cho đậu phụ vào chất canxi có trong đậu ohụ sẽ mất đi, đồng thời chần như vậy còn làm cho vị chát của rau không còn nữa giúp cho rau ngọt hơn trước khi ăn.
Đem đậu phụ ngâm trong nước muối dưa, 4-5 tháng sau khi đậu không bị hỏng, khi chế biến lại rất ngon
Giá đậu tươi ngon khi xào chỉ cần xào qua là được, nhưng giá đậu non thường hay có vị chát, nếu khi xào ta cho thêm giấm vào thì vị chát sẽ hết ngay, giá đậu khi xào xong sẽ ngon hơn.
Trong đậu xanh thương có lẫn đậu đá nấu rất khó nhừ. Nếu trước khi nấu ta đêm đậu rang trước 10 phút (rang trong nồi kim loại), sau đó mới đem nấu, như vậy đậu có cứng đến đâu cũng có thể mềm ra được. Nhưng có một điều cần lưu ý, khi rang đậu không được rang cháy hoặc quá vàng, như vậy chè sẽ vị ảnh hưởng chất lượng.
Khi cất giữ đậu đỏ, đậu tằm, nếu ta cho vào đậu 2 - 3 củ tỏi, dù để 2 - 3 năm cũng không sợ bị mọt đục.
Đem đậu tằm cho vào đồ đựng bằng só hoặc bằng sắt tráng men, cho vào một lượng kiềm ăn vừa phải, đổ nước sôi vào ngâm 15 phút, sau khi đậu chương lên sẽ rất dễ bóc vỏ. Nhưng chú ý, ruột đậu tằm phải dùng nước rửa để khử đi mùi kiềm.
Lạc rang dầu nói chung để sau 12 tiếng ăn sẽ bị ỉu. Nếu trong lúc lạc đang nóng phun vào một ít rược trắng, trộn đều, đợi lạc gần hết nóng thì rắc muối ăn vào (muối nên rang khô) Làm như vậy lạc để vài ngày vẫn giòn như ban đầu, không bị ỉu nữa.
Nhiều người khi rang lạc rang dầu thường cho dầu vào trước, đun nóng lên rồi cho lạc vào, cho rằng như thế lạc sẽ nhanh chín. Thực tế lại hoàn toàn ngược lại, rang như vậy dễ làm cho lạc ngoài cháy trong sống. Cách làm đúng là cho dầu và lạc vào chảo cùng một lúc, để nhỏ lửa cho nhiệt độ nóng lên từ từ, như vậy lạc sẽ trong ngoài nóng đều, giòn đều, sắc cũng đẹp mà ăn lại thơm ngon.
- Dùng nước sạch rửa sạch lạc, rớt ra để khô rang chín, cho muối tinh và ngũ vị hương vào trộn đều, trải ra cho nắng phơi khô. Sau khi lạc đã khô, cho lạc vào túi ni lông hoặc đồ đựng kín bịt kín. Cách làm này làm cho lạc mất đi khả năng mọc mầm, cho dù để qua 2-3 mùa hè lạc cũng không bị hỏng.
- Trong bình hoặc túi ni lông đựng lạc cho vào 1 - 2 điếu thuốc lá thơm rồi bịt kín không để cho không khí lọt vào, lọt ra. Như vậy, lạc có để trong 3 năm cũng không bị mọt đục.
Nếu muốn cất giữ dầu, mỡ trong một thời gian dài, ta nên dùng đồ thuỷ tinh hoặc đồ sứ màu đậm, miệng nhỏ để đựng, không nên dùng các loại đồ kim loại như gang, sắt, nhôm hay thùng nhựa để đựng dầu mỡ, như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của dầu mỡ.
Cho dầu lạc vào nồi đun nóng, thả một ít hoa tiêu, hồi hương, sau đó để nguội rồi đem cất giữ là được. Cách làm này, đầu không những bảo quản được trong một thời gian dài không bị hỏng, mà khi nấu thức ăn lại thơm.
Ta có dùng dầu hạt cải để rang lạc một lần, sau đó dùng dầu này để xào nẩu thức ăn, mùi của dầu hạt cải sẽ không còn nữa, thức ăn lại thơm hơn. Nếu dùng dầu này để trộn nộm, nộm lại có mùi của một vị dầu thơm.
Khi dầu nóng có bọt trào lên, ta có thể rắc một ít nước vào, sau một hồi nổ trong nồi, bọt dầu sẽ hết.
Khi dầu trong nồi bốc lửa, ta chỉ cần lập tức đậy vung lại hoặc dùng khăn ướt úp lên trên, lửa sẽ bị dập tắt ngay. Chú ý đặc biệt không được cho nước vào, vì như vậy dầu nhẹ hơn nước, đổ nước vào dầu nổi lên trên, lửa sẽ càng cháy to hơn và bắn ra tứ phía.
Dầu để lâu, nhiều khi có mùi rất khó chịu. Để xử lý cho dầu hết mùi, ta có thể làm như sau: cho dầu vào nồi đun nóng, tiếp đó cho vài lát khoai tây vào để rán, rán xong mùi khó ngửi sẽ không còn nữa. Phương pháp này cũng có thể áp dụng với dầu đã rán cá để dầu hết mùi tanh của cá.
Cho dầu đã rán qua cá vào nồi đung nóng, cho vào dầu vài đoạn hành, gừng và hoa tiêu đảo cho vàng. Sau khi hành, gừng và hoa tiêu đã vàng, ta bắc nồi ra, rắc một nắm bột mỳ vào chảo dầu nóng, bột mỳ gặp nóng sẽ chìm xuống đáy chảo. Vớt các thứ đã cho vào mỡ ra, rồi lọc mỡ bỏ bột mỳ đã bị đọng ở dưới chảo đi. Mỡ sau khi đã được xử lý như vậy dùng để nấu thức ăn sẽ không còn mùi tanh nữa.
Trong dầu hạt cải có một loại mùi làm cho nhiều người không thích ăn. để cho mùi này không còn nữa và thậm chí còn tăng thêm mùi thơm cho dầu ta có thể làm theo cách sau:
-
Nguyên liệu cần dùng cho
- Đổ dầu vào nồi đã được đặt nóng đun nóng dần lên. Sau khi dầu nóng, ta vặn bếp vừa phải rồi cho gừng, tỏi, hành, vỏ quế, trần bì, hồi hương và đinh hương cho vào đảo cho có mùi thơm. Khi đã ngửi có mùi thơm, ta cho tiếp dấm và rượu vào đun tiếp một lúc nữa rồi vớt các thứ đã cho vào lúc ban đầu ra.
- Dầu sau khi xử lý xong ta đem lọc kỹ, để nguội cho vào bình dùng dần.
Dầu hạt cải sau khi đã được làm theo các bước ở trên không những không còn mùi nữa và lại để được lâu, khi bùng chế biến thức ăn sẽ có mùi thơm đặc biệt.
Thêm một ít nữa vào, dầu làm như vậy, rau không bị chảy nhiều nước, dầu lại ngấm đều vào rau mà không cần phải dùng thật nhiều dầu.
- Đem xì dầu đun sôi, để nguội để vào bình, cho vào bình vài đoạn hành trắng, vài lát tỏi, cũng có thể cho vào vài giọt rượu trắng sẽ phòng được chống mốc cho xì dầu.
- Khi đổ xì dầu lên đến miệng chai, ta đổ lên phía trên cùng của xì dầu một lớp dầu đậu hoặc dầu vừng đã được đun để ngăn cách không khí bên ngoài và xì dầu bên trong bên bình, như vậy vẫn có tác dụng làm cho xì dầu không bị mốc.
Nếu ta cho vào dấm vài giọt rượu trắng và một ít muối ăn, giấm sẽ có mùi thơm như giấm thơm.
Khi làm thức ăn, nếu cho giấm quá tay, ta lập tức bóc ngay một quả trứng bắc thảo dầm nhỏ cho lẫn vào, sẽ có tác dụng trung hoà nhất định, giúp cho thức ăn đỡ chua hơn.
Ngâm tỏi vào nước ấm 3-4 phút, vớt ra, dùng tay vò, vỏ tỏi sẽ bong ra hết. Ngoài ra, còn cách thường ngày chúng ta hay làm, đó là cách bóc nhiều tỏi một lúc, ta có thể cho tỏi lên thớt đập nhẹ rồi bóc cũng rất nhanh.
Nếu khi ăn tỏi xong, ta uống một cốc sữa bò, mùi tỏi trong miệng sẽ không còn nữa.
Muốn cất giữ tỏi được lâu ngày, ta cho tỏi vào túi lưới rồi treo ở nơi thoáng mát. Ngoài ra, cũng có thể bóc tỏi cho vào bình miệng rộng, dùng dầu xalát để ngâm, cất vào nơi râm mát, như vậy tỏi không mọc được mầm lại vừa để được lâu. Ngoài ra, đối với tỏi thừa nhiều quá, ta có thể dùng dấm để ngâm, ngâm rượu và ngâm vào trong xì dầu để ăn.
Ta cho một quả trứng gà tươi vào trong rượu gạo chưa đun, sau 2 giờ, vỏ quả trứng sẽ sẩm màu lại, để thời gian dài trứng sẽ sẫm màu hơn. Làm như vậy, có thể kéo dài thời gian bảo quản rượu lên gấp 2,5 lần. Sau khi uống hết rượu trứng gà vẫn có thể dùng được.
Điều này nghe chừng thật đơn giản, nhưng có lẽ không phải ai cũng chấp hành. theo chúng tôi, nấu cơm bằng nước sôi là phương pháp khoa học nhất, vì vậy lượng Vitamin B1 có trong gạo sẽ không bị mất, vừa đảm bảo chất lượng gạo, cơm nấu lại ngon.
Dùng nước trà nấu cơm, cơm không những thơm, màu sắc trông lạ mắt, mà còn có lợi cho tiêu hoá. Cách làm như sau: dùng 0,5 - 0,7g lá chè ngâm vào 1kg nước sôi từ 5 - 8 phút, dùng vải thưa lọc hết bã, đổ nước chè đã lọc sạch vào gạo đã vo sạch nấu bình thường, đến khi cơm chín là được. (Tuy nhiên, ta cũng nên tuỳ theo số lượng gạo mà cho lượng nước chè cho phù hợp)
Khi nấu cơm, cho thêm vài giọt dầu hoặc mỡ động vật cho vào cơm, cơm không những thơm, tơi nhừ mà còn không bị cháy đít nồi.
Mùa hè, khi nấu cơm, cứ 1,5kg gạo cho 2 - 3ml dấm ăn hoặc nước chanh, như vậy cơm nấu xong sẽ trắng, không bị thiu, bị chua.
Rửa sạch vỏ trứng gà cho vào nồi rang dòn, nghiền thành bột, rắc một ít vào gạo đã vo sạch rồi nấu thành cơm, thế là ta đã có món "cơm canxi". Như vậy, người bình thường và người thiếu canxi ăn vào đều tốt.
Khi sử dụng nồi cơm điện để nấu cơm, trước khi nấu, ta nên ngâm gạo một lúc sau đó mới đổ nước sôi vào để nấu, như vậy cơm nấu xong vừa mềm vừa ngon, lại tiết kiệm điện.
Khi hấp cơm, tốt nhất ta không nên đổ lẫn cơm cũ vào cơm mới mà phải đem hấp riêng. Cách này cũng làm rất dơn giản: Ta đổ nước hấp như các món ăn khác, khi hấp cơm ta chỉ cần lưu ý cho thêm một ít muối vào nước, tuỳ theo lượng cơm, như vậy cơm hấp và cơm vừa nấu sẽ ngon như nhau.
Trước tiên, ta đem gạo cũ vo sạch, dùng nước ngâm 2 tiếng, vớt lên để ráo nước. Sau đó cho gạo vào nồi, đổ một lượng nước sôi vừa phải, dùng lửa to đun sôi, tồi tiếp tục dùng lửa nhỏ đun cho đến khi chín. Nếu dùng nồi áp suất, chỉ cần đun nhỏ lửa khoảng 8 phút là cơm chín. Nấu cách này, các bạn sẽ thấy cơm thơm như mùi cơm gạo mới.
Cho 150g gạo vào phích nước rồi đổ nước sôi vào, vài tiếng sau khi mở phích ra bạn có cháo để ăn.
Mùa hè, khi nấu cháo đậu xanh, nếu ta cho thêm một ít phèn chua, cháo sẽ chóng nhừ giúp ta tiết kiệm được nhiên liệu và thời gian.
Dùng cơm thừa nấu cháo thường hay bị dính và cháy. Nếu trước khi nấu ta cho nước lạnh dội qua thì khi nấu sẽ không bị dính và cháy mà cháo nấu ra lại ngon như cháo nấu bằng gạo.
Khi nấu cháo trắng, trước khi tắt bếp, nếu ta thả vào nồi cháo vài lát vỏ quýt, như vậy cháo sẽ có mùi thơm mát.
Khi nấu cháo đường, ta cho thêm một chút dấm vào cháo, cháo sẽ càng ngọt hơn, như vậy chúng ta có thể tiết kiệm được đường.
- Khi nấu cháo nếu ta không để ý, cháo rất dễ bị trào ra ngoài. Nếu ta cho vào nồi vài giọt dầu vừng, sau khi sôi ta đun vừa lửa, dù cháo có sôi bao nhiêu thì cũng không bị trào ra ngoài.
- Dùng nồi cơm điện để nấu cơm, nếu nấu nhiều thì có loại nồi cũng bị trào ra ngoài. Để khắc phục tình trạng này, ta nên vo gạo trước 3 giờ, dùng một lượng nước vừa phải để ngâm, sau đó mới đem nấu. Như vậy, khi nấu cơm nước sẽ không bị trào ra ngoài.
- Khi nấu cháo, ta cần đãi sạch gạo trước, chờ nước ấm nhiệt độ khoảng 50-60 độ thì mới cho gạo vào như vậy sẽ tránh được cháo trào ra ngoài.
Cơm sống là một vấn đề rất nan giải, nhất là khi nhà có khách. Để xử lý cơm sống, ta có thể làm theo phương pháp sau: đánh tơi nồi cơm sống ra, dựa theo tỷ lệ 500g gạo, 50g rượu đổ vào trong nồi dùng lửa nhỏ để đun cho đến khi rượu bốc hết hơi, cơm sẽ hết sống, ăn cơm không sợ có mùi rượu.
- Cho nước lạnh vào một cái bát đặt vào giữa nồi cơm khê, ấn cho miệng bát bằng với mặt cơm. Tiếp đó ta, ta đậy nồi cơm lại, dùng lửa nhỏ để ủ nồi cơm, sau 1-2 phút mở nồi cơm ra cơm sẽ không còn mùi khê nữa.
- Cơm vừa bị khê, bắc cơm ở trên bếp xuống, mở nắp vung cho vào nồi cơm 3-4 cọng hành tươi, đậy vung lại, sau vai phút mở vung lấy cọng hành ra, mùi khê của cơm không còn nữa.
- Vừa ngửi
thấy mùi khê, lập tức cho nồi cơm
vào trong nước lạnh sâu khoảng 3-
- Khi thấy cơm có mùi khê, ta có thể dùng cục than chảy đỏ cho vào trong bát, cho vào nồi cơm đậy kín vung lại trong vòng 10 phút mở vung lấy bát than ra, mùi khê sẽ không còn nữa.
- Khi thấy cơm có mùi cháy khê, lập tức tắt lửa, đặt lên trên cơm một miếng vỏ bánh mì, rồi đậy nắp vung lại sau 5 phút, vỏ bính mỳ sẽ hút hết mùi khê.
Nếu để hoa quả và gạo lẫn nhau, hoa quả sẽ bị khô quắt mà gạo sẽ bị mốc hỏng.
Dùng nước để nhào bột mỳ, bột mỳ rất dễ đóng vón, nếu ta cho vào bột mỳ một ít muối trước khi nhào thì bột mỳ sẽ không bị đóng vón.
Khi dùng bột mỳ để làm bánh, (đặc biệt là bánh bao), nếu ta chưa kịp làm bột lên men bánh sẽ không nở, ta có thể làm theo cách sau để bột lên men một cách mau chóng: ta dựa theo tỷ lệ 500g bột mỳ, 50g dấm ăn,350g nước ấm trộn đều để trong vòng 10 phút, tiếp tục cho 5g cacbonat natri nhào bột đến khi không có mùi chua là được. Cách lên men này khi bánh bao hấp chín, bánh vừa trắng lại vừa nở.
Bột khi chưa kịp lên men hết ta đã muốn làm bánh bao để ăn, có thể ấn vào giữa cục bột một các lõm sau đó cho một ít rượu vào sau đó dùng khăn ướt tủ lại vài phút là được. Nếu cảm thấy bột vẫn chưa lên men, ta có thể để một cốc rượu nho vào nồi, dưới khay khi đem hấp. Như vậy, khi hấp xong bánh sẽ tươi xốp mềm ngon.
Trời lạnh nên cho bột nở để lên men bột, ta có thể cho thêm một ít đường trắng vào, như vậy có thể rút ngắn được thời gian lên men của bột hiểu quả sẽ tôt hơn.
Khi ủ bột làm màn thầu cho lên men, ta nhào vào bột một miếng mỡ lơn nhỏ, khi hấp màn thầu sẽ trắng xốp và ngon.
Khi lên men bột làm màn thầu hay bánh bao, nếu ta cho thêm một ít nước muối sẽ rút ngắn được thời gian lên men của bột, bánh được hấp càng trở nên xốp mềm.
Khi làm màn thầu, ta cho vào một ít bia có pha với nước (bia được trộn theo tỷ lệ 50%) màn thầu hấp xong sẽ rất xốp và ngon.
Sau khi bột đã lên men, ta có thể cho một ít muối vào bột (cứ 500g bột mỳ cho 5g muối), như vậy mùi chua trong bột sẽ hết và vỏ bánh sẽ không bị vàng.
Khi hấp màn thầu, ta cho thêm một vài sợi vỏ quýt vào nước hấp, màn thầu sẽ có mùi thơm rất dễ chịu.
Khi hấp bánh bao, ta thường có thói quen đun sôi nước rồi mới sắp bánh, cách này thực ra không tốt, vì đặt bánh bao vào nồi nước nóng thương dễ xảy ra tình trạng bên ngoài thì chín bên trong thì sống, Bởi vậy, ta nên xếp bánh bao vào khay rồi mới bật bếp, nhiệt độ sẽ tăng từ từ, giúp bánh nóng đều, dễ chín và khắc phục được trường hợp nếu bột lên men chưa đều.
Nếu thấy bánh bị dính khay, sau khi đã hấp chín ta mở vung mồi ra, tiếp tục hấp khoáng3-5 phút nữa, bánh sẽ không bị dính khay nữa.
Sau khi hấp chín bánh bao, nếu phát hiện thấy bánh bao bị vàng, ta có thể đổ bớt nước trong nồi hấp bánh đi, cho vào một ít dấm, hấp tiếp bánh bị vàng trong vòng 15 phút, làm như vậy bánh sẽ trắng trở lại.
Màn thầu rán cũng là một món rất ngon, để tiết kiệm dầu khi rán ta có thể làm như sau: khi rán màn thầu ta chuẩn bị trước một bát nước lạnh, đem màn thầu thái thành từng lát. Khi dầu đun sôi ta gắp từng miếng màn thầu nhúng vào bát nước rồi cho ngay vào chảo để rán, thấm được miếng nào rán ngay miếng đấy, như vậy miếng màn thầu sau khi rán lại vừa ngon lại vừa tiết kiệm được mỡ. Có thể đến đây bạn thắc mắc, nhứng bánh vào nước rồi rán mỡ sẽ băn tung toé còn tốn mỡ hơn, Nhưng có lẽ bạn chưa quên, 1mẹo mà chúng ta đã biết từ chương trước, đó là khi rán thức ăn ta nên cho thêm muối vào mỡ, mỡ sẽ không bị bắn ra ngoài.
Khi làm bánh có nhân, nếu ta không nắm rõ tỷ lệ bột và nhân thì khi làm bánh nếu không thừa bột cũng sẽ thừa nhân. Muốn làm cho bột và nhân vừa đủ, có thể tham khảo cách làm sau đây: đem bột và nhân chia làm 2 hoặc 4 phần tuỳ ý tuỳ thuộc lượng bánh nhiều hay ít, lấy từng phần bột và nhân làm lầm lượt cho đên khi hết, như vậy khi làm xong bánh thì bột và nhân cũng vừa hết. Đối với những người kinh nghiệm không nhiều thì dùng phương pháp này sẽ có tác dụng.
Khi làm nhân bánh hay nhân nem có rau, nhân thường hay chảy nước vừa ảnh hưởng đến chất lượng của bánh sau khi làm, vừa làm các chất dinh dưỡng có trong nhân theo nước mà đi mất. Để giúp nhân không bị ra nước, ta có thể tham khảo cách làm sau: ta dùng một lượng dầu ăn vừa phải trộn riêng các loại rau có thể ra nước ra, sau đó ta mới cho rau vào trộn với nhân thịt đã được trộn sặn với gia vị, như vậy nhân rau đã được trộn dầu, cho dù dùng muối trực tiếp trộn vào rau rau cũng không bị ra nước.
Lấy 50-100g bì lợn đã làm sạch cho vào bếp luộc vài phút, lấy ra để ráo nước cho đến khi nguội, băm nhỏ, tiếp tục cho vào nồi đun 15 phút nữa. Vớt ra để nguội, trước khi bì nguội hẳn, ta cho giá, đậu, dầu ăn, một ít tôm khô hoặc tóp mỡ băm nhỏ vào trộn đều, sau cùng cho nhân thịt vào trộn đều. Món sủi cạo này có một vị rất lạ, mong rằng bạn sẽ thích.
- Khi trộn bột làm sủi cảo, cứ 500g bột mỳ lại cho 1 quả trứng gà, như vậy lượng prôtêin có trong bột sẽ tăng lên, khi cho sủi cảo vào luộc, vỏ sẽ trở nên chắc hơn mà không bị dính vào nhau nữa.
- Khi luộc sủi cảo, ta có thể cho vào nồi vài cọng hành cũng giúp cho sủi cảo khi luộc xong không bị dính vào nhau nữa.
- Nước luộc sau khi đã được đun sôi, ta cho một ít muối ăn, khi muối hoàn toàn tan hết mới cho sủi cảo vào. Trong khi luộc, không được cho thêm nước, cũng không được đảo sủi cảo trong nồi. Như vậy, khi đun sôi không những nước luộc không bị luộc bị trào ra ngoài, sủi cảo lại không bị dính nồi hay dính nhau.
- Ta cũng có thể áp dụng phương pháp luộc bánh trôi để luộc sủi cảo, tức là sau khi luộc chin ta vớt sủi cảo cho vào nước ấm để một lúc, rồi vớt ra đĩa, sủi cảo cũng không bị dính.
- Luộc sủi cảo: đổ vào nồi áp suất 1/2 nồi nước, dùng lửa to để đun sôi, ta cho sủi cảo vào (mỗi lần luộc khoảng 80 cái), dùng thìa đảo qua vài giây rồi đậy vung lại (chú ý không cần đậy van an toàn). Ta chờ đến khi hơi nước phun ra từ lỗ van an toàn ra khoảng 1/2 phút thì tắt bếp, tiếp đó, ta đợi đến khi hơi nước không còn bốc ra nữa thì mỡ vung nồi ra, vớt bánh ra là được.
- Rán sủi cảo: sau khi đun nóng nồi áp suất, ta cho một ít dầu vào giàn đều đáy nồi rồi xếp sủi cảo vào. Để 1/2 phút sau, ta rắc vào nồi một ít nước, đậy vung và đậy van an toàn lại, sau đó, ta dùng lửa nhỏ để rán, 5 phút sau sủi cảo sẽ chín. Dùng phương pháp này rán sủi cảo sẽ ngon hơp nhiều so với hấp, luộc hay dùng nồi thường để rán.
Khi đun mỳ sợi, ta không cần phải đợi nước sôi mới cho mỳ vào, mà nên để khi đáy nồi có bong bóng nước nổi lên thi cho mỳ vào, tiếp đó dùng đũa đảo qua vài cái, đậy nắp vung lại đun sôi cho thêm một chút nước lạnh vào, chờ sôi hẳn, vớt mỳ ra là được. Làm như vậy, luộc mỳ vừa nhanh, mà mỳ lại mềm và trong sợi.
Sau khi nước sôi, ta cho vào nước một ít muối (500g nước cho 15g muối), sau đó thả mỳ vào. Cách này làm cho mỳ không bị nát cũng không dính nhau.
Có một số loại mỳ khi ăn ta thấy có mùi kiềm. Nếu gặp trường hợp này, trước khi cho mỳ vào, ta cho vào nồi nước luộc một ít dấm, làm như vậy không những khử được vị kiềm có trong mỳ, mà còn làm cho mỳ không bị vàng.
Cách thường dùng là chúng ta cho mỳ vào nước nguội để tràn qua mỳ mỳ sẽ không bị dính. Ngoài cách này ra, nếu do điều kiện món ăn không cho phép trần qua nước lạnh hoặc sau khi trần rồi mà vẫn dính nhau, ta có thể phun một ít rượu gạo vào mỳ, như vậy mỳ sẽ tơi và ngon.
Khi làm bánh mỡ hành hay bánh ngọt, ta có thể cho vào bột mỳ một ít bia, như vậy khi làm xong, bánh sẽ vừa thơm vừa giòn, lại có một chút mùi thơm của thịt.
Khi làm nem, ta nên trộn vào nhân một chút tinh bột hoặc bột mỳ, như vậy nhân men sẽ không bị chảy nước ra, khi rán sẽ tránh được cháy chảo, cháy mỡ ảnh hưởng đến màu sắc và hương vị của nem.
Nếu muốn cắt bánh mỳ gối cho thật hoàn hảo, trước khi cắt bánh, ta có thể đem dao ra hơ nóng rồi mới cắt. Làm như vậy, khi cắt bánh mỳ sẽ không bị dính vào dao và cũng không bị vỡ ra, bất kể cắt dày hay mỏng đều có thể làm được.
Khi bánh mỳ ăn không hết, ta nên cho bánh mỳ vào túi ni lông để cất giữ. Khi cất chú ý cho vào túi đựng bánh mỳ một cành rau cần đã rửa sạch, như vậy có thể giữ được mùi vị thơm ngon vốn có của bánh mỳ, mà bánh mỳ không bị cững.
Nếu bánh quy không may bị ẩm và mềm ra, Để bánh được giòn trở lại, ta có thể dùng máy sấy thổi vài phút, chờ cho một lúc sau khi bánh nguội, ta sẽ thấy bánh giòn trở lại như cũ.
Khi cất giữ bánh ngọt để được mềm và thơm ngon, ta có thể cho vào hộp đựng bánh ngọt một lát bánh mỳ mới khi nào thấy bánh mỳ cứng ta phải thay ra một lát cắt khác, như vậy bánh ngọt sẽ giữ được trong một thời gian dài mà không bị biến chất.
Để cắt bánh gatô không bị dính dao, trước khi cắt bánh, ta nên ngâm dao vào trong nước sôi một lúc, sau đó dùng dao nóng để cắt.
Các loại hoa quả như táo, lê sau khi đã gọt vỏ thường bị chuyển sang màu thâm, không được mỹ quan. Nếu chuẩn bị trước một bát nước muối nhạt, sau khi gọt hoa quả xong cho vào trong nước muối ngâm, thì vừa bảo đảm giữ được dinh dưỡng cho hoa quả, vừa đảm bảo cho hoa quả không bị thâm.
Táo để lâu ngày nếu không thối hỏng cũng bị khô héo, mất mùi. Nếu ta cho táo tàu vào trong rượu vang có pha đường đun qua thì táo không những để được lâu, mà khi ăn lại có mùi vị rất đặc biệt.
- Cất giữ bằng vại hoặc chum sành: rửa sạch vại hoặc chum sành để khô, để vào nơi râm mát, đặt một bình nước sạch dưới đáy vại không đậy nắp, vào buổi sáng khi nhiệt độ xuống thấp, ta đem táo đã bọc sẵn xếp đầy vào trong vại. Sau khi xếp sau, ta dùng loại ni lông đậy kín miệng vại lại. Làm cách này ta có thể cất giữ được táo trong vòng 4 - 5 tháng, tỷ lệ toàn vẹn không bị hỏng đạt 90% trở lên. Ta cũng có thể đặt vào trong vại nửa chai cồn 75%ml không đậy nút chai. Sau khi đã xếp đầy táo, ta dùng ruột bông bịt kín miệng vại lại, bên trên đắp thêm một lớp vải ni lông kín nữa. Khi cần lấy ra ăn, lấy táo ra, xong lại phải đậy kín vào ngay.
- Cất giữ bằng thùng gỗ hoặc thùng giấy : Thùng dùng để cất giữ táo phải là loại thùng sạch, không có mùi. Trước khi cho táo vào, ta lót dưới đáy thùng và xung quanh thùng 2 lớp giấy. Tiếp đó ta đem táo đã được bọc kỹ cứ 5 - 10 quả bọc vào 1 túi ni lông nhỏ. Vào buổi sáng sớm khi nhiệt độ xuống thấp, ta đem túi ni lông táo cứ 2 túi xếp đối đầu nhau, xếp thành từng tầng cho đến khi đầy thùng. Khi thùng đã đầy, ta phủ lên trên 2 - 3 lớp giấy mềm rồi phủ lên trên cùng một lớp vải ni lông, sau đó bịt kín miệng thùng lại, để vào nơi râm mát. Làm như vậy ta có thể cất giữ táo tàu đến 1/2 năm.
Ta cho
khoảng
Để chuối trong tủ lạnh, chuối thường hay bị thâm, nhìn có vẽ không được mỹ quan cho lắm, nhưng đây lại là cách làm đúng vì nếu bạn để ý thì sẽ thấy, chuối được để trong tủ lạnh sẽ tươi rất lâu và khi ăn chuối sẽ ngon hơi chuối để ngoài.
- Giữ tươi băng lá thông: về lá thông ta nên hái loại không bị dính sương. Về cam, trước tiên ta phải lau khô quả, phân loại quả to, nhỏ riêng xếp vào thùng khác nhau. Khi xếp quả chú ý cuống hướng lên trên, cứ 1 lớp cam ta xếp 1 lớp lá thông cho đến khi đầy thì dùng lá thông buộc kín miệng thùng lại, cứ sau 1 tháng ta lại đảo quả 1 lần. Thùng đựng có thể là thùng gỗ hoặc giấy.
- Giữ tươi bằng cách ngâm vào dung dịch cacbônat natri: Ta cho cam quýt ngâm vào dung dịch trên trong vòng 1 phút, sau đó vớt ra lau khô và cho vào túi nilông buộc kín lại, như vậy có thể giúp cho cam quýt có nhiều nước, vị lại ngọt, mầu sắc tươi bóng, để sau 3 tháng vẫn còn mùi vị của cam và quýt vừa hái xuống.
Trước khi ăn đào, muốn bóc vỏ đào ta ngâm vào nước sôi 1 phút, sau đó cho tiếp vào nước lạnh để ngâm một lúc như vậy khi bóc vỏ đào sẽ rất dễ.
Để vắt nước chanh cho được nhiều nước, trước khi vắt ta nên ngâm chanh vào trong nước khoảng 2 phút rồi mới vắt.
- Xếp hồng vào trong đồ dựng, lấy cồn hoặc rượu phun lên bề mặt quả, đậy kín 3-5 ngày, hồng sẽ hết chát.
- Xếp hồng lẫn với lê, đậy kín 3-5 ngày vị chát của hồng sẽ mất đi.
- Ngâm hồng vào nước ấm 35 độ C, hai ngày sau, hồng sẽ không còn chát nữa.
- Cho hồng vào túi nilông, xếp lẫn với 1 hoặc 2 quả táo (loại táo tàu to) buộc kín miệng túi lại, 2-3 ngày sau, hồng sẽ không còn chát nữa.
Lấy 1 miếng gỗ nhỏ (rộng khoảng 10cm, dày 4cm, càng chắc càng tốt), ở chính giữa đục 1 lỗ đường kính bằng quả táo, sâu khoảng 1cm. Tiếp đó ta dùng tay trái dựng quả táo vào trong lỗ, tay phải ta cầm 1 chiếc dùi gỗ gõ nhẹ lên giữa đỉnh qủa táo, sau cùng dùng đầu đũa nhỏ chọc nhẹ vào vào 1 đầu quả táo, hạt táo sẽ chi ra ngoài theo đấu kia.
Đem táo khô đã lấy hạt ngâm vào nước 3 tiếng đồng hồ, sau đó cho táo vào nồi luộc cho đến khi nước sôi, chờ táo hút nước nỡ to, vớt ra bóc vỏ sẽ tiết kiệm được thời gian.
Khi luộc táo khô, trước tiên, ta nên dùng kéo cắt đi hai đầu của táo rồi với cho vào luộc, như vậy khi luộc toá sẽ chín rất nhanh, vừa giữ được hình dáng ban đầu, vừa không mất đi mùi
Trước tiên ta dùng dao tách phần vỏ cứng ở ngoài hạt dẻ đi, tiếp đó cho hạt dẻ vào nước sôi luộc từ 3-5 phút, vớt ra ngâm cho vào nước lạnh 3-5 phút, sau cùng chỉ cần dùng tay bóc lớp màng ở ngoài đi là có thể anư được mà không sợ mùi vị hạt dẻ thay đổi.
- Cho quả óc chó vào hấp lửa to trong vòng 8 phút, lẩy ra cho vào nước lạnh ngâm 3 phút, sau đó vớt ra đập vỡ từng hạt, như vậy có thể lẩy dược nhân quả hoàn chỉnh. Tiếp đó cho nhân vào nước sôi đun khoảng 4 phút, sau đó chỉ cần dùng tay vê nhẹ màng ngoài sẽ bong ra ngay.
- Khi ăn quả óc chó nếu không tìm thẩy vật để đập lớp vỏ cứng ở bên ngoài, ta có thể dùng tuốc nơ vít đặt vào chỗ lõm của quả óc chó, rồi xoáy một cái vỏ sẽ vở ra.
- Dưa hấu ăn với gà: làm thịt 1 con gà, rửa sạch, lọc lấy thịt thái hạt lựu, cho tiếp vào một ít rượu,mỳ chính, hành, gừng, muối, đường.vv.. trộn cho vừa khẩu vị. Ta chọn 1 quả dưa hấu chín, cắt đi phần cuống, dùng thìa lẩy hết ruột ra rồi nhồi thịt gà vào. Nhồi xong ta cho thêm một ít nước vào trong quả dưa hấu rồi lẩy miếng cuống vừa cắt đậy lại, dùng tăm hoặc vật nhọn để găm chặt vỏ quả dưa lại. Ta cho dưa vào nồi hấp khoảng 1 tiếng (nếu là nồi áp suất thì chỉ cần 30 phút) là được. Món này sẽ có vị thơm ngon rất đặc biệt.
- Rượu dưa hấu: Cắt phần cuống dưa hấu làm nắp, dùng đũa đảo hột dưa hấu lên. Đảo xong cho 1 ít nho khô vào, đậy nắp lại. Bên ngoài quả dưa hấu, dùng bùn màu vàng đắp lên, bịp kín quả dưa để vào nơi râm mát. Sau 10 ngày hoặc nửa tháng, khi mở nắp ra, ta thẩy bên trong quả dưa toàn nước như mật ong và có cả mùi thơm của rượu nho nữa.
- Dưa hấu và muối: Sau khi cắt dưa hấu ra thành từng miếng, ta lấy 1 ít muối tinh xoa lên 2 mặt củ miếng dưa vừa cắt, khi ăn thấy dưa ngọt hơn (chú ý khong được xoa quá nhiều muối).
Muốn bảo quản được dưa hấu lâu ngày không bị hỏng, trước tiên ta đem dưa hấu ngâm vào nước muối 15% trong vòng 3-5 ngày, ngâm xong vớt ra lau khô sau đó dùng nước vắt ra từ lá và dây dưa hấu xoa lên vỏ quả, cho quả vào túi ni lông nhưa mềm để xuống hầm đất, như vậy có thể bảo quản dưa trong khoảng nữa năm.
Vào mùa hè, dưa thường rất nhiều. Để đảm bảo khi ăn không bị ngộ độc thuốc sâu và khử hết các loại ký sinh trùng trên vỏ quả, tốt nhất trước khi ăn, nên ngâm vào nước muối trong vòng 20-30 phút rồi với gọt vỏ để ăn.
Cách mà chúng ta thường làm khi muốn cho nước sôi chóng nguội là cho ấm hoặc nồi nước sôi vào trong nước lạnh để ngâm. Cách mà chúng tôi muốn đề cập tới các bạn cũng là cách trên chỉ khác là sau khi cho vào trong nước lạnh thì ta cho vào trong đó một dúm muối, như vậy nước sôi sẽ nguội nhanh hơn.
Nếu khi muốn uống nước trà thơm, đặc mà không có nước sôi chỉ có nước ấm, ta có thể cho vào nước ấm một ít đường trắng hoặc đường đỏ, đánh tan đường sau đó cho trà vào, sau 3 phút chúng ta có một ấm trà như ý muốn.
Lấy khoảng 300g hoa nhài tươi phơi dưới trời nắng to cho khô, đem hoa nhài đã phơi khô cho vào nồi thép hoặc nhôm đã rửa sạch lau khô, đặt lên bếp lò vừa tắt, lợi dụng phần nhiệt còn lại của bếp để sấy khô. cùng lúc đó, ta lấy 1kg trà (trà đầu xuân càng tốt) ép lên trên hoa nhài rồi đậy vung lại. Sáng sớm hôm sau, ta đem trà và hoa đã sấy khô trộn đều rồi cho vào đồ đựng, như vậy món trà ướp hoa tự tạo đã làm xong, chất lượng và mùi vị của trà vẫn đảm bảo mà giá thành lại rẻ.
Đem gói trà kỹ cất vào trong tủ lạnh có thể bảo quản trà trong một thời gian dài mà không bị mất mùi.
Muốn cho trà không bị ẩm, ta có thể lấy một cục vôi sống cho vào trong túi vải nhỏ, rồi lấy một tờ giấy trắng gói lại, đặt dưới đáy lọ đựng trà, bên trên lót thêm một tờ giấy trắng, sau đó đổ trà vào. Cách này thích hợp nhất với trà xanh.
- Nếu trà bị mốc, ta có thể cho lên nồi hấp cách thuỷ 3 phút, sau đó lấy ra cho vào chảo sạch, vặn nhỏ lửa sấy khô, trà sẽ hết mốc.
- Nếu trà bị mốc, ta không nên phơi trà ra ngoài nắng, vì trong nắng có các tia tử ngoại làm hỏng các thành phần trong lá chè, ảnh hưởng đến màu sắc và hương vị của trà. Ta có thể dùng nồi hoặc đồ bằng sắt không có mùi, đặt lên một tờ giấy trắng, đổ trà vào, dùng lửa nhỏ để sấy khô, vừa sấy vừa đảo khoảng 1 - 2 phút cho đến khi trà không còn ẩm nữa, chú ý không được để trà cháy. Sau khi sấy xong, ta nên để cho trà nguội hẳn mới cất giữ.
Đem rượu đổ vào khay làm đá nhỏ để rượu đông thành từng viên đá rượu, khi uống bạn sẽ thấy rất thú vị.
Vào mùa hè, càphê tan thường bị vón cục. Nếu muốn càphê không bị đóng cục, rất đơn giản, ta chỉ cần cho càphê vào trong tủ lạnh là được.
Đối với càphê, nếu đun, ta cho vào càphê một ít muối, mùi vị càphê sẽ thơm ngon hơn.
Nếu đem vỏ quýt ngâm vào trong rượu một thời gian, rượu sẽ đặc hơn và có mùi thơm mát rất dễ chịu.
Trước khi uống bia cho một ít đường và một ít cà phê, khi uống, ta sẽ thấy trong vị đắng của bia có vị ngọt và mùi thơm thoang thoảng của càphê.
Nếu ta cho vào bia một ít kem hoặc đá viên, bọt bia sẽ nhiều hơn và bia lúc này có tác dụng khai vị.
Khi pha nước đường, nếu ta cho thêm vào vài miếng vỏ quýt, mùi vị sẽ rất thơm. Mật ong mà ngâm vỏ quýt thì lại càng thơm ngon hấp dẫn.
Đường ăn để một thời gian dài thường bị vón cục. Không cần dùng phương pháp đập gõ, ta chỉ đậy lên trên hộp đường một cái khăn ướt, hoặc đặt lọ đường vào nơi có độ ẩm cao, hay cho hộp đường một hạt quả sạch, một lúc sau, đường tự khắc tơi ra.
Mật ong để lâu ngày có hiện tượng tích đọng 1 lớp như đường cát dưới đáy chai, khi cần lấy dùng rất khó lấy ra. Khi gặp trường hợp này ta cho chai mật vào trong nồi nước lạnh đun nóng dần lên. Khi nhiệt độ đạt tới 70- 80 đồ vật lắng đọng tự khắc tan ra và không lắng dưới chai lọ nữa.
Đối với nước để trong đồ đựng bằng sắt có mùi gỉ sắt, nếu trước khi đổ nước vào, ta cho vào bình một thìa rượu vang nho, nước sẽ không bị mùi nữa.
Quần áo khi bị nước trà hay cà phê đổ vào, nếu ta lập tức dùng nước nòng vò giặt ngay thi vết bẩn sẽ hết. Nhưng nếu như vết bẩn đã để lâu và khô lại thì cách làm sẽ phức tạp hơn. ta có thể tham khảo một trong các cách sau:
- Trộn lòng đỏ trứng với glixêrin bôi lên chổ bị dây bẩn, chờ hơi se khô ta lấy nước sạch để giặt vết bẩn sẽ hết
- Trước hết dung glixêrin tẩm vào vết bẩn rồi rắc lên vết bẩn một ít axitboric (H3BO3), sau đấy ngâm quần áo vào nước sôi để giặt, vết bẩn cũng sẽ hết.
- Dùng dung dịch amoniăc loãng, phèn và nước ấm để lau lên vết bẩn thì vết ố vàng cũng sẽ hết. Nếu hàng len dệt pha không cần cho dung dịch amôniăc, mà chỉ cần dùng dung glixêrin 10% là được.
Nếu như rượu màu, bia hay rượu các loại rượu khác vừa rớt trên quần áo, dùng nước sạch có thể giặt sạch. Nếu là vết bẩn để lâu ngày, ta cho vào nước phèn pha với dung dịch amôniắc để tẩy thì vết bẩn mới hết.
- Nước hoa quả vừa đổ lên áo, trước hết ta rắc lên trên vết bẩn một ít muối ăn, nhẹ nhàng dùng nước bẩn thấm ướt, sau đó ngâm vào nước xà phòng giặt là sạch.
- Đối với những vết bẩn mờ, ta có thể dùng nước lạnh để giặt, giặt vài lần vết bẩn sẽ hết. Nếu bẩn nhiều có thể dùng dung dịch amôniắc (theo tỷ lệ 1phần amôniắc:20 phần nước) để trung hoà axit hữu co có trong hoa quả, sau đó dùng xà phòng giặt là sạch. Đồ tơ tằm có thể dùng chanh hoặc dùng xà phòng, cồn tẩy giặt.
- Cũng có thể nhỏ vài giọt giấm ăn lên vết nước hoa quả, dùng tay vò vài lần rồi dùng nước sạch để giặt là được.
Vết bẩn mới, ta có thể dùng rượu vang nho hoà muối đặc vò vết bẩn, sau đó dùng xà phòng giặt sạch. Hoặc có thể dùng dung dịch amôniắc 5% và nước xà phòng để vò giũ sạch. Hàng tơ tằm dùng chanh 10% để giặt.
Ta có thể dùng xăng hoặc cồn tẩy là sạch
Quần áo bị dính kẹo cao su thường khó giặt sạch, ta chỉ cần cho quần áo vào ngăn đá tủ lạnh để một lúc, vết kẹo trở nên giòn, dùng dao gọt nhổ nhẹ, vết kẹo sẽ hết.
Dùng xăng tẩy sẽ hết.
Pha vào nước xà phòng ấm một ít dung dịch amôniắc và phèn rồi đem quần áo đi vò, vò một lúc vết bẩn sẽ sạch.
Sau khi gột sạch vết tương cà chua đã khô, dùng xà phòng hoà với nước dấm giặt, vết bẩn sẽ hết.
Nếu trứng gà dính trên quần áo, ta cần phải chờ cho vết trứng khô đi, sau đó dùng lòng đỏ trứng trộn lẫn với glixêrin để lau, rồi mới cho quần áo vào trong nước để giặt, như vậy vết bẩn sẽ sạch hết.
Với những quần áo bị bẩn do dầu động thực vật gây nên, ta có thể dùng thuốc đánh răng lau nhẹ vài lần rồi dùng nước sạch để vò, vết bẩn sẽ hết.
Ta có thể dùng mang trắng của cua đã luộc chín vò vào vết bẩn trên quần áo, sau đó, sau đó dùng xà phòng giặt bình thường, vết vàng sẽ hết.
Sau khi cho quần áo có vết mực vào ngâm trong nước sạch, ta dùng chất CCL4 lau nhẹ vết bẩn rồi dùng xà phòng với nước sạch giặt sạch quần áo. Chú ý không được dùng xằn để giặt. Ta cùng có thể dùng thuốc đánh răng trộn lẫn với 1 ít xà phòng giặt vò nhẹ vết bẩn, nếu vò xong vẫn còn vết mờ, ta dùng cồn xoa lên là được.
Trước tiên, ta dùng nước xà phòng giặt vết bẩn, tiếp đó dùng cồn 10% để vò lên quần áo bị bẩn, sau đó dùng nước sạch giặt là được. Ta có thể dùng dung dịch thuốc tím 0.25% để tẩy. Hoặc nếu dùng mù tạt rắc lên vết bẩn, sau vài tiếng vết bẩn sẽ mất đi.
Khi mực vừa rớt lên áo, ta nên ngâm ngay áo vào nước lạnh rồi dùng xà phòng để giặt. Nếu là vết mực cũ ta nên ngâm vào dinh dịch axit ôxalic 2% vài phút rồi dùng xà phòng giặt sạch
Trước tiên, ta cho quần áo có vết bẩn vào nước sạch giặt qua, sau đó dùng xà phòng và cơm hạt vò xát lên vết bẩn, sau đó dùng vải xô, bông thấm dần. Vết mờ có thể dùng dung dịch amôniắc để tẩy cho hết. Ta cũng có thể dùng thuốc đánh răng, sữa bò để lau, vò sau đó dùng nước sạch giặt là được.
Cho quần áo vào nước ấm hoà với xà phòng để vò, sau đó dùng xăng, dầu hoả để tẩy, sau đó dùng cồn lau sạch là được.
Dùng xà phòng với xăng (không cho nước) ngâm hoặc thấm lên vết bẩn trên quần áo, dùng tay vò nhẹ cho vết mực tan ra rồi vò bằng nước xà phòng và giặt như bình thường. Nếu dùng xà phòng để giặt chỉ hết dầu mực còn mầu của mực vẫn còn trên quần áo, ta phải dùng bột tẩy trắng hoặc bảo dưỡng (bột giặt dùng cho đồ tơ tằm) để tẩy thì vết mực sẽ sạch hoàn toàn.
- Dùng bình xịt, xịt lên chỗ quần áo có vết mồ hôi một ít dấm ăn, để một lúc đem đi giặt hiệu quả sẽ tốt hơn.
- Lấy 1 miếng bí đao giã nhỏ, cho vào trong túi vải vắt lấy nước, dùng nước này vò quần áo bị bẩn do vết mồ hôi, sau đó giặt lại bằng nước sạch.
- Cho vài giọt dung dịch amôniắc vào chậu nước, cho quần áo bị vết mồ hôi vào đố ngâm 1 giờ trong nước muối 5%, rồi vò nhẹ rồi dùng nước sạch giặt lại.
- Thái vụn một ít gừng tươi, cho vào quần áo rồi dùng nước giữ sạch, vết mồ hôi cũng hết.
- Cà rốt giã nhỏ trộn với muối, bôi lên vết máu và vết sữa quần áo để vò sau đố giặt bằng nước sạch là được.
- Khi quần áo bị dính vết máu, vết sữa ta dùng gừng xát lên rồi vò kỹ, tiếp đố dùng nước lạnh vò sạch, các vết bẩn sẽ không để lại dấu vết gì nữa.
Quần áo mới bị nước tiểu lên, ta chỉ cần vò xà phòng là sạch, nhưng khi vết bẩn để lâu, ta hoà xà phòng với nước ấm hoặc dung dịch amôniắc loãng hay nước phèn để vò sau đó giặt lại bằng nước sạch sẽ hết.
Nếu áo lông bị dính dầu mỡ, ta có thể rắc lên chỗ mỡ một ít bột mì rồi dùng bàn chải chải theo chiều của lông cho đến khi hêts vết dầu mỡ, sau đó dung que mây song đập nhẹ mặt lông cho đến khi hết bột lông tơi là được.
Khi quần áo có vết đốm vàng của bùn, trước tiên ta dùng nước gừng để vò, sau đó vò lại bằng nước sạch là được.
Nếu áo lông , áo len bị dính vết keo, ta phải ngâm quần áo vào trong nước sau đó vò nhẹ tay, không được vò khô nếu không lông sẽ bị rụng.
- Vào mùa mưa, quần áo giặt xong thường lâu khô và có mùi rất khó chịu. Nếu hoà 1 ít giấm và sữa bò vào nước, giặt lại quần áo mùi mốc sẽ không còn nữa. Nếu quần áo hoặc ga giường sau khi cất giữ có chỗ bị vàng, ta có thể xoa lên vết vàng một ít sữa bò, cho ra chỗ ánh sáng phơi 2 tiếng sau đó giặt như bình thường sẽ hết vàng.
- Đồ len, nhung có vết mốc, ta phải treo quần áo vào những nơi râm mát thông gió sau đó dùng bông tẩm xăng lau đi lau lại nơi có vết mốc là được.
- Những nơi có vết mốc mới xuất hiện, trước tiên ta dùng bàn chải để chải, tiếp đó dùng cồn để tẩy. Còn đối với những vết mốc cũ, ta cần bôi dung dịch amoniắc, để 1 lúc lại tẩm dung dịch thuốc tím lên, sau đó dùng dung dịch NaHSO3 ngâm và dùng nước sạch giặt lại là được.
Dùng axitôxalic 1% xát lên chỗ có vết gỉ sắt ở quần áo, sau đó giặt qua nước sạch.
- Khi vết sơn dính lên quần áo còn chưa khô, dùng dầu hoả cọ tẩy, sau đó dùng một ít axitaxetíc thấm vào tẩy tiếp (cũng có thể không cần dùng axitaxetic nhưng hiêụ quả sẽ kém đi) sồi giặt sạch lại là được. Nếu vết sơn khô rất khó tẩy, ta có thể làm như sau: cho vào nồi 2,5 lít nước, 100g bột kiềm và một ít vôi cho quần áo vào đun 20 phút, lấy ra giặt lại bằng xà phòng, cách này không dùng cho quần áo màu.
- Quần áo bị dính sơn, nếu dùng xăng hay dầu chuối tẩy sẽ bị ảnh hưởng đến chất lượng cách tốt nhất nên dùng dầu gió để tẩy. Ta xoa vào 2 mặt nơi có vết sơn để vài phút sau đó dùng bông thuận theo chiều vải để lau, hiệu quả rất tốt.
Ta có thể dùng xăng, hoặc dầu hoả để tẩy, cũng có thể dùng bã đậu để xát lên, sau đó dùng nước sạch giặt lại.
Ta có thể dùng xăng hoặc dầu hoả để tẩy. Nếu không dùng dầu lạc, dầu máy thấm lên chỗ có vét bẩn, đợi nhựa đường chảy ra rất dễ lau.
Quần áo bị dầu nến roi vào, nếu giặt như bình thường e rằng không sạch, trước tiên ta dùng dao cạo lớp nến, sau đó đem ao trải thẳng trên mặt bàn, đặt lên chỗ nến 1 tờ giấy thấm, dùng bàn là là vài lần là sạch.
- Quần áo vừa bị dây dầu, nên lập tức dùng xăng để tẩy, nếu vẫn còn thì có thể dùng axit ôxalic 2% để tẩy tiếp, sau đó giặt lại là được.
- Khi quần áo bị dây vết dầu vào, ta cần lấy 1 nắm nhỏ tro bếp rắc lên, chờ 1 lúc tro bếp khô phủi đi vết dầu sẽ hết. Nếu vết dầu đã lâu, ta dùng nước thấm cho ướt vết dầu sau đó lấy tro rắc lên và làm như trên.
Trước tiên ta phải cạo sạch lớp hắc ín dính trên quần áo, sau đó dùng dung dịch clorua cacbon ngâm 1 lúc, sau đó cho vào nước ấm vò giặt. Cũng có thể dùng dầu thông lau đi lau lại nhiều lần rồi ngâm vào trong nước xà phòng giặt lại là được
Tẩy vết bẩn do cỏ gây ra chỉ cần dùng nước muối (100g muối cho vào 1lít nước) để ngâm quần áo rồi giặt là được.
Trước hết dùng xà phòng ấm để giặt, tiếp đó dùng axit axolic và thuốc tím để tẩy màu, rồi giặt sạch.
Trước tiên dùng 1mml natri sunphat hoà vào 7mml nước ấm để xoa lên vết bẩn, sau đó dùng nước sạch vò giặt nhiều lần. Ta có thể dùng cồn để tẩy.
Dùng xăng, dầu hoả xoa lên vết mỡ, cũng có thể dùng cồn hoặc rượu trắng xoa lên vết mỡ để 1 lúc dùng xà phòng giặt lại là sạch.
Ta dùng axit nitơric, hoặc có thể dùng dung dịch axit ôxalic 2% để tẩy, sau đố dùng nước giặt sạch là được.
- Vào mùa hè, cổ và ống tay áo rất dễ bị bẩn. Khi giặt ta cần đem quần áo ngâm cho ướt đều, cổ áo , ống tay ta bôi 1 ít kem đánh răng, rồi dùng bàn chải chải nhẹ, cũng có thể xát lên 1 ít muối, dùng tay vò nhẹ, sau đó giặt bình thường.
- Áo sau khi giặt ta lấy 1 ít phấn rôm rắc lên cổ áo và ống tay, tiếp đó dùng bàn chải là nhẹ, tiếp theo rắc lên 1 ít phấn rôm. Lần sau giặt áo sẽ sạch rất nhanh.
- Áo sơ mi mới giặt hoặc mới may, trước khi dùng ta dùng bông tẩm xăng xoa lên cổ và tay áo đợi đến khi xăng khô ta đem đi giặt, khi mặc cổ áo và ống tay bẩn ít đi.
Ta đem vỏ trừng đập vụn, đựng vào túi vải nhỏ, ngâm vào nước sôi 5 phút, vớt ra dùng nước ngâm vỏ trứng để giặt quần áo bẩn, như vậy khi giặt quần áo sẽ rất sạch.
Áo trắng sau khi mặc,giặt nhiều lần rất dễ bị chuyển sang màu vàng. Nếu ta thường xuyên dùng nước vo gạo ngâm, giặt quần vàng
Vào mùa hè, quần áo và tất thường có mùi hôi của mồ hôi. Nếu ta đem quần áo và tất đã giặt sạch cho vào nước có pha giấm giặt lại 1 lần nữa, như vậy sẽ khử đi được mùi hôi trong quần áo và tất.
- Tất cả các loại quần áo sợi bông, đồ len màu đỏ hoặc màu tím, nếu ta dùng nước pha với giấm để giặt, màu sắc sẽ luôn sáng bóng như mới.
- Đối với các loại vải sau khi mới mua và trong lần giặt đầu tiên, ta cho vải vào ngâm trong nước muối 10 phút, làm như vậy có thể tránh cho vải khỏi bị phai màu.
Quần áo tơ lụa hoặc ni lông khi bị nhầu, ta có thể cho vào nước ấm ngâm 1 lúc, sau đó dùng sức kéo phẳng ra, các vết nhăn sẽ tự mất đi.
Khi giặt áo len, nếu muốn tránh cho áo khỏi bị co, ta dùng nước ấm (không quá 30o) để giặt. Giặt nước cuối cùng, ta pha vào nước một ít giấm sẽ giữ được độ đàn hồi và màu sáng vốn có của áo len, đồng thời có thể trung hoà lượng kiềm của xà phòng còn sót lại trên áo.
Áo len mặc lâu thường bị chảy và trở nên rộng hơn, ảnh hưởng đến vẻ đẹp của áo. Để có thể trở về hình dạng ban đầu, ta cho áo vào nước ở nhiệt độ 70-80o, không nên dùng nước nóng quá vì nước nóng sẽ làm cho áo co lại quá bé. Nếu ống tay áo hay gấu áo mất đi tính co giãn, ta có thể cho những chỗ đó vào nước nóng 40-50 độ, 1-2h sau lấy áo ra phơi khô, như vậy tính co giãn sẽ được phục hồi trở lại.
Trước khi giặt áo len sợi, ta đập sạch bụi trên áo rồi cho áo vào trong nước lạnh ngâm 10-20 phút, sau đó ta vớt ra áo ra vắt sạch nước, cho vào nước xà phòng đã đánh tan vò nhẹ, sau cùng dùng nước sạch là được. Để giữ màu cho sợi len, ta có thể nhỏ vào nước giặt quần áo vài giọt dung dịch axit axêtic 2% hoặc giấm ăn để trung hoà xà phòng còn sót lại trên áo. Sau khi giặt sạch ta vắt hết nước, rũ áo rồi cho áo vào trong túi lưới treo lên nơi thoáng gió phơi khô, tránh để áo vặn xoắn hoặc phơi ở nơi ánh mặt trời gay gắt.
Đối với áo len sợi màu, nếu ta dùng nước trà để giặt, áo len không những được giặt sạch cả bụi mà sợi len còn không bị phai màu, kéo dài thời hạn sử dụng của áo. Cách giặt như sau: dùng 1 chậu nước sôi, cho 1 lượng trà vừa phải, sau khi để trà ngấm nước nguội, ta lọc lá chè ra, đem áo len sợi ngâm vào trong chậu nước trà 15 phút, vò nhẹ vài lần, dùng nước giặt sạch, vắt sạch nước, rũ cho áo bông lên, phơi trực tiếp vào nơi râm mát (cũng có thể cho vào túi lưới để phơi)
Áo len mặc lâu cọ sát nhiều thường hay bị sờn. Để làm cho vết sờn không còn nữa, ta hoà lẫn nước và giấm mỗi thứ một nửa phung lên chỗ bị sờn, sau đó đem áo đi giặt, sợi len sẽ phục hồi trạng thái ban đầu.
Áo len trắng sau khi mặc một thời gian sẽ dần chuyển sang màu đen. Nếu sau khi giặt xong ta đem áo len để vào ngăn đá ở tủ lạnh 1h, sau đó lấy ra phơi khô, áo len sẽ trắng trở lại như mới. Nếu là áo len sẫm màu bị dính bụi, ta có thể dùng miếng mút thấm nước vắt khô lau nhẹ là sạch.
Quần áo dạ nỉ mặc lâu, trên bề mặt quần áo sẽ bị phủ lên một lớp bụi đất bẩn, càng đập bụi lại càng nhiều. Bởi vậy, trước hết ta có thể đem quần áo đập phủi qua 1 lượt, tiếp đó dùng một miếng vải sạch ướt phủ lên trên quần áo rồi dùng bàn là là một lượt, như vậy lớp bụi trên bề mặt áo sẽ bị hút vào vải.
Khi giặt áo khoác da, trước hết ta phải dùng nước ấm giặt tâỷ sạch các vết cáu bẩn có trên áo, sau đó dùng bàn chải tẩm nước xà phòng chải nhẹ, dùng tiếp nước lau sạch, rồi đem áo phơi vào chỗ râm mát. Sau khi áo khô, ta đánh lên áo 1 ít si dùng cho đồ da là được. Chú ý, khi giặt áo da không được dùng xăng để giặt tẩy hay phơi áo dưới trời nắng hoặc dùng lửa để hong khô.
- Đồ dùng bằng da (như áo da, găng tay da, xa lông da) khi bị dây bẩn, ta có thể dùng 1 miếng vải nhung sạch tẩm lòng trắng trứng gà để lau chùi. Làm như vậy, vừa sạch được vết bẩn vừa làm cho bề mặt da trở nên sáng bóng.
- Đồ da sau khi bị dính bẩn, tốt nhất ta dùng vải hoặc bàn chải lau nhẹ, sau đó xoa lên bề mặt da một lớp vadơlin, rồi dùng một miếng vải mềm lau đi lau lại nhiều lần. Cuối cùng ta dùng si đánh giầy cùng màu với da đánh lên 1 lớp mỏng, da sẽ sáng bóng như mới.
Vào mùa hè, khăn dùng rửa mặt và lau mồ hôi nhiều lần nên mặc dù ngày nào cũng giặt cũng không thể tránh khỏi nhớp nháp và có mùi hôi của mồ hôi. Để giặt sạch khăn, trước tiên ta phải dùng muối ăn giặt qua, rồi dùng nước giặt sạch, khăn mới sạch, hoặc cũng có thể dùng nước xà phòng hoặc thuốc tẩy loại tốt đun sôi, cho khăn vào luộc khoảng 10 phút, hiệu quả cũng rất tốt.
Tã lót trẻ em sau khi giặt thường lưu lại một lượng amôniăc và bột giặt mắt thường không nhìn thâý được. Với số lượng hoá học còn sót lại naỳ rất có thể làm cho da trẻ bị viêm. thậm chí sưng tấy, đau ngứa. Bởi vậy khi giặt tã lót, nếu ta nhỏ vào nước giặt một vài giọt giấm ăn, các chất trên sẽ được khử sạch.
Màn dùng lâu sẽ trở nên cũ, vàng dùng xà phòng rất khó giặt trắng. Nếu ta lấy 100g gừng tươi thái lát cho vào nước, luộc khoảng 3 phút, sau đó cho màn vào ngâm trong nước gừng, ngoài ra cho thêm vài hạt a xít và vài giọt mực xanh, dùng tay ấn mạnh màn vài lần, rồi giặt như bình thường, màn cũ sẽ trắng như mới.
Ta có thể dùng xà phòng bánh để giặt quần áo bằng máy, làm như vậy vừa tiết kiệm mà quần áo lại sạch. Cách làm như sau : Ta cho xà phòng. quần áo vào cùng một lúc, cho đủ nước. Theo sự chuyển động của vòng sóng máy giặt, quần áo và xà phòng sẽ không ngừng xoay chuyển cọ xát, dần tẩy đi các vết bụi bẩn trên quần áo.
Sau khi xà phòng trong thùng đã đủ, ta có thể lấy xà phòng ra. Nếu muống thấy hiệu quả ngay, ta có thể cho 3-5 miếng xà phòng vào cùng một lúc, chỉ cần sau vài phút là có thể lấy xà phòng ra.
Nếu trong điều kiện không có bàn là để là quần áo, ta có thể dùng ca đựng nước bằng sắt tráng men đổ nước nóng vào để thay cho bàn là. Phương pháp này thao tác đơn giản mà cũng không thể làm cháy quần áo được.
- Quần áo gấp cất lâu ngày, một số chỗ hình thành những nếp gấp rất khó là đi hết, gọi là vết gấp chết. Đối với những vết gấp này, ta có thể dùng giấm xoa dọc theo nếp gấp, rồi dùng bàn là để là, các nếp gấp sẽ dễ dàng được là phẳng.
- Khi là quần áo hoặc váy, trước tiên, ta nên rắc 1 ít nước hoa lên vải đệm đặt lên quần áo để là hoặc giấy thấm, sau đó mới là, làm như vậy sẽ giữ cho mùi thơm được lâu trên quần áo.
- Nếu muốn cho quần áo được bóng đẹp hơn ta có thể cho thêm một ít sữa bò vào trong quá trình hồ quần áo.
- Khi là hàng tơ tằm. ta phải dùng bàn là nóng nhẹ từ mặt trái, tốt nhất là không nên phun nước, vì nếu phun nước không đều, sau khi là vải sẽ phẳng nhàu không đều.
- Khi là hàng ni lông hay hàng tơ nhân tạo, ta cần phải hết sức cẩn thận, tuyệt đốt không để nhiệt độ cao quá, nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến màu sắc của vải, hay xuất hiện các chấm màu trắng trên vải.
Quần áo hàng len dạ, thường có tính co, tốt nhất ta nên trải khăn ướt lên mặt trái của quần áo để là. Nếu nhất định phải là từ mặt phải, thì yêu cầu quần áo phải ẩm và bàn là phải nóng.
Áo tơ tằm sau khi giặt thường rất khó là phẳng, nhưng nếu ta đem cho áo cho vào túi ni lông đặt vào ngăn đá tủ lạnh để 1 lúc rồi lấy ra là thì hiệu quả sẽ rất lý tưởng.
Quần áo da thuộc cần là ở nhiệt độ thấp. Ta có thể sử dụng loại giấy gói hàng để làm đệm lót khi là, đồng thời khi là phải di động bàn là không ngừng, như vậy sẽ làm cho bề mặt da thuộc phẳng và sáng.
- Ca vát cho dù là bất cứ loại vải gì cũng không nên cho vào nước để giặt mà nên giặt khô, nếu không ca vat rất dễ bị phai màu và bị co. Ta có thể giặt như sau : dùng một chiếc bàn chải lông mềm tẩm xăng chải lên những chỗ bị bẩn, chờ cho xăng bốc hơi hết, ta dùng khăn ướt sạch lau vài lần. Khi là nhiệt độ của bàn là tốt nhất là ở 70oC. Với các loại ca vat bằng len, dạ, ta cần phải phun nước lên và rải vải trắng lên để đệm lót khi là, đối với ca vat bằng tơ tằm, có thể là trực tiếp nhưng tốc độ là phải nhanh.
- Khi là ca vat, ta có thể căn cứ vào kích thước, hình dạng của ca vat rồi cắt 1 miếng giấy tương đối dầy 1 chút lót vào giữa mặt phải và mặt trái của ca vat, sau đó dùng bàn là ấm để là. Làm như vậy sẽ giúp vết may của mặt trái không hiện lên mặt phải, ảnh hưởng đến sự phẳng phiu và mỹ quan của ca vat.
- Với vết cháy trên quần áo bằng vải tơ lụa, ta lấy 1 ít bột xút hoà vào với nước thành dạng đặc như hồ, bôi lên vết cháy, để bột khô tự nhiên, vết cháy sẽ mất đi sau khi bột khô và bong ra khỏi quần áo.
- Quần áo bằng sợi hoá học sau khi bị là vàng, ta phải lập tức lấy khăn mặt ướt đặt phủ lên trên để là, nếu vết vàng chưa nhiều lắm thì có thể phục hồi lại được trạng thái ban đầu.
- Hàng sợi bông khi bị là vàng, ta cần lấy muối tinh rắc lên ngay, sau khi dùng tay vò nhẹ phơi ra trời nắng 1 lúc, dùng nước giặt sạch vết cháy sẽ giảm bớt đi, thậm chí có thể mất hết.
- Các vết là cháy ở đồ nỉ sau khi giặt vài lần sẽ mất đi lớp nhung lông và để lộ ra sợi vải. Ta có thể dùng kim khâu móc nhẹ vào nơi không còn lông cho đến khi khơi lên được lớp lông mới, dùng miếng vải ướt phủ lên trên, tiếp đó dùng bàn là ngược lại với chiều của lông cũ nhiều lần là được.
- Vào mùa đông áo khoác ngoài không nên giặt và là thường xuyên. Nếu áo khoác dày không may bị cháy, ta có thể dùng giấy ráp mịn loại tốt để sát vào nơi bị cháy, rồi dùng bàn chải nhẹ, vết cháy sẽ mất đi.
Trong quá trình gia công quần áo lót, các xí nghiệp may mặc thường dùng đến rất nhiều lại thuốc hoá học để tiến hành xử lý vải nhằm giúp cho quần áo không bị co, dáng đứng, tẩy trắng, bởi vậy nếu sau khi mua về chưa giặt sạch sẽ đã mặc, các chất hoá học còn sót lại trên quần áo khi tiếp xúc với da rất dễ làm cho da bị dị ứng, ngứa, mẩn đỏ, có khi dẫn đến bị mụn. Bởi vậy, dù thế nào quần áo lót sau khi mua về nhất định phải giặt sạch mới được mặc.
Quần áo đã mặc cũ, ngoài việc dùng làm giẻ lau ra, còn có những tác dụng khác. Một trong những cách đó là : ta cắt cả dải cúc và dải khuyết của quần áo ra, sau này có thể dùng để khâu vào miệng vỏ chăn, túi đựng thảm, ga giường. Ta có thể khâu dải cúc vào lớp trong của miệng vỏ chăn, dải khuyết ở ngoài, khi lấy vỏ chăn ra ngoài giặt sẽ thuận tiện hơn.
Áo lông gấp cất một thời gian dài thường bị nén bẹp xuống, làm cho lớp lông cũng bị xẹp theo. Muốn làm cho lông phục hồi lại như cũ, ta có thể cho nước vào nồi đun sôi, khi nước sôi, ta đem mặt sau áo lông (mặt không có lông) hơ lên nồi nước, dùng bàn chải lông để chải áo. Hơi nước đun nóng bốc lên sẽ làm cho lớp lông từ từ dựng lên và hồi phục trở lại. Nếu diện tích lông bị xẹp nhỏ, khi đun nước ta chỉ cần dùng ấm, rồi hơ áo lên vòi nước sôi là được.
Vào mùa hè nóng nực, trước khi đi làm. ta đem quần áo mặc ở nhà đựng vào túi ni lông rồi cho vào tủ lạnh. Sau 1 ngày đi làm mệt nhọc trở về, tẵm xong lấy những bộ quần áo đó ra mặc, ta sẽ cảm thấy thật mát mẻ dễ chịu, giảm bớt được phần nào sự mệt nhọc và cái nóng bức của mùa hè.
Trước khi chuẩn bị để đi công tác xa, trước hết ta phải chuẩn bị một túi ni lông lớn (không bị thủng) có thể đựng được quần áo, váy, tiếp đó ta đem quần áo mang đi gấp phẳng cho vào trong túi, bên trong chỉ để lại 1 ít không khí, rồi dùng chun hoặc băng dính buộc chặt miệng túi lại đem cho vào va li là được. Néu do bị nhiều đồ
đè lên mà quần áo vẫn có những nếp gấp nhẹ, ta chỉ cần phun lên vết nhăn 1 ít nước ấm, vết nhăn sẽ hết.
- Ta có thể dùng khăn quàng cổ hình vuông nhỏ buộc như thắt khăn quàng đỏ khi mặc cùng áo phông bó không cổ, trông cũng rất dễ thương.
- Với những chiếc khăn tơ tằm dài, ta có thể buộc như thắt nút hoặc như thắt ca vat trông cũng rất đẹp.
- Ta có thể lấy sợi len nhiều màu khâu hoặc móc lên hai bên tay của áo phông trắng những hình hoa hoặc sao nhỏ, điểm xuyết cho áo thêm rực rỡ.
- Ta cũng có thể cắt 2 chiếc áo kích cỡ như nhau với 2 màu khác nhau (cắt dọc) sau đó may chúng vaò với nhau, chúng ta sưc có những chiếc áo không chỉ 1 màu. Đối với những chiếc áo cũ, bằng sự khéo tay và óc sáng tạo của mình, thông qua cách này, các bạn có thể tạo cho mình những chiếc áo đặc biệt khác.
Một trong các công dụng của những mảnh vải vụn là khi may những bộ quần áo cho trẻ em, ta có thể chọn những mảnh vải màu cắt thành những hình con thú nhỏ để dán hoặc may vào đầu gối quần hoặc khuỷu tay cho trẻ. làm như vậy vừa có tác dụng trang điểm vừa tăng thêm độ bền cho quần áo.
Nơi khuỷu tay áo len rất dễ bị mài mòn, nếu gặp trường hợp này, ta có thể lộn ống tay áo ra, may vào chỗ bị mài mòn một miếng tất da chân, vì tất da chân có độ bền cao, mềm mại, thông thoáng lại không dễ bị phát hiện.
Trong tủ quần áo, vị trí để băng phiến tốt nhất là ngăn trên cùng của tủ quần áo, bởi vì băng phiến khi từ trạng thái rắn chuyển sang trạng thái khí sẽ nặng hơn so với không khí. Băng phiến được đặt trên cùng của tủ, mùi vị của băng phiến sẽ bay từ trên xuống dưới thấm vào quần áo. Với cách này sẽ phát huy được tác dụng chống gián tốt nhất của băng phiến.
Vải tơ tằm thường mỏng, mềm trơn, cắt may rất khó, vì vậy, ta có thể dùng 1 ít a xit bendôic để làm cho vải cứng hơn (a xit này là loại tinh thể màu trắng có tính bay hơi, không có hại đối với cơ thể con người). Ta hoà tan a xit bendôic vào cồn rồi phun lên vải, tiếp đó dùng máy sấy tóc sấy vải ở nhiệt độ 70oC. Sấy như vậy có tác dụng làm cho cồn bốc hơi còn a xit bendôic sẽ đông cứng lại trên vải. Khi vải đã cứng lại, công việc cắt may của ta sẽ dễ dàng hơn nhiều. Tỉ lệ bốc hơi của a xit bendôic dưới nhiệt độ bình thường mỗi ngày là 10%, như vậy sau
10-15 ngày chất này trên quần áo sẽ bay hơi hết, vải cũng sẽ hồi phục lại đặc tính mềm mại của trạng thái ban đầu.
Với vải sợi hoá học khổ 90cm, cách tính như sau.
- áo nam: chiều dài áo x 3 + 10cm số tính được là độ dài của vải ta cần mua. Ví dụ chiều dài áo là 72cm, ta sẽ được 72x3+10 =226cm
- áo nữ : chiều dài áo x 3
Vải khổ 90cm dùng để may quần cách tính là chiều dài quần x2+10cm.
Vải khổ đúp 143cm cách tính như sau : áo nam chiều dài áo + chiều dài ống tay áo +10cm
Có một số loại vai rất khó phân biệt mặt phải và mặt trái. Thường thì mặt phải của vải được dệt tinh tế và bề mặt mịn hơn mặt trái. Mặt trái của vải thường có lỗi, sợi vải dệt dài hơn mặt phải. Đối với 1 số loại vải như vải kaki len, nỉ, sợi vải được dệt chéo, mặt phải sẽ là mặt có vân chéo đi từ phía trái chéo xuống phía phải. Với những loại vải chất liệu như vải mưa, hay vải gabađin thì mặt phải sẽ là mặt có vân chéo đi từ phía phải xuống phía trái.
Chúng ta thường dùng tay để đính cúc áo, thực ra ta cũng có thể dùng máy khâu để đính cúc áo. Cách làm như sau : Ta tháo chân vịt ở máy khâu ra, đặt quần áo lên trên bàn máy khâu, lấy cúc đặt vào vị trí cần đính trên áo, quần đặt quần áo xuống dưới kim, chú ý khi di chuyển sao cho kim và lỗ cúc ăn khớp với nhau. May cho đến lúc cảm thấy cúc đã chắc là được.
- Đối với cúc áo có 4 lỗ, khi đính cúc ta không nên đính thành hình chữ thập (+) vì như vậy các sợi chỉ khâu cúc bắt chéo nhau sẽ gồ lên, dễ bị cọ sát nên nhanh đứt. Tốt nhất ta nên khâu theo hình vuông hoặc 2 đường song song, trước khi cắt chỉ cuốn vài vòng ở giữa vải và cúc áo rồi thắt nút, như vậy chỉ rất ít khi bị đứt hoặc bị tuột ra.
- Chỉ đính cúc áo thường hay nổi lên, dễ bị mài mòn, chỉ cần đứt một sợi chỉ, cúc sẽ lỏng ra và rơi mất. Vì vậy khi đính cúc tốt nhất ta nên khâu vài mũi lại thắt 1 nút rồi lại tiếp tục khâu, khâu 1 chiếc cúc thắt vài nút chỉ, cúc áo sẽ chặt hơn nhiều, ngoài ra nếu không may đứt 1 sợi chỉ cũng không lo cúc sẽ bị roi ngay.
- Cúc áo khoác ngoài, áo complê rất dễ bị rơi. Nếu ta dùng dây câu cá loại nhỏ để khâu cúc áo sẽ rất chắc và bền. Chú ý ta cần phải chọn loại dây câu trong suốt và mảnh, như vậy khi khâu khuy vào áo sẽ không dễ bị phát hiện.
Cúc áo bằng nhựa khi có vết bẩn, ta có thể dùng giấy nhựa lót xung quanh cúc, sau đó dùng tẩy tẩy sạch là được.
Áo mặc lâu, cúc áo cũng sẽ bị mờ đi. Muốn cho cúc áo sáng bóng lại như cũ, ta có thể quét một ít thuốc đánh móng tay lên cúc rồi dùng vải mềm lau nhẹ tay, cúc áo sẽ sáng trở lại như mới.
- Quần áo sau khi giặt xong dùng mắc áo mắc lên dây phơi, có lúc gió thổi làm cho quần áo dồn hết vào nhau, có khi còn bị rơi xuống đất. Để khắc phục tình trạng này, ta có thể tự chế cái móc quần áo. Cách làm như sau : ta lấy 1 đoạn dây thép số 8 dài khoảng 70cm. Từ giữa đoạn dây thép cứ cách 10cm ta lại uốn 1 vòng tròn (tổng cộng 4 cái). ở hai đầu đoạn dây thép cách 5cm ta uốn thành 1 góc vuông. Cuối cùng ở hai đầu dây ta uốn thành 2 móc nhỏ (để móc lên dây phơi). Như vậy, 1 cái móc quần áo để chống gió đơn giản đã được làm xong.
- Trên móc mắc quần áo, ta treo thêm 1 sợi dây chun tròn (loại day dùng để buộc miệng túi). Khi không phơi quần áo, sợi dây chun sẽ được treo ngay đoạn ngang ở phía dưới móc. Khi phơi quần áo ta vòng sợi dây chun buộc vòng từ đoạn ngang lên trên móc để cố định mắc áo vào 1 chỗ. Chú ý khi móc dây chun nên buộc chặt 1 chút, để tránh tình trạng chun trơn mà mất tác dụng.
Nhiều người không thích đi giày da mới, vì giày da mới thường bị cứng, làm đau gót chân. Để làm giày không bị cứng, ta có thể dùng một miếng mút thấm ướt rồi làm ướt phần da cọ vào chân, sau 1 tiếng, phần da đó sẽ mềm ra, khi đi vào sẽ không khó chịu nữa. Nhưng cũng không nên thường xuyên làm như vậy, vì làm ướt bề mặt da thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của giày.
- Trong vỏ chuối có chất danning, nếu ta dùng để lau vết bẩn dầu trên giày da (hoặc túi da, ví da) thì vết bẩn không những sạch mà bề mặt da còn sạch sẽ như mới.
- Sữa bò sau khi uống còn thừa hoặc để lâu đã hỏng, ta không nên vứt bỏ, mà có thể dùng để lau giày và các đồ da khác sẽ có tác dụng giúp cho da giày không bị khô nứt.
- Khi đánh giày, ta có thể trộn và chỗ si cần đánh vài giọt giấm ăn, da giày sẽ sáng bóng và không dễ bám bụi bẩn.
- Ta có thể dùng tất da chân hoặc tất ni lông cũ lồng vào bản chải đánh giày, sau đó thấm vào si để đánh giày, như vậy giày sẽ sáng và rất bóng.
- Giày da màu sáng rất dễ bị dây bẩn. Khi lau, đánh giày, trước tiên ta nên dùng nước chanh lau bề mặt giày, rồi dùng xi để đánh, hoặc dùng thuốc đánh răng chải lên trên, giày sẽ sáng bóng như mới.
- Giày da màu trắng khi bị bẩn, trước tiên ta dùng giấm ăn để lau, sau đó dùng khăn vải khô lau sạch, rồi dùng xi trắng đánh lên trên, hiệu quả sẽ tốt hơn nếu đánh giày bằng xi ngay.
- Sau khi giày trắng đã được lau sạch và bôi lên lớp dầu bóng, ta có thể dùng giấy nến để đánh, cuối cùng dùng khăn giấy ẩm lau sạch những chấm bẩn còn lại trên giày, như vậy giày sẽ giữ sạch được lâu.
- Giày da sau khi cất đi khoảng nửa năm, da thường trở nên cứng, thậm chí co lại. Lúc này, ta không nên lấy giày đi luôn, mà nên xoa một ít nước lên những chỗ bị cứng, sau một ngày giày sẽ tự khắc mềm ra, khôi phục lại hình dạng ban đầu.
- Với những đôi giày lâu ngày không đánh xi, lớp dầu trên bề mặt da sẽ dần mất đi, làm da giày khô cứng. Gặp trường hợp như vậy, ta xoa 1 lớp kem vadơlin lên bề mặt da, đợi cho da đã hấp thụ kem rồi mới đánh xi lên, như vậy bề mặt da sẽ mềm trở lại. Nếu da quá cứng, ta có thể dùng một miếng mỡ lợn hoặc một miếng mỡ gà xoa lên bề mặt da, rồi cho giày lên bếp lửa nhỏ hơ qua để mỡ thấm vào bề mặt da giày. Để sau vài ngày, ta dùng bông tẩm cồn lau sạch giày, tiếp đó dùng xi đánh giày như bình thường, da giày sẽ sáng bóng trở lại.
- Nếu giày da xuất hiện các vết nhăn hoặc vết nứt, ta có thể bôi lên bề mặt da một ít lòng trắng trứng, sau đó mới dùng xi để đánh giày. Nếu vết nhăn khá lớn và sâu, ta có thể lấy paraphin (hay thạch lạp) nhét vào chỗ vết nhăn hay vết nứt, rồi dùng bàn là là phẳng là được.
Khi giày đen đi lâu, đi nhiều bị nhạt màu, ta có thể dùng bút lông thấm đẫm vào mực tàu đã được chấm vào lòng trắng trứng rồi mài lên nghiên cho thành mực nước quét đi quét lại trên bề mặt da giày nhiều lần. Với những chỗ bị phai màu nhiều và những chỗ có vết nứt, ta có thể quét mực nhiều hơn. Sau khi đã quét mực xong, ta đem giày ra chỗ thoáng gió râm mát để phơi cho thật khô. Tiếp đó, ta đánh xi lên, dùng bàn chải chải nhẹ, giày sẽ lại đen bóng như mới.
- Cách bảo quản giày da tốt nhất là ít dầm nước và năng đánh giày. Trước khi cất giữ giày, tốt nhất là bôi lên bề mặt da giày một lớp mỡ lợn (cũng có thể dùng bì lợn để thoa lên) hoặc dùng dầu thực vật để thoa lên giúp bảo vệ cho da không bị khô và nhăn. Ngoài ra, trước khi cất giày đi, ta nên dùng giấy vụn nắm thành nắm tròn nhét vào bên trong giày, để chống giày bị biến dạng. Cuối cùng, ta đặt giày vào hộp giấy, cất vào nơi khô ráo. Như vậy, sau thời gian dài cất giữ, giày sẽ đỡ bị khô cứng, giúp ta giữ giày được bền lâu hơn.
- Ta cũng có thể cất giày bằng phương pháp nhét vào túi ni lông kín. Cách này rất tốt đối với những vùng có mùa hè nhiều mưa, ẩm ướt. Cách làm cụ thể như sau: trước tiên, ta dùng khăn ẩm lau sạch giày, phơi khô, đánh xi lên, đợi 1 lúc, ta dùng bàn chải đánh giày, chải cho giày sáng bóng, Sau đó, ta cho giày vào 1 túi ni lông không bị thủng, cố gắng làm cho không khí trong túi thoát hết ra ngoài, cuối cùng, ta dùng dây buộc chặt miệng túi lại là được. Cách này cũng có thể làm cho giày khỏi bị khô cứng, biến hình hoặc bị mốc.
Đi giày da lông vào mùa đông, thực sự là rất ấm, nhưng mỗi khi cởi giày ra, lại thấy một dúm lông trong giày bị tuột ra bám đầy vào tất. Nếu tình trạng này kéo dài, có lẽ chưa hết một mùa đông, lông trong giày sẽ dụng gần hết. Để gúp giay không bị rụng lông, ta có thể đi bên ngoài đôi tất đi thường ngày 1 đôi tất da chân hoặc tất ni lông trơn bóng, như vậy khi cởi giày ra, lông trong giày sẽ ít rụng hơn, thậm chí không còn rụng nữa. Ta làm như vậy là vì 2 loại tất đi phía ngoài nói trên rất nhẵn, giúp ma sát giữa chân và giày sẽ ít hơn mà làm cho lông không bị rụng nữa.
Giày ba ta màu trắng nếu bị ẩm rất dễ xuất hiện những nốt lốm đốm màu vàng hoặc màu xám, làm cho giày trở nên rất xấu. Để xoá đi các vết bẩn trên, ta có thể làm như sau: ta chuẩn bị một ít thuốc tím và axit ôxalic, dùng bàn chải lông chải dung dịch tuốc tím lên trên vết bẩn (ta pha dung dịch thuốc tím theo tỉ lệ 1/20, tức 1 phần thuốc tím, 20 phần nước, pha cho thuốc tím tan đều). sau 1 giờ, vết bẩn dần dần biến thành màu vàng nhạt, lúc này ta dùng một bàn chải khác chải dung dịch axit ôxalic lên nơi mà ta vừa chải thuốc tím (ta pha chế dung dịch axit ôxalic theo tỉ lệ 1/10, axit ôxalic 1, nước 10). Khoảng 3 phút sau, ta dùng nước thấm cho giày hơi ướt 1 chút, tẩy sạch vết axit ôxalic, cố gắng không làm cho vết nước dính ra từng phần, dùng vải ướt lau sạch, vết bẩn sẽ hết.
Sau khi giặt sạch giày vải, ta nên nhét vào mũi giày những hòn đá cuội đã được rửa sạch, sau khi giày khô, giày sẽ không bị biến dạng, không bị co.
Nếu khi dây giày của bạn là màu trắng, bạn sợ rằng lỗ luồn dây giày sẽ làm bẩn dây, bạn có thể quét lên lỗ luồn dây 1 ít thuốc đánh móng tay là được.
Khi mua dép tông hoặc dép xốp mới về ta nên cho dép vào ngâm trong nước muối nữa ngày rồi mới bắt đầu đi. Làm như vậy dép sẽ không dễ bị nứt, thời gian dùng được lâu hơn.
Các loại dày dép có dế cao su sau một thời gian đi thường có mùi rất khó chịu. Để khử mùi, ta giặt sạch dày, dép phơi khô, phun một ít rượu trắng vào trong đế dày, dép (nếu dày dép mới không cần giặt có thể phun thẳng vào), phun cho đến khi đế dày không còn hút được nữa, sau đó dem phơi khô, dép sẽ không còn mùi hôi nữa.
- Đối với những người nhiều mồ hôi, dày thường hay có hiện tượng ẩm. Trong trường hợp này, trước khi đi ngủ ta có thể đặt vào trong dày một túi bột vôi. Như vậy khi tỉnh dậy, dày sẽ khô ráo, khi đi cảm thấy dễ chịu hơn, đồng thời còn tránh được bệnh thấp khớp.
- Đối với loại dày có lông hoặc nỉ bên trong, do độ thông khí kém nên cũng có hiện tượng ẩm ở bên trong.
- Đối với các loại dày này, dùng biện pháp trên chưa chắc đã hiểu quả, ta có thể dùng máy sấy bên trong dày vài phút, như vậy dày không những khô mà còn ấm áp hơn.
Ta lấp một quả mướp già đã khô, bỏ vỏ cắt thành hai mảnh, sửa sao cho vừa với đế dày, như vậy ta đã tạo cho mình được một đôi lót dày đơn giản rồi đó. Sở dĩ ta làm như vậy bởi mướp vốn do xơ tạo thành, khả năng hút ẩm rất tốt và rất thoáng khí, hơn nữa lại rất kinh tế, tiết kiệm.
Hiện nay có 2 loại số đo dày khác nhau, nhiều bạn biét cách đo này lại không biết cách đo kia nên khi nhờ mua dày rất phiền. Ta có thể căn cứ theo cách tính sau để tính số đo dàt của mình: nếu bạn biết số đo dày của mình là 42, vậy cách tính loại số dày kia là (42+10):2=26. Còn nếu bạn biết số ngược lại thì cách tính sẽ ngược lại.
Khi xi đánh dày bị cứng, nhưng vẫn còn dùng được, ta nhỏ một ít xăng hoặc dầu hoả vào trộn đều, xi lại dùng được như cũ.
Để bảo quản xi đánh dày, ta bọc xi đánh dày cẩn thận rồi cho vào trong tủ lạnh, như vậy xi sẽ không bị cứng và khô.
Khi đi mua tất không biết mình tất cỡ nào, ta có thể tính độ dài của tất bằng cách như sau: ta dung một bên bàn tay nắm thành nắm đấm, tay kia ta cho tất (phần từ mũi chân đến gót chân) bao bọc vòng quanh một vòng to nhất của nắm đấm, nếu vừa đúng một vòng, đó chính là đôi tất vừa chân ta. Đối với người bình thường chiều dài bàn chân bao giờ cùng bằng chiều dài vòng to nhất của nắm đấm tay người đó.
- Để giúp cho tất dày dùng được bền hơn, trước tiên ta đem tất đã đi bẩn giặt sạch, sau đó ta nhỏ vài giọt dấm vào nước ngâm tất một lúc phơi khô. Sau khi được giặt qua dấm sợi tất sẽ trở nên dai và bền hơn, đông thời khử được mùi hôi của tất khi đi lâu.
- Nếu tất dày đi một thời gian, trên bề mặt xuất hiện những túm sợi nhỏ nhỏ, tuy chưa bị rách nhưng cũng ảnh hưởng đến mỹ quan của tất, lúc này ta có thể lộn mặt trái của tất để đi, như vậy ta đã có một đôi tất mới.
Với những đôi tất không may bị vướng rách thủng một lỗ, ta có thể dùng thuốc đánh móng tay trong suốt không màu quét lên chỗ bị móc, làm như vậy ta không những che được vết rách, còn giúp cho vết rách không bị rộng ra.
Cách đơn giản nhất là dùng thuốc đánh răng quét lên bề mặt đồ trang sức bằng bạc một lúc rồi lau sạch.
Với những đồ trang sức bằng bạc đã mất đi độ bóng sáng, trước tiên, ta dùng xà phòng rửa sạch bề mặt đồ trang sức, sau đó dùng một loại dung dịch được pha trộn theo tỷ lệ như sau: 100g nước trộn với 20g lưu huỳnh rửa lại cuối cùng dùng nước sạch rửa lại là được.
Trước tiên, ta dùng nước rửa sạch đồ trang sức, dùng khăn lau khô, cũng có thể dùng nước xà phòng nóng để rửa. Tiếp đó ta dùng hỗn hợp amôniăc và bội đá vôi trăng hoà thành dạng hồ bôi lên đồ trang sức, để đến khi khô, dùng khăn mềm lau sạch cho đến khi sáng bóng là được.
Ta dùng một gói bột hiện hình (dùng trong chụp ảnh) hoà đều vào 1kg nước cho đồ trang sức vào trong dung dịch vừa pha ngâm từ 3 - 5 phút rồi lấy ra (nếu là đồ trang sức bằng bạc thời gian ngâm có thể ngắn hơn một chút. Sau khi lấy ra, ta dùng nước rửa sạch dừng khăn lau nhẹ là vết bẩn sẽ đi hết. Nếu đồ trang sức có nhiều hoạt tiết rườm rà, vết bẩn bám trong kẽ ta có thể dùng bàn chải thấm nước xà phòng để rửa từng chi tiết nhỏ. Nếu sau khi rửa xong, đồ trang sức chưa được sáng bóng cho lắm, ta có thể dùng vải mịn chấm thuốc đánh bóng và dầu máy để xoa.
Ta cho đồ trang sức vào ngâm trong dung dịch nóng trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Dung dịch này được pha chế như sau: 100g nước trộn với 15g bột tẩy trắng, 15g NaCHO3 và 5g muối ăn. Sau đó, ta dùng nước nóng có hoà với dung dịch NaCHO3 (1kg nước hoà với 1 thìa NaCHO3) rửa sạch là được.
Ta đem đồ trang sức vàng ta đem đốt trên ngọn đèn cồn vài phút đồ trang sức sẽ hồi phục lại màu vàng óng như ban đầu.
Cách tốt nhất để tẩy rửa dây chuyền vàng là cho dây chuyền vàng vào lọ nước xà phòng, lắc nhẹ tay đến khi sạch là được.
Nhẫn có mặt đá quý khi bị dính bụi thường hay tích tụ ở dưới viên đá. Lúc này, có thể dùng tăm, que diêm quấn lên một ít bông, thấm nước hoa, glixêrin hoặc hỗn hợp dung dịch MgO và amôniăc lau sạch mặt đá và nhẫn, sau đó ta dùng một mảnh vải nhung lau sáng nhẫn. Tuyệt đối không được dùng vật sắc nhọn lau chùi đá quý và nhẫn, tránh làm xước mặt đá và nhẫn.
Đối với đồ dùng gia đình bằng gỗ, trước khi quét sơn, ta nên dùng giấm lau đi một lượt, như vậy khi sơn màu sắc của đồ vật vô cùng sáng bóng.
Đồ gỗ vừa mới quét sơn, ta nên dùng dấm lau đi một lượt, gỗ sẽ sáng bóng hơn và sơn lại rất bền.
Ta đem sữa bò đun sôi đổ vào một cái đĩa hoặc bát, rồi đặt bát, đĩa trong ngăn tủ mới quét sơn, đóng kín cửa tủ lại sau 5 tiếng mùi sơn sẽ hết.
- Dùng một miếng vải sạch thấm sữa bò để lau chùi bàn ghế hay các loại đồ gỗ khác thông thường có thể tẩy sạch những vết cáu bẩn mà còn làm cho đồ gôc sáng bóng như mới.
- Dùng 1/2 cốc nước pha với lượng dấm bằng 1/4 lượng nước), dùng vải mềm tẩm dung dịch này để lau chùi đồ gỗ, đồ gỗ cũng sẽ sáng bóng trở lại.
- Đồ gỗ dùng lâu, độ sáng bóng sẽ dần mất đi. Để khắc phục tình trạng này, ta phải pha một cốc trà đặc to, để nguội dùng vải mềm thấm nước trà lau chùi đồ gỗ, bình thương chỉ cần lau 2-3 lần là đồ gỗ phục hồi lại độ sáng bóng ban đầu.
Đồ bằng mây dùng lâu ngày sẽ tích tụ bụi rất bẩn, ta có thể dùng nước muối để lau rửa. làm như vậy đồ mây tre sẽ sạch bụi bẩn, vừa mềm mại lại tăng độ dẻo dai.
Đồ bằng mây để lâu hay bám bụi, ta có thể dùng chổi lông mềm lau từ các mắt lưới, từ trong ra ngoài đồ dùng để quét hết bụi. Nếu bụi bẩn quá nhiều, ta có thể dùng nước để rửa, đợi khô rồi lau bằng cách trên là được.
Trên mặt bàn của các loại bàn chè có dán lớp chống lửa, pha chè lâu ngày, nước chè bám trên mặt bàn để lại những vết cáo bẩn. Để xoá đi những vét bẩn này, ta có thể rắc lên trên mặt bàn một ít nước rồi dùnggiấy thiếc trong bao thuốc lá lau đi lau lại, sau đó dùng nước để rửa, vết cáu bẩn của chè sẽ hết. cách này có thể dùng lau rửa ly chén vv...
- Những đồ gỗ đựng bát, đĩa, cốc đựng nước nóng, nếu ta trực tiếp đặt lên đồ gỗ quét sơn, nhiều khi để lại vết nóng tròn màu trắng. Bình thường ta chỉ cần dùng vải thấm dầu hoả, cồn, nước hoa hoặc nước chè lau qua là được.
- Nếu vết nóng khá nặng, ta có thể dùng khăn rửa mặt thấm nước ấm vắt khô, nhỏ vào trong khăn một ít dung dịch amôniăc, dùng tay vò khăn mặt cho nước amôniăc trong khăn thấm ra tay, sau đó dung tay đập nhanh vào vết nóng, sau cung lấy một lớp nến bôi lên trên, như vậy, vết nóng sẽ không còn nữa.
- Ta cũng có thể dùng cồn iốt lau nhẹ lên trên vết nóng một ít dầu vadơlin, sau vài ngày ta dùng vải lau vết nóng, vết nóng cũng sẽ hết.
Những đồ gỗ màu trằng khi bị vàng trong thật khó coi, nếu ta dùng thuốc đánh răng bột (hoặc kem dánh răng) đẻ lau, tình trạng này được thay đổi đáng kể. Chú ý khi thao tác không nên dùng sức mạnh quá. Néu không sẽ làm hỏng lớp bóng ở trên bề mặt đồ dùng, làm cho tácdụng sẽ hoàn toàn ngược lại.
Đầu thuốc lá, hay tàn thuốc, que diêm chưa cháy tắt hẳn không may bị rơi lên mặt bàn, có khi để lại vết cháy. Nếu chỉ là cháy trên mặt sơn. ta có thể quấn một lớp vải mịn cứng vào đầu que tăm, lau nhẹ vào vết cháy, sau bôi lên lớp cháy một ít nến mỏng, vết cháy sẽ bị xoá đi.
Nếu đồ gỗ trong nhà bị xước (nhưng chưa chưa ảnh hưởng đến lớp gỗ bên trong), ta có thể dùng bút bi màu hoặc bột màu có cùng màu với mặt sơn đồ gỗ bôi lên mặt đồ gỗ lấp đi maù đồ gỗ bên dưới, sau đó dùng thuốc đánh móng tay không màu quét lên một lớp mỏng là được.
Khi dầu nến rớt trên mặt đồ gỗ, ta không được dùng dao sắc hay móng tay để cạo, nên chờ đến ban ngày, khi trời sáng tỏ, ta dùng một mảnh nhựa mỏng, 2 tay tỳ chặt lên miếng gỗ nhựa (nilông) lau dầu từ ngoài vào trong, sau đó dùng khăn mềm lau sạch là được.
Khi xử lý các chỗ bị rộp, ta nên dùng dao sắc thuận theo chiều vân gỗ rạch một đường, sau đó dùng ồng phun keo vào trong vết rạch, dùng tay ấn nhẹ vào vết rộp, dùng khăn ướt lau sạch keo tràn ra ngoài. Tiếp đó ta dùng một vật nặng, lớn hơn vết rộp đè lên vết rộp. Để tránh trường hợp khi đè lên vêt rộp keo bị tràn lên trên làm bẩn bề mặt lớp dán, ta có thể lấy miếng ni lông mỏng trải ở giữa lớp dán và vật nặng. Như vây, bề mặt lớp dán lại phẳng như cũ.
Nước nhỏ trên mặt gỗ, nếu không lau ngay sẽ để lại vết nước. Đối vết in nước này có thể dùng vải ướt che lên trên vết cặn nước, sau đó dùng bàn là, là cẩn thận vài lần lên khăn ướt, vết căn nước sẽ không còn nữa.
Gỗ trẩu mềm sau khi va đập thường để lại vết lõm. Ta có thể xử lý như sau: trrước tiên ta dùng khăn mặt ướt phủ lên chỗ bị lõm dùng bàn là nóng để là, vết lõm dần dần sẽ hết. Nếu vết lõm sâu quá ta có thể cho keo hoặc vật liệu vào lấp đầy.
Dùng nước hiện hình (trong ngành ảnh) đã dùng rồi lau nhẹ lên lớp sơn cũ, như vây, lớp sơn cũ sẽ mất đi, ta chỉ việc rửa sạch đồ gỗ, phơi khô cuối cùng dùng giấy giáp đánh nhẵn, là có thể sơn lớp sơn mới được.
Đồ gỗ không may bị nứt, ta có thể xử lý theo cách sau: lấy vải bông cũ hoặc tải gai rạch đốt thành tro, trộn với dầu trẫu sống thành dạng hồ đặc, nhét vào trong vết nứt của gỗ, cuối cùng ta đem phơi khô vết nứt sẽ rất chắc và kín. Ta cũng có thể lấy báo xé thành từng mảnh vụn, trộn vào một ít phèn chua và nước sạch, đun thành dạng hồ đặc. Đợi khi hồ nguội, ta nhét hồ vào những chỗ nứt, phơi khô. Tuy nhiên cách này chỉ dùng cho những đồ vật ít tiếp xúc với nước.
Trong cuộc sống hàng ngày có những lúc trang trí nhà cửa, ta cần vẽ những đường trang trí băng sơn. Để vẽ được những đường trang trí thẳng, đều đặn như ý, nếu dung bút vẽ tranh sơn dầu hoặc bút long nhiều lúc không được toải nguyện cho lắm, đặc biệt là đường kẻ nhỏ. Các bạn có thể tham khảo một trong các cách sau của chúng tôi: ta lấy một ống tiêm thường dùng và một chiếc kim tiêm loại số 6 trở lên (cắt đi phần dài nhỏ của kim). Hút sơn vào ống tiêm (sơn có thể hơi đặc một chút nhưng không được có cẵn), rồi lắp kim vào là dùng được. Khi vẽ ta dùng ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa bóp chặt phần dưới của ống tiêm, dùng lòng bàn tay ấn phần đầu bít tông, ấn từ từ, sơn sẽ phun ra từ mũi kim tạo thành những đường kẻ thẳng đều đặn. Để có được những đường kẽ to, nhỏ như ý, ta có thể xử lý bằng cách thay đổi lực ấn và tốc độ của kẻ. Phương pháp này có thể áp dụng được cho cả vẽ đường thẳng đường cong thậm chí còn vè được trong điều kiện mặt phẳng vẽ dốc ngược xuống đất.
Khi quét tường, vấn đề rắc rối mà chúng ta hay gặp là không biết nên dùng lượng vôi hay sơn bao nhiêu. Mua nhiều thì lãng phí mua ít thì phải mua thêm làm cho màu khi quét không được đồng nhất. Thực ra cách tính khá đơn giản. Ta chỉ cần lấy diện tích phòng là m2 cần quét vôi hoặc sơn nên chia cho 4, tiếp tục lấy chiều cao của tường chia cho 4, đem hai số vừa chia được đem cộng lại là được số lượng vật liệu cần mua. Ví dụ: căn phòng rộng 20m2, lượng sơn cần dùng là 20:4=5; tường cao 4m, ta lấy 4:4=1. sau đó lây 5+1=6, vậy khối lương sơn cần mua là 6kg.
Nếu khi quét vôi tường, ta cho vào nước vôi một ít mực xanh khi quét khô vôi sẽ rất trắng,
- Đối với các gia đình ở nông thôn, nwus ta cho vào hồ dùng để gián tường 1 miếng xà phòng, khi dán rất trơn và rất lâu bong.
- Khi trộn hồ để gián giấy dán tường, ta có thể cho vào hồ một ít muối, như vậy có thể tránh được mục và mối mọt.
Giấy dán tường có các loại khổ khác nhau, để đảm bảo không bị lãng phí giấy dán tường, bạn có thể tham khảo công thức sau: (M/L+1) x (H+h) + C/M. Trong đó, L là chiều dài của 4 bức tường sau khi đã trữ đi chiều dài của cửa ra vào và cửa sổ; M là khổ rộng của giấy; cộng thêm 1 để làm lượng thừa để ghép; H là chiều cao cần gián giấy dán tường; h là cự ly gữa hai tờ giấy dán tường, làm lượng dư để ghép theo chiều dọc; C là diện tích cần dán giấy trên và dưới cửa sổ ra vào. Khi tính ta nên lấy đơn vị thống nhất là m và diện tích là m2. Khi tính các số lẽ không được bỏ đi.
- Khi dán giấy dán tường, nếu dùng 5kg keo nước, ta cần trộn thêm 1kg bột mỳ, trộn thành dạng hơi lỏng, dùng bàn chải chải đều lên trên mặt tường, đem mặt sau giấy dán tường dùng nước sạch lau ướt, sau đó cho giấy lên gián. dán xong, do tác động của bột mỳ, nhiều khe hở nhỏ sẽ mất đi, giấy dán trở lên phẳng rắn chắc.
- Giấy sau khi gián lên tường mà bị phồng, ta dùng dao rạch vào vết rộp theo hình + rồi gián lại vết rộp sẽ hết.
Khi đòng đinh, có khi tường xuất hiện những vết nứt. Đối với trường hợp này, ta có thể dùng băng dính dán vào chỗ đóng đinh trên tường, sau đó đóng đinh lên, như vây khi đòng đinh xong tường không còn vết nứt nữa. cách này dùng được với tường đà quét sơn hoặc vôi lâu ngày, đẻ tránh cho khi đóng đinh làm cả mảnh vôi bị bong ra.
Khi đinh ở trên tường bị lỏng, ta có thể dùng hồ hoặc keo gián quệt xung quanh đinh, sau đó cắm đinh vào lỗ cũ, ấn chặt, như vậy đinh sẽ chắc lại như cũ mà không phải đóng lỗ khác làm hỏng tường.
Nếu trong tay bạn có những mảnh vải vụn và len cũ không dùng đến, bạn có thể dùng chúng làm tấm thảm nhỏ. Cách làm hết sức đơn giản và hiểu quả: Ta đem len cũ dùng kim đan loại to đan lại thành những mảnh có độ dài tuỳ ý chiều rộng là 20 mũi kim đan. Đam xong, ta dùng kim khâu len khâu mảnh len vừa đan xong thành hình ống như ống xả nước ở máy giặt, khâu xong ta nhồi vải vụn vào trong những ống đó. Tiếp đó ta lại đan những ống như vậy. Tuỳ theo kích thước của thảm mà đan số lượng ống cần thiết, sau đó khâu ghép các ồng lại với nhau, ta được một tấm thảm dản dị không kém phần sặc sỡ lại rất ấm, mềm mại dùng vào mùa đông
Do bị đồ dùng gia đình hoặc những đồ nặng khác đè lên, trên thảm có những vết lõm . Để xử lý những vết lõm này, ta có thể làm như sau: dùng khăn mặt nhúng qua nước nóng, vắt khô, phủ lên trên vết lõm 5-10 phút, sau đó ta bỏ khăn ra dùng máy sẩy tóc và bàn chải lông loại rậm, vừa thổi vừa chải, thảm sẽ dần phục hồi lại như cũ.
Nếu thảm nhà bạn không may bị dính kẹo cao su, bạn chớ dùng khăn ướt để lau, càng không thể dùng khăn nóng để lau. Cách tốt nhất, ta dùng đá làm cho vết kẹo lạnh cứng lại, sau đó cạo nhẹ đi thì vết kẹo sẽ hết.
Nếu trên thảm có vết cháy không nhiều lắm, ta có thể dùng bàn chải cứng để chải vết cháy đi. Nếu cháy nhiều ta phải dùng kéo cắt lớp thảm bị cháy đi, sau đó lấy miếng thảm tương ứng để đè dưới chân các đồ dùng trong gia đình, dùng bàn chải chải cho lớp thảm không bị bẹp xuống rồi dùng hồ hoặc keo dính dính miếng thảm mới đó vào nơi vừa cắt là được.
Dùng 300g bột mỳ, 50g muối tinh và 50g bột thạch cao, dùng nước hoà thành hồ, cho thêm vào một ít rượu trắng, cho lên bếp đun nóng đánh đều, để nguội cho khô lại rắc vào chỗ thảm bị bẩn, dùng bàn chỉ hoặc vải nhung để lau cho đến khi bột khô trở thành dạng bột, thấy thảm sạch, dùng máy hút bụi hút sạch bột là được.
Thảm nhựa rải nhà nếu bị dính mực, nước canh hoặc dầu mỡ.vv… ta thường chỉ cần dùng nước xà phòng loãng lau là sạch, nếu lau vẫn không sạch, ta có thể dùng xăng lau sẽ sạch hết.
Phương pháp này hết sức đơn giản, sau một thời gian sử dụng xe, ta chỉ cần đổi lốp trước cho lốp sau xe hoặc xoay bên trái lốp sang bên phải tuỳ theo độ mài mòn của lốp xe là được.
Khi xăm xe đạp bị vật nhọn chọc thủng, ta có thể dùng băng dính y tế (loại băng dính vải thường dùng trong bệnh viện) dán lên lỗ thủng ở xăm thành nhiều lớp, các lớp từ nhỏ đến lớn, làm như vậy có thể đảm bảo cho xăm giữ được lâu không bị xuống hơi.
Trước tiên ta vặn van xe đạp ra, xì hết hơi trong xăm, sau đó ta dùng 1 thìa canh bột hoạt thạch dùng giấy cứng quấn thành hình phễu đổ bột vào trong xăm, như vậy xe sẽ không bị xuống hơi nữa.
Một điều chúng ta cần lưu ý khi sửa chữa hoặc lau dầu xe đạp là không nên dùng dầu máy khâu, vì dầu máy khâu thuộc loại dầu bôi trơn bạc chất nếu dùng cho xe đạp sẽ làm cho mỡ bôi trơn có ở trong xe loãng ra và chảy đi, do đó sẽ giảm đi tính năng chống gỉ và trơn trượt của dầu mỡ.
Đồng hồ để bàn hay treo tường nếu khi lên giây hay chỉnh kim không chú ý sẽ xảy ra hiện tượng đánh chuông sai. Phương pháp điều chỉnh như sau : Nếu kim chỉ 10 giờ nhưng chỉ đánh 8 tiếng chuông ta dùng một ngón tay ấn chặt kim giờ, dùng tay kia quay kim phút hai vòng thuận theo chiều kim đồng hồ là được. Chú ý khi quay kim đến 30phút hoặc đúng giờ cần chờ cho đồng hồ đánh chuông xong rồi mời quay tiếp. Nếu kim giờ chỉ 10h nhưng lại đánh 12 tiếng chuông, ta chỉ cần căn cứ vào phương pháp trên quay ngược kim phút lại hai vòng là
được.
Khi bên trong đồng hồ treo tường bám nhiều bụi đất, ta lấy 1 cục bông tẩm dầu hoả cho vào trong nắp chai nhỏ, dặt vào trong đồng hồ rồi đóng kín cửa đồng hồ lại. Sau vài ngày khi lấy bông ra, phần lớn bụi cũng đã được hút sạch. Nếu bụi quá nhiều ta cũng có thể dùng phương pháp này làm đi làm lại nhiều lần.
- Xác định phương hướng: Ta chọn giờ trên đồng hồ lúc cần xác định phương hướng chia cho 2, sau khi tìm được thương số, tìm vị trí tương ứng với thương số ấy trên mặt đồng hồ, đem số tìm được trên mặt đồng hồ chiếu thằng về hướng ánh nắng mặt trời, khi ấy số 12 ở mặt đồng hồ tương đương với hướng Bắc. Ví dụ, khi ta cần xác định phương hướng là lúc 10h sáng, ta đem 10/2=5, đem số 5 trên mặt đồng hồ chiếu thẳng về phía mặt trời, số 12 về hướng nào đó chính là hướng Bắc, các hướng khác cũng dễ dàng tìm ra được. Cần lưu ý khi xác
định hướng là buổi chiều, ta phải tính giờ theo 24 tiếng. Chẳng hạn lúc xác định hướng là 4h chiều, ta phải tính là 16h. Dùng phương pháp này xác định phương hướng chính xác không kém la bàn.
- Đo nhiệt độ cơ thể: Nếu chúng ta muốn đo nhiệt độ cơ thể mà trong tay không có cặp nhiệt độ, đồng hồ có thể giúp chúng ta. Khi nhiệt độ cơ thể bình thường (36,8oC-37oC), mạch đập mỗi phút là 76 lần. Nếu khi dùng đồng hồ đo, thấy nhịp đập của mạch là 100-120 lần/phút, thì nhiệt độ của cơ thể là 37.5oC-38oC, nếu mạch đập mỗi phút là 120-140 lần, nhiệt độ cơ thể sẽ là 38oC trở lên. Tất nhiên ta không thể dùng phương pháp này để đo cho người có bệnh về tim mạch.
Nếu đồng hồ bị ngấm nước, ta có thể dùng vài lớp giấy vệ sinh hoặc vải nhung dễ hút ẩm, gói kín đồng hồ lại, để cách đèn điện 40w 15cm sấy trong vòng 30phút, hơi nước trong đồng hồ sẽ bay hết.
`- Khi đồng hồ bị ngấm nước, ta có thể đeo đồng hồ ngược lại, mặt đồng hồ vào trong, mặt trong đồng hồ lật ra ngoài. Khoảng 2 tiếng sau hơi nước sẽ bốc đi hết. Nếu nước vào quá nhiều chỉ có cách tháo ra lau cho hết nước.
Ta dùng xà phòng bánh xoa lên lớp vỏ kim loại của đồng hồ, sau đó dùng vải nhung lau sạch, làm như vậy có thể chống mồ hôi ăn mòn vỏ đồng hồ.
Nếu mặt đồng hồ có vết xước, ta có thể bôi lên đó một ít thuốc đánh răng, rồi dùng bông lau đi lau lại, mặt đồng hồ sẽ sáng bóng như mới.
Khi đồng hồ đeo tay bị nhiễm từ sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác. Phương pháp xử lý rất đơn giản, ta chỉ cần lấy 1 vòng tròn bằng sắt không bị nhiễm từ, cho đồng hồ lướt qua lướt lại từ từ qua vòng sắt, sau vài phút đồng hồ sẽ nhả hết từ phục hồi lại trạng thái ban đầu.
- Khi quét vôi lên tường nhà không may làm rớt vôi lên kính cửa, để lau sạch các vết vôi này, ta không thể dùng nước để lau mà cần phải dùng khăn ướt trộn với cát để lau rửa cửa kính, những vết vôi sẽ được lau đi 1 cách dễ dàng.
- Ta lấy bột thạch cao hoặc bột phấn viết bảng hoà với nước xoá lên kính, sau khi khô ta dùng khăn lau sạch, như vậy sẽ làm cho kính sạch và sáng bóng.
- Kính dùng lâu ngày thường bị đen, ta dùng vải mịn bôi thuốc đánh răng vào để lau, kính sẽ sáng lại như mới.
- Nếu dùng nước rửa vỏ trứng tươi vừa đập xong, ta sẽ được 1 dung dịch lòng trắng trứng hoà với nước, lấy nước này lau kính hoặc đồ dùng gia đình sẽ làm cho kính và đồ dùng gia đình tăng thêm độ bóng.
- Khi kính cửa sổ bị dính vết bẩn lâu ngày hoặc vết dầu, ta dùng khăn ướt nhỏ một ít dầu hoả hoặc rượu trắng vào để lau, kính sẽ sạch và bóng trở lại.
- Khi kính bị dính sơn, ta có thể dùng vải nhung thấm một ít giấm ăn để lau, vết sơn sẽ sạch.
- Gương để bàn, gương tủ hay gương ở bàn trang điểm nếu có vết bẩn, ta có thể dùng vải mềm (hoặc vải xô) thấm dầu hoả hoặc sáp để lau, tuyệt đối không được dùng khăn ướt để lau, nếu không mặt gương sẽ mờ đi, kính dễ bị mòn rỗ.
- Nếu ta dùng khăn có thấm sữa bò để lau gương, khung gương hoặc phím đàn thì mọi thứ sẽ trở nên sáng bóng.
- Khi ta tắm, gương trong nhà tắm thường bị hơi nước bốc lên làm mờ đi. Ta có thể dùng nước xà phòng xoa lên gương, rồi dùng khăn khô lau đi, trên mặt gương sẽ hình thành 1 lớp màng nước xà phòng, tránh cho gương bị mờ. Ta cũng có thể dùng sữa rửa mặt thay nước xà phòng, hiệu quả thu được là như nhau.
Trước tiên ta dùng giấm lau sạch nơi cần dán tay nắm ở kính và rửa sạch tay nắm, để khô. Tiếp đó ta dùng lòng trắng trứng gà bôi lên trên kính và tay nắm, ép chặt vào nhau, để khô, như vậy chiếc tay nắm đơn giản đã được dán một cách chắc chắn vào kính.
Ta lấy nửa chậu nước cho vài tờ vải ráp kim loại (số của vải ráp nên dựa theo yêu cầu thô, mịn của kính mờ để đặt) ngâm vài phút. Sau khi ngâm, ta vò những hạt cát trên vải ráp xuống nước, đổ hết phần nước trong đi. Tiếp đó, ta cho cát vừa chắt đựơc lên kính cần mài, ta lấy tiếp một miến kính cần mài khác đặt lên trên, dùng tay ấn xuống mài theo vòng tròn. Như vậy, sau vài phút ta đã có thể mài xong cả 2 tấm kính.
Khi cắt kính, nếu không có dao cắt chuyên dùng, ta có thể tìm 1 mảnh sứ vỡ hay lấy 1 hòn đá cuội đập vỡ, sử dụng góc nhọn của chúng để cắt kính. Khi cắt ta đặt thước vào đường định cắt, dùng sức lấy miếng sành hay mảnh đá cuội kẻ thành vết lên kính, lúc này ta chỉ cần bẻ mạnh tay là kính sẽ tách rời ra. Sở dĩ ta dùng sứ và đá cuội cắt được kính vì đá cuội và sứ có độ cứng lớn hơn so với kính.
Đồ bằng thuỷ thinh bị rạn vỡ, ta có thể dùng lòng trắng trứng bôi kín lên 2 vết vỡ, rồi dính chúng lại với nhau. Sau khi hàn gẵn xong, lau sạch lòng trắng trứng bị trào ra ngoài. Chỉ sau nửa tiếng, vết gắn sẽ dính vào nhau, để thêm vài ngày nữa là đồ dùng lại sử dụng được như cũ, cho dù có bị lực tác động lớn cũng không sợ vết vỡ lại nứt ra. Phương pháp này cũng có thể dùng để dính các đồ sứ nhỏ
Vào mùa hè, thành phần nước trong không khí nhiều, các cánh cửa gỗ, ngăn kéo bàn hay tủ thường rất chặt khó kéo. Ta có thể dùng xà phòng bôi lên mép cửa, ngăn kéo như vậy sẽ kéo dễ dàng.
Nếu ở nhà có cửa bằng sắt, khi đóng mỡ có hiện tượng dít, ta có thể dùng mẫu nến hoặc mẫu bánh xà phòng bôi lên bản lề cửa thay cho dầu bôi trơn, như vậy làm cho cửa sắt đóng mỡ dễ dàng.
Khi làm sơn sống, trước hết ta cạo một ít xà phòng bôi vào móng tay, như vậy sơn sẽ không dính vào kẽ móng tay, cho dù sơn có dính vao rửa cũng rất dễ sạch.
Chổi lông sau khi quét sơn, sơn dính ở phía trên rất khó rửa sạch. Nếu ta đem chổi lông khoắng vào nước có thuốc tẩy, rồi ngâm 3-4 tiếng chổi sẽ sạch như mới.
Chổi quét vôi sau khi dùng, ta có thể ngâm qua nước xà phòng ngày thứ 2 lấy dội qua nước là sạch.
Trước khi vặn đinh ví ta đem đầu đinh chọc vào bánh xà phòng, khi vặn lại rất dễ ăn gỗ.
Khi đóng đinh trên gỗ tránh cho gỗ khỏi bị nứt, ta chú ý nên đóng tránh những đường thớ trên gỗ là được.
Băng nhạc cũ hay băng có chất lượng kém khi dùng thường dễ làm hỏng đầu từ, nên ta thường bỏ nó đi.Tuy nhiên không dùng được đẻ nghe nhạc ta có thể sử dụng nó để trang trí những đồ dùng bằng gỗ có màu sắc. bạn có thể tham khảo cách sau.
- Khi lớp sơn lần cuối vào gỗ gần khô ta kéo thẳng băng dán lên là được.
- Sau khi đồ gỗ đã sơn hoặc đánh véc ni xong, ta dùng keo trong suốt quét lên mặt không bóng của băng sau đó dán băng lên bề mặt gỗ là được.
Để tránh cho sàn gỗ phát ra tiếng khi ta đi qua đi lại, ta có thể nhét vào các kẽ của những miếng gỗ trên sàn, tiếng kêu sẽ không còn nữa.
Đối với những chiếc rèn cửa nhỏ, ta có thể dùng kim băng loại to luồn cúc áo vào để treo. Lỗ tròn dưới kim băng luồn vào giá dây treo rèm cửa, phia trên cùng của rèm cửa ta khâu một hàng lỗ khuyết. Khi giặt tháo ra rất thuận tiện.
Nếu trong tủ đã treo chật quần áo mà chiều dài tủ vẫn tận dụng được, ta có thể tự làm nhiều chiếc móc, mỗi chiếc móc lại được móc vào một cái mắc áo đã có áo mắc vào. Những chiếc móc này có thể dùng dây điện to hoặc dây sắt các loại to để làm. Trên mỗi chiếc móc ta đều có thể móc lên 1 cái mắc áo mắc những đồ nhẹ. Bằng cách này ta sẽ tận dụng được nhiều diện tích trong tủ hơn.
Để treo quần vào trong tủ mà không làm cho quần bị nhàu lại dễ dàng lấy ra, ta có thể dùng dây thep loại to vừa phải uốn thành hình , hai đầu móc của mắc tự tạo này có thể móc chồng lên chiếc mắc tự tạo khác theo hình thang. Như vậy, với chiếc mắc treo quần tự tạo này, ta vừa tận dụng được diện tích, mà quần được treo lại phẳng và dễ lấy.
Khi giặt rèm lưới, ta có thể cho vào trong nước xà phòng một ít sữa bò, như vậy rèm sau khi giặt sẽ sạch như mới.
Khi giặt rèm lưới, nếu như trong nước xà phòng ta cho thêm một vài cái đầu lọc thuốc lá, hiệu quả sẽ tốt hơn giặt xà phòng bình thường.
Ta có thể tận dụng những chiếc tất cũ rách luồn vào tay dùng để lau bóng đèn, bình hoa có hoạ tiết lồi lõm, đồ khảm trai, như vậy vừa tiện lợi lại hiệu quả, tiết kiệm.
Với những chiếc đĩa hát cũ bằng nhựa bỏ đi, ta có thể hơ lên bếp cho mềm rồi dùng tay nhẹ nhàng uốn thành hình lá sen, làm thành một chiếc đĩa đựng hoa quả độc đáo, cũng có thể uốn thành những hình khác theo ý muốn làm đồ để bày hoặc đựng các vật phẩm khác, cũng rất đặc biệt.
Nếu ta cần cắt hoặc khoan gạch men trước tiên ta phải ngâm gạch vào trong nước từ 30 - 60 phút, hoặc thời gian có thể dài hơn để gạch uống no nước. Sau đó, ta căn cứ vào hình dạng định cắt trên gạch, dùng bút kẻ vào mặt sau của gạch, dùng kìm nhọn đầu có lưỡi làm bằng thép cắt bỏ những phần không cần thiết cho đến khi thành hình chúng ta cần, xung quanh viền viên gạch dùng đá mài nhẵn là được. Nếu là khoan lỗ, ta có thể dùng mũi khoan hoặc kéo khoan từ mặt sau của viên gạch.
Sàn nhà không phẳng sẽ ảnh hưởng đến cửa khi đóng mở. Ta có thể dùng giấy ráp đánh lên mặt sàn nhà, đẩy đi đẩy lại cánh cửa vài lần, sau khi cánh cửa bị mài mòn, cửa đóng mở sẽ trở nên dễ dàng.
Khi chuyển đến chỗ ở mới, có khi chúng ta gặp phải những bộ cửa sau khi đóng lại tự động mở ra. Đó là do khi lắp bản lề vào cửa, đã lắp qúa kích (quá chặt) còn khe hở giữa cửa và khung cửa lại rộng, nên khi ta đóng cửa, cửa lại tự động mở ra. Đối với những bộ cửa như vậy, ta có thể dùng đầu nhổ đinh của búa đệm vào giữa cửa và bản lề sau đó nhẹ nhàng khép cửa lại, như vậy then bản lề sẽ hơi cong đi, cửa và khung sẽ đóng sát được vào nhau. Chú ý khi ép không dùng sức quá mạnh, cần phải làm nhẹ nhàng, một lần không được thì làm 2 lần. Làm như vậy, ta sẽ giải quyết được vấn đề này.
Khi chuyển nhà đến chỗ ở mới, nhiều khi vì sắp xếp đồ dùng trong nhà mà ta gặp phải rất nhiều rắc rối. Để tránh được tình trạng xếp đồ không vừa ý hay do chưa tính toán mà làm hỏng cả chất lượng của đồ dùng, ta nên đo diện tích nhà ở trước rồi vẽ trên giấy dựa theo tỷ lệ thu nhỏ. Đồ dùng trong nhà cũng căn cứ vào tỷ lệ thu nhỏ vẽ trên giấy cứng, cắt ra từng mảng. Sau cùng, ta đem những mảnh giấy cắt ra đặt vào các vị trí trên sơ đồ phòng ở, tìm cho đồ dùng những vị trí thích hợp nhất, vậy ta vừa đỡ tốn thời gian vừa không mất nhiều công sức.
Ta có thể bê xalông ra ngoài phòng, dùng que đập nhẹ cho bụi bay hết là được. Nhưng bê ra thường không tiện, ta có thể tiến hành trong nhà theo cách như sau: ta lấy khăn bông hoặc khăn vải xalông thấm nước, vắt khô rải trên mặt xalông rồi dùng que đập nhẹ, bụi sẽ bật ra và thấm vào trong khăn. Nếu làm một lần chưa sạch, ta có thể làm vài lần cho đến khi sạch.
Giường đệm mặc dù để trong nhà nhưng cũng có rất nhiều bụi. Nếu ta dùng chổi hay que đập cho sạch bụi, bụi sẽ bay khắp phòng, thật là lợi bất cập hại. Ta có thể lấy quần áo cũ bằng vải nilông đen giặt sạch phơi khô, khi cần lau bụi, ta dùng những chiếc quần áo cũ này làm khăn lau lau theo một đường ở trên giường, do sinh ra tĩnh điện lớn, lớp bụi sẽ dính vào khăn lau, dùng nước giặt sạch rồi dùng tiếp. Ta nên dùng 2-3 mảnh cùng một lúc như vậy sẽ nhanh và hiểu quả hơn.
Nếu nồi bằng sắt thép bị thủng, ta có thể dùng gan lợn sống trộn với đất sét, quấy thành bùn rồi trát vào chỗ bị thủng, nồi hàn theo cách này càng nấu càng chắc.
Nồi nhôm, ấm nhôm, chậu nhôm dùng thời gian lâu thường xuất hiện những lỗ rổ nhỏ, ta có thể dùng sợi nhôm tán vào những chỗ bị rò ấy. Cách làm như sau: Dùng dây điện cũ làm bằng nhôm, cắt lấy dây nhôm cắt thành từng đoạn dài bằng 1/2 chiếc đinh gim, dùng kìm kẹp chặt 2/3 đoạn nhôm vừa cắt, còn lại 1/3 dùng búa đập thành dạng mũ đinh tán vào chỗ bị rỗ. Đối với nồi chậu ta tán từ phía ngoài, ấm ta tán từ phía trong. Sau đó, ta dùng đồ bằng sắt có mặt phẳng kê phần mũ của đinh, dung búa con tán nhẹ vào đầu kia (đầu 2/3 dùng kìm kẹp
đã nói ở trên) cho bẹp giống như hình mũ của đinh mũ dán chặt vào bề mặt đồ dùng bị thungr. cuối cùng ta cho đất đèn trét kín xung quanh chỗ vừa tán là được. Đất đèn có thể trộn cùng với thạch cao dầu trẩu và nhựa tùng dương.
Để vá những đồ bằng nhôm bị thủng, ta có thể tận dụng các vỏ thuốc đánh răng bằng kim loại để vá. Ta có thể làm như sau: lấy hộp đựng thuốc đánh răng tách ra, rửa sạch, vê lại thật chặt (cáng chặt càng tốt) thành que có kích thương vừa với lỗ thủng đem que cắt thanhf từng đoạn, tán vào các lỗthủng như cách làm ở trên, xung quanh các lỗ bôi thêm một ít vôi đặc đã tôi là được.
- Ta đổ đầy nước vào trong ấm bị móp, cắm vòi bơm vào trong ấm. Ta dùng vải nhét chặt vào vòi ấm, bơm hơi vào trong ấm, ấm sẽ phục hồi lại trạng thái ban đầu.
- Nếu với những chiếc ấm nhỏ, ta có thể đổ đầy nước vào trong ấm, đậy chặt nắp ấm, sau đó nhét ấm vào ngăn đá tủ lạnh. sau khi nước đòng thành đá, khi thể tích nước tăng lên làm cho ấm phình ra,
Những chiếc nồi đất mới mua thường hay bị rò nước. Khi dùng lần đầu tiên, tốt nhất ta nên ninh cháo hoặc luộc mỳ sợi, sau khi ăn xong không cần cỏ rửa ngay mà tiếp tục bắc lên bếp ninh tiếp cho nước bên trong khô cạn, lấp đi những lỗ nhỏ trên nồi đất, sau đó đem rửa sạch tiếp tục sử dụng. Chú ý khi bắp nồi từ bếp xuồng ta không được đặt ngay xuồng nền gạch hay nền xi măng mà nên đặt lên vòng bằng sắt giồng như khiềng bếp để nhiệt độ hạ từ từ, như vậy tránh được nứt nồi do nguội đột ngột mà còn kéo dài tuổi thọ của nồi.
Chậu sành vừa mua về không nên dùng ngay, trước tiên, ta nên đun nước sôi cho chậu sành vào ngâm, nến nước ngập chậu thì càng tốt, nếu không ta có thể chao nghiêng chậu, làm cho chậu được ngầm đều nước, đợi đến khi chậu uống no nước tức là không còn tiếng sì sì nữa thì ta cho chậu ra. Với cách làm này, ta có thể kéo dài tuổi thọ của chậu, đồng thời giúp chậu trở nên sạch sẽ sáng bóng.
Dùng 100g sữa bò, vừa khuấy ta vừa cho vào một ít dấm cho đến khi sữa bò trở thành dạng sánh. Sau đó lấy 1/2 lòng trắng của một quả trứng gà trộn đều với nước đổ vào chậu quấy, đồng thời cho một lượng vôi sống vờa phải vào quấy đều cho trở thành keo quánh. Ta dùng chất keo này để dính những mảnh gốm đã vở, dùng dây buộc chặt lại chờ gần khô tiếp tục cho lên bếp hơ, sau khi keo nguội lại các vêt nứt sẽ được gắn chặt với nhau. Nếu vật vỡ không lớn lắm ta có thể giảm số lượng nguyên liệu dùng làm keo.
Ta lấy 1 thìa nhỏ phèn chua, một thia to nước cho vào đồ đựng đun nóng, đun cho đến khi nước và phèn chua trở thành dung dịch trong suốt. (như bột sắn). Ta đem đồ sứ bị vỡ dùng nước nòng rửa sạch lau khô, nhân lúc dung dịch đang cong nóng, bôi một lớp thật dày vào chỗ bị vỡ rồi cho dính lại, như vậy vết dính sẽ rất chắc.
- Đối với loại đồ này, chỉ hơi va đập nhẹ là mất lớp nem, ta có thể dùng lòng trắng trộn với bột vôi sống trộn thành hồ bôi vào chỗ lớp men bị bong, sau khi để khô lại tiếp tục sử dụng được.
- Đối với đồ sắt bị va đập bong mất lớp men, ta có thể lấy tử thảo nhung (có bán ở hiệu thuốc đông y) đốt cháy, dem dung dịch được chảy ra từ thảo nhung khi đốt nhỏ vào nơi bị bong sứ là được. Mỗi lần như vậy có thẻ sử dụng trong vong 1/2 năm. ta cung có thể dùng litôpôn (1 loại chất có thể dùng làm sơn màu trắng) hoà với véc ni thành keo để hàn cũng rất tốt.
Khoá quần lâu ngày không dùng có thể dít rất khó kéo, lúc này có thể dùng xà phong bôi lên hai răng khoá, như vậy khoá sẽ trơn lại như ban đầu. Khoá quần khi kéo không khép lại được, nếu là do khoảng cách ở 2 miếng sắt nhỏ ở 2 đầu khoá bị rộng ra, chỉ dùng kìm kẹp cho thích hợp lại là sử dụng được. Chú ý không nên kẹp một lần quá chặt như thế sẽ không kéo khoá được.
Khi khoá bằng sắt gỉ thường rất khó kéo. Ta có thể nhỏ vào một chút dầu máy, rồi cho vào một ít bột chì chư vậy khoá sẽ lại kéo được như cũ.
Nếu khi mở khoá ta dùng sức quá mạnh sẽ làm gãy chìa khoá trong ổ khoá. Không cần phải lo lắng, ta chỉ cần đem chuôi chìa khoá vừa bị gãy chọc vào lỗ khoá làm cho đầu bị gãy trong lỗ khoá và đầu còn lại ăn khớp với nhau dùng sức mạnh ấn vào trong quay nhẹ chuôi chìa khoá khoá sẽ mở ra được.
- Áo mưa bị rách, ta có thể đem chổ bị rách khớp vào nhau, rồi đặt lên trên một tờ giấy bóng kính, dùng bàn là có nhiệt độ vừa phải là nhẹ vài lần trên bề mặt giấy bóng kính, vải nilông mỏng sẽ bị dính lại với nhau. Nếu bị thủng một lỗ nhỏ ta có thể dùng kéo cắt một miếng nilông to hơn lỗ thủng một chút rồi ép lên trên chỗ thủng, đậy lên trên một tờ giấy bóng kính, cách làm giống như trên là được.
- Cũng có thể dùng lưỡi cưa gãy đặt lên bếp lò nung nòng làm đồ hàn nhựa bị rạn nứt, vừa tiện lợi vừa không mất thời gian.
- Nếu không may làm gãy gọng kính, ta có thể dùng giấy ráp mài qua chổ gãy rồi lấy một ít axetôn nhỏ vài giọt lên 2 đầu bị gãy của gọng kính, khi trên hai mặt đầu gãy có biểu hiện của dính thì ta nhẹ tay ấn cho ăn khớp vào nhau, chờ cho khô kính tiếp tục sử dụng được.
- Chân kính bị rộng, khi đeo rất dễ bị rơi. Để giúp co chân kính lại, ta dùng mũi dao nhọn cạo nhẹ vài lần nơi giao tiếp của chân kính và gọng kính. Lấy 2 que tăm dẹt, bôi keo dán lên một mặt của que tăm. Đem mặt que tăm có keo dính vào mặt ở đầu gọng kính, mở chân kính ra để ép chặt que tăm lại rồi dùng dao cạo cắt bỏ đoạn tăm thừa. Làm như vậy, kính đeo mắt lại có thể tiếp tục sử dụng như bình thường.
Bơm sử dụng lâu ngày, nồi da rất dễ bị mài mòn, không thể ép nén khí. Gặp trường hợp này, ta tháo bơm lấy miếng đệm nén ở phía dưới ra, dùng vải quấn vài vòng xung quanh miếng đệm, làm cho nồi da phình ra. Chiều rồng của mảnh từ 5 - 8mm, tốt nhất là dùng vải ni lông có tính đàn hồi hoặc miếng vải mép thừa để quấn. Sau khi quấn vải xong, ta dùng dây buộc chặt để vải không bị trượt xuống. Đem nồi da và đệm nén bôi lên một ít dầu máy, lắp vào ống bơm. Khi dùng thử, nếu thâý còn hở, ta tiếp tục quấn thêm vài vòng vải nữa là được.
Vòi nước dùng lâu sẽ bị đen, trước tiên dùng khăn khô rắc bột mì để lau, tiếp đó dùng khăn ướt lau, sau đó lại dùng khăn khô lau. Như vậy, vòi nước vừa được lau bóng, vừa không bị ảnh hưởng đến bề mặt kim loại.
Khi gặp hiện tượng nước bị rò qua vòi, ta chỉ cần dùng cờ lê tháo nắp van lấy vòng đệm (gioăng) bị mài mòn bên trái lá gió ở dưới đầu van ra thay vào đó một cái vòng đệm (gioăng) chắn nước mới rồi vặn chặt nắp van lại là xong. Nếu trong nhà có nắp chai lọ bằng cao su, ta có dùng để thay vòng đệm, hiệu quả cũng không kém là bao.
Vặn
nửa phần trên của vòi nước ra,
nhấc mâm ép của vòi nước lên
rồi bỏ miếng đệm cao su ra, căn cứ
vào đường kính của tấm ép
dùng xăm xe đạp cắt một miếng to
hơn khoảng
Ta dùng một miếng chì nhỏ hay sợi chì hoặc dây thép mạ kẽm đặt vào chỗ thủng (nhỏ) của ống nước, dùng búa con đập cho miếng chì dính chắc vào trong khe hở, đập cho đều và phẳng với bề mặt của ống nước là được.
- Lấy xăm xe đạp rách cắt thành dây dài (33 - 66mm) ép vào chỗ rỉ nước của ống nước, dùng dây và dây thép quấn buộc chặt lại.
- Dùng xi măng và thạch cao trộn với nhau (tỉ lệ 100:5) cho nước vào quấy đều, trát vào nơi bị rò trên ống dẫn nước, khoảng 3 giờ sau vết trát sẽ đông chặt lại.
- Lấy 1 nút gỗ nhỏ vừa với lỗ thủng, nút vào lỗ thủng, dùng búa gỗ đóng nhanh vào nút gỗ cho chắc lại, đóng cho đến khi lỗ thủng không còn rỉ nước là được.
Khi ống nước thải bị tắc, ta có thể lấy ống nhựa vừa với vòi nước, một đầu cắm vào vòi nước, đầu kia thọc sâu vào trong ống dẫn nước thải khoảng 30cm, sau đó ta dùng 1 miếng vải chất liệu bông hoặc khăn mặt nút kín khe hở giữa thành ống nước thải với thành ống nhựa, dùng tay ấn chặt để tránh cho khỏi bị long ra. Sau cùng, những thứ bị tắc trong ống sẽ hết bị tắc.
Thớt gỗ mới ngâm chìm vào dung dịch nước muối với tỉ lệ 1500g nước hoà với 500g muối, khoảng sau một tuần lấy ra, khi dùng thớt sẽ không bị nứt.
Ta đem đồ sứ mới mua về bỏ vào nồi nước muối đun 15 phút, đồ sứ sẽ dùng được lâu bền.
- Vòng cao su ở nồi áp suất sau khi dùng một thời gian sẽ mất đi tính đàn hồi, làm cho nồi không được kín. Để khắc phục tình trạng này, ta dùng một đoạn dây chun tròn, dài tương đương với vòng cao su, kẹp vào trong khe kẹp vòng cao su, hiệu quả sẽ không kém vòng cao su mới.
- Khi gioăng cao su của nồi áp suất bị hở, ta có dùng dao sắc nhọn cắt đều và sâu vào giữa máng lõm của vòng cao su khoảng 3-4mm, dùng dây thép không rỉ, dây đồng hoặc dây kim loại khác có độ dẻo tốt, đường kính khoảng 0.7mm, lấy 1 đoạn dài gấp 3 lần đường kính của vòng cao su, chia đều thành 4 phần, nạm vào trong máng đã rạch của vòng. Với cách làm như vậy, sau khi sử dụng một thời gian nếu lại bị hở, ta chỉ cần tăng đường kính của dây kim loại lên cho thích hợp là lại sử dụng được như bình thường.
Ta dùng một cái vò (đồ dùng khác cũng được) phủ 1 lớp muối ăn ở đáy, đem diêm đặt lên trên, sau vài phút diêm sẽ khô ngay. Nếu chỉ có vài que diêm ta có thể cắm trực tiếp vào trong tóc, vài phút sau lấy ra là sử dụng được.
Dùng vỏ trứng đập nhỏ để nhóm bếp, không phải dùng củi, vừa thuận tiện lại tiết kiệm.
Trước tiên, ta đặt vào trong bếp 1 viên xỉ than tổ ong, cho thêm than củi nhỏ lên trên, dùng giấy bỏ đi hay những vật nhóm bếp khác để đốt cháy than củi. Đợi sau khi than củi đã cháy toàn bộ, ta đem than tổ ong mới đặt lên trên là xong. Nếu cần lửa gấp, ta có thể đặt lên trên một chiếc ống hút lửa. Nhóm bếp than bằng cách này không khói không hôi, so với dùng củi để nhóm lửa nhanh và tiết kiệm.
Khi đốt than ướt nếu vẫn theo cách cũ cho than lên trên, không những lửa lâu bén mà còn bị nhiều khói. Nếu ta thay đổi cách làm, đặt viên than ẩm xuống dưới, cho viên than cháy lên trên, chờ cho viên than cháy gần tàn rồi đổi vị trí cho viên than ẩm. Như vậy, ta có thể tận dụng nhiệt độ toả ra của viên than đang cháy sấy khô viên than ẩm. Đối với bếp than đôi, cách này rất có ích, bởi quá trình sấy than, ta vẫn có thể đun nấu được, đồng thời, nước trong than ẩm bị sấy bốc thanh hơi, khi lên đến giữa viên than bị nhiệt độ cao phân giải thành khí ôxy và hyđrô, giúp cho than cháy càng đượm hơn.
Khi bỏ thêm than vào để ủ bếp, ta đặt làm sao cho lỗ viên than mới lệch đi 1/2 so với lỗ viên than cũ, sau đó đóng kín cửa bếp lại. Khi cần sử dụng, ta chỉ cần đặt lỗ than thẳng lại với nhau là có thể đun nấu được. Bằng cách này có thể tiết kiệm được than khi ủ bếp.
Ta dùng nước muối đặc phun lên than củi, khi đốt than lượng nhiệt sẽ tăng lên, khói lại ít, như vậy ta có thể tiết kiệm được 1/3 số than.
Đối với những gia đình đun than, khó chịu nhất là khi phải mùi than. Nếu bạn tự làm than gạch hoặc than tổ ong, bạn có thể dùng nước vôi thay cho nước để trộn than, như vậy mùi hôi của than khi đun sẽ mất đi. Nếu không tự làm than mà đi mua sẵn, bạn có thể đem nhúng 2/3 viên than tổ ong vào trong vôi hồ loãng, sau đó lấy ra để vào nơi râm mát. Khi dùng để đầu nhúng vôi hướng lên trên rồi đặt trong bếp, mùi khói cũng sẽ đỡ đi.
Đối với nồi và ấm đun nước đáy phẳng, ta đo lấy đường kính lớn nhất của đáy nồi hoặc ấm, sau đó căn cứ theo đường kính vừa đo, ta làm một chiếc vòng kim loại sao cho vòng kim loại lớn hơn thành nồi khoảng 5mm (đường kính của vòng kim loại từ 3-5cm. Khi nấu cơm, đặt nồi cơm vào trong vòng kim loại. Như vậy, khi nấu, ta có thể tận dụng nhiệt vì nhiệt không chỉ làm nóng nồi mà còn có thể đi lên dọc theo thành nồi, lợi dụng triệt để được lượng nhiệt toả ra. Với cách này người ta đo lượng nhiệt tiết kiệm khoảng 8%.
Mùa đông kính gặp hơi nóng dễ mờ làm ta nhìn không rõ. Ta có dùng xà phòng bánh hong khô bôi vào hai mắt của kính, sau đó ta xoa đều và lau bóng là xong. Với cách này ta làm đối với gương trong phòng tắm, gương cũng sẽ không bị mờ mỗi khi ta tắm bằng nước nóng.
Muốn mở gấp ô được linh hoạt, ta có thể thỉnh thoảng mở ô ra dội lên trên ô một ít nước nóng. Dưới tác dụng của nước nóng, vải ô sẽ căng đều theo gọng ô, ngay cả khi vải ô đã khô cũng không bị biến dạng, giúp ta mỗi khi đóng mở ô dễ dàng hơn.
Như chúng ta đã biết, vải dùng làm ô thường khá bền. Đối với những chiếc ô cũ, hỏng mà vải ô vẫn còn tốt, ta có thể tháo ra chữa thành những chiếc túi xách tay. Cách làm khá đơn giản: ta đem vải ô tháo ra thành từng mảnh (8 mảnh) giặt sạch, phơi khô là phẳng, sau đó dùng 6 mảnh đảo ngược đầu ghép thành hình chữ nhật, 2 mảnh còn lại làm quai túi. Như vậy chúng ta đã có 1 chiếc túi xách tay khá đẹp.
Dây thừng mới bện thường rất cứng, khi sử dụng rất không tiện lợi. Để tiện sử dụng, ta đem dây ngâm vào nước xà phòng khoảng 5 phút, dây sẽ mềm ra.
Ta có thể tận dụng lông ống cứng của gà vịt, buộc lại thành chổi lông, dùng để quét bụi rất tiện lợi.
Ta lấy lông cánh, đuôi, nơi có lông ống cứng của vịt rửa sạch, phơi khô, xé lấy lông mềm, vứt bỏ ống cứng để nhồi gối, đệm ngồi hoặc đệm giường sẽ rất êm.
Hoa nhựa đặt bày lâu ngày sẽ bị bụi bẩn, với những chỗ bụi sâu vào trong rất khó rửa sạch. Nếu nhà có máy giặt, công việc sẽ được thực hiện rất đơn giản như sau: ta cho một lượng nước vừa phải vào trong máy, nếu hoa quá bẩn có thể cho một ít xà phòng. Khi giặt hoa, dưới tác dụng của dòng nước cháy 2 chiều, tay ta nắm chặt cuống hoa, cho hoa ngập vào trong nước (chú ý không được lỏng tay) giặt từ 1-2 phút thì lấy ra, rũ nước ở cánh hoa đi, ta sẽ thấy hoa sạch như mới.
Khi muốn cất giữ túi chườm nóng bằng cao su, trước hết ta phải bơm đầy khí vào trong túi rồi nút chặt miệng túi lại, treo ngược ở nơi râm mát thoáng gió, hoặc cất đi. Như vậy, khi dùng túi sẽ không bị dính vào nhau.
Ta lấy 1 mảnh vải nhung nhỏ may thành túi, bên trong nhét đầy bông và vôi bột, khi không dùng đem kim chọc lên túi sẽ giữ cho kim trơn bóng và không bị gỉ. Nếu lấy tóc rối nhồi vào trong túi thì hiệu quả chống gỉ sẽ cao hơn.
Khi mài dao, trước tiên ta đem dao ngâm vào trong nước muối khoảng nửa tiếng, khi lấy ra mài trên đá mài, vừa mài vừa nhỏ nước muối sẽ làm cho lưỡi dao sắc bén hơn và kéo dài tuổi thọ của dao.
- Mài dao cạo bằng cốc thuỷ tinh: đổ vào trong cốc thuỷ tinh một lượng nước vừa phải, cho thêm vào 1 ít muối rồi thả dao cạo vào trong nước, dùng ngón tay trỏ ấn chặt lưỡi dao mài đi mài lại trong cốc, 1-2 phút sau dao sẽ sắc lại như mới. Sau khi dùng cùn lại mài, 1 con dao cạo có thể mài 10 lần.
- Dùng nước nóng ngâm dao cạo: trước khi cạo râu, ta đem dao cạo cho vào trong nước nóng từ 50oC trở lên ngâm 1 lúc, sau đó dùng, như vậy dao cũng sẽ sắc.
Trước tiên, ta tìm lấy 1 nửa cái lưỡi cưa bị gãy, tiếp tục bẻ gãy để đựoc 1 vết gãy mới, sau đó ta bấm cho lưỡi bấm móng tay kẹp chặt vào nhau, dùng chỗ gãy của lưỡi cưa mài vào lưỡi dao căt móng tay. Do lưỡi cưa bằng gang cứng, chỗ bị gáy lại sắc, nên chỉ cần mài 20-30 lần là bấm móng tay sẽ sắc lại như ban đầu.
Ta đem kéo đã dùng cùn cắt giấy ráp có độ ráp lớn, thường cắt khoảng 20 lần là kéo sắc trở lại.
Để tự làm dụng cụ tỉa tóc, ta lấy lưỡi dao cạo một mặt dán vào băng dính (hoặc cao giảm đau dùng để dán vết thương) để lộ một bên lưỡi ra, sau đó đem mặt có lưỡi dao ép vào 1 bên lược chải tóc (độ cao thấp giống như dao tỉa tóc thường dùng) sau cùng dính chặt chỗ băng dính còn lại vào lược, như vậy ta có 1 chiếc lược tỉa tóc đơn giản và gọn nhẹ.
Khi khăn bông cũ dùng lâu bị cứng, ta cho khăn vào nước pha với giấm đun sôi 1 lúc, rồi dùng nước nóng giặt sạch, khăn sẽ mềm trỏ lại.
Bàn chải đánh răng mới mua về, ta đem ngâm vào nước muối nóng khoảng nửa tiếng rồi lấy ra, bàn chải khi dùng sẽ bền lâu hơn.
Răng bàn chải đánh răng thường làm bằng ni lông đánh một thời gian sẽ bị cong. Để làm cho răng bị cong thẳng trở lại, ta dùng lược gỗ cắm theo chiều ngang vào bàn chải cho răng dựng lên, sau đó ta cho bàn chải vào nước nóng, đợi răng mềm trở lại thì lấy ra, để bàn chải nguội dần rút lược ra như vậy răng bàn chải sẽ thẳng lên như cũ. Nếu không dùng lược gỗ, có thể dùng kẹp cũng được.
Khi cạo râu, trước tiên ta dùng khăn mặt nóng ủ cho râu mềm ra, sau đó, dùng thuốc đánh răng xoa lên thay cho xà phòng, hiệu quả sẽ tốt hơn so với bôi xà phòng. Vì thuốc đánh răng không chứa kiềm nên không ảnh hưởng đến da mặt, mà lượng bọt lại nhiều.
- Với nút chai bằng nhựa, trước khi mở ta đem ngâm miệng chai vào nước nóng 1 lúc, nút chai nở ra, khi mở sẽ dễ dàng hơn nhiều.
- Khi nút chai bị gỉ hoặc bị vặn chặt quá không mở được, ta có thể hơ nút chai lên trên lửa một lúc, rồi dùng vải bọc kín nút, vặn nhẹ là được.
Nút chai bị tụt vào trong, ta dùng 1sợi dây thép hoặc đoạn tre nhỏ có chiều dài bằng chiều cao của chai, cho vào trong chai, xiên vào giữa nút chai. Tiếp đó, dùng một sợi dây nhỏ, dài gấp đôi laị cũng cho vào trong chai, luồn vào nút chai. Thít chặt 2 sợi dây với nhau, cùng với sợi dây thép, ta kéo dần cho nút chai ra là được.
Nếu để ý ta sẽ thấy nhiều hộp đựng thuốc đều được dùng sáp (nến) để nhét cho kín. Ta cũng có thể áp dụng phương pháp này bôi vào những khe hở của những chai lọ do nắp bị trơn, nút không được kín, như vậy miệng chai cũng sẽ được nút chặt kín như thường.
Ta lấy 1 dây bằng vải bông, bỏ vào trong xăng, dầu hoả hoặc cồn ngâm ướt kỹ, đem dây này quấn vào nơi cần cắt trên chai, sau đó dùng diêm đốt cháy sợi bông. Chờ khi sợi dây cháy hết, ta đem chai nhúng vào nước lạnh, chai thuỷ tinh sẽ nứt ra mà vết lại phẳng đều.
Khi chọn mua cốc thuỷ tinh, ta cần phải kiểm tra bề mặt thuỷ tinh có bóng khí hay không. Nếu có, khi ta rót nước nóng vào, cốc thường dễ bị vỡ.
Vào mùa đông khi rót nước sôi vào trong cốc thuỷ tinh, nếu muốn tránh cho cốc không bị rạn vỡ đột ngột, trước hết ta hãy lấy một chiếc thìa bằng kim loại cho vào trong cốc, sau đó đổ nước sôi vào. Làm như vậy cốc sẽ không bị rạn nứt.
Cốc thuỷ tinh xếp chồng vào nhau, khi lấy ra không lấy được, ta có thể đem chồng cốc ngâm vào trong nước ấm, đổ nước lạnh vào bên trong cốc, vậy cốc sẽ tách rời nhau ra.
Lọ thuỷ tinh đựng đồ ăn thường rất khó mở. Ta có thể áp dụng cách sau để mở lọ: lấy 1 thanh gỗ có chiều rộng 3cm, dày 1cm, dài khoảng 16cm, 1 cái đinh tròn dài 2cm. Ta đem đinh đóng vào giữa miếng gỗ, cách đầu thanh gỗ 0.5cm, đầu đinh đặt đúng vào khe lõm xung quanh nắp sắt của lọ thuỷ tinh, ấn nhẹ thanh gỗ. Cứ như vậy ta cậy thêm vài chỗ ở nắp, chiếc nắp sắt sẽ lỏng ra, nắp sẽ được mở một cách dễ dàng.
Phích đựng nước nóng mới mua về đều có một cái nắp đậy bên ngoài, nhưng nhiều người do để tiện dùng nước thường bỏ nắp đậy bên ngoài không dùng. Làm như vậy miệng nút phích dễ bị tích bụi bẩn, trực tiếp dùng tay tiếp xúc vào nút gỗ cũng không vệ sinh, nhiều khi còn xảy ra trường hợp nút gỗ bị bắn rơi ra ngoài hoặc bị hút chặt vào trong không lấy ra được. Vì vậy, ta có thể đem nắp ra ngoài và nút gỗ sửa đi một chút, cho chúng dính liền vào nhau. Cách làm như sau: Lấy que nhựa có vòng tròn ở giữa cuốn lịch treo cũ, cắt đi một đoạn, để lại phần có vòng tròn. Trên nắp đậy khoan 1 lỗ to hơn que nhựa 1 chút, trên nút gỗ cũng khoan 1 lỗ như vậy. Sau đó ta đem que nhựa chọc xuyên vào gỗ trên nắp phích rồi cắm vào lỗ của nút gỗ, gắn cố định lại, như vậy sẽ thành 1 chiếc nút phích kép rất thuận lợi.
Vỏ phích đựng nước làm bằng sắt dễ bị gỉ, nắp dưới đáy vặn không ra gây ra khó khăn khi ta thay ruột phích. Để khắc phục vấn đề này, ta có thể lấy 1 thanh gỗ dài nửa mét, rộng 3cm, dày 2cm, đặt phích nước lên mép bàn hoặc mép ghế, đưa thanh gỗ vào sát đường vân vặn của phích, ấn mạnh, lăn đi lăn lại 10 lần làm cho gỉ trong các vân vặn bong ra, sau đó nhỏ vào nắp vài giọt dàu bôi trơn. Như vậy nắp sẽ được vặn ra một cách dễ dàng.
- Ta đem đầu thừa xà phòng hoà tan trong nước nóng, để nguội rồi đổ vào trong máy giặt thay cho bột giặt, hiệu quả rất tốt.
- Cho đầu thừa xà phòng vào trong chật sắt, cho thêm vào một ít bột giặt rồi đổ nước ngập lên trên xà phòng 1cm, sau đó đêm chậu sắt đặt cạnh mép nắp bếp than đã che lửa để cho nóng dần. Nếu nước bốc hơi đi quá nhiều thì ta lại cho thêm nước vào. Đợi cho đến khi đầu mẩu xà phòng tan hết, quấy đều, rồi đổ vào trong hộp xà phòng hoặc đồ đựng đã chuẩn bị sẵn. Sau khi xà phòng nguội, đông cứng lại, ta dùng dao khía vào quanh thành hộp cho bong ra, đổ ra để khô ta sẽ được 1 bánh xà phòng mới.
- Ta dùng vải mịn hoặc vải xô may thành túi nhỏ, cho các mẩu thừa của xà phòng vào trong túi, dùng dây chun buộc lại treo bên cạnh bồn rửa mặt. Khi dùng ta chỉ cần xoa tay vào túi là được.
- Cho đầu mẩu xà phòng vào trong nước ngâm cho mềm ra, dùng 2 tay nặn ép thành viên tròn, phơi khô lại có thể tiếp tục xử dụng được.
Xà phòng mềm ra do ẩm, ta chỉ việc cho vào tủ lạnh, xà phòng sẽ cứng lại như ban đầu (nếu sợ có mùi thì đem cho vào túi ni lông buộc kín lại)
Cũng giống như xà phòng, để nến không bị biến dạnh ta chỉ cần cho vào tủ lạnh.
Với những chiếc nến cắm vào bánh gatô, trước khi cắm ta cho nến vào tủ lạnh để 24 giờ, khi đốt nến, nến sẽ không nhỏ giọt xuống làm bẩn bánh.
- Bấc đèn ngâm giấm : bấc đèn ngâm giấm 1 lúc, phơi khô, khi thắp đèn vừa sáng lại vừa tiết kiệm dầu.
- Dùng muối tiết kiệm dầu : bỏ một ít muối vào trong dầu hoả sẽ tiết kiệm được khá nhiều dầu.
- Ánh sáng của dầu băng phiến : sau khi cho băng phiến vào trong dầu hoả, dùng để thắp đèn, sẽ làm cho đèn sáng lên gấp đôi.
- Dùng muối để khử nước rớt vào trong dầu : khi nước rơi vào trong dầu hoả sẽ trở thành những hạt nước nhỏ nổi lên trên bề mặt dầu, làm cho dầu hoả không sử dụng được. Lúc này, ta chỉ cần rắc một ít muối tinh vào trong thùng dầu. Vì muối sau khi tan vào trong nước, tỷ trọng của hạt nước muối nặng hơn rất nhiều so với tỉ trọng của dầu hoả, sẽ chìm xuống đáy thùng, như vậy dầu lại có thể dùng được.
Đem chùm chìa khoá thường mang theo mình dùng cân chuẩn để cân trọng lượng, ghi nhớ trọng lượng đó của chìa khoá. Khi đi mua hàng, để kiểm tra cân hàng có chính xác hay không, ta chỉ cần dùng cân của chủ hàng cân chùm chìa khoá của ta, nếu trọng lượng của chùm chìa khoá là chính xác thì cân đó đúng.
Nếu là nhựa mỏng cách điện dùng làm túi ni lông đựng thực phẩm không có độc tính, dùng tay sờ vào có cảm giác trơn trượt, bề mặt như có sáp, dễ cháy, ngọn lửa màu vàng, khi đốt nhỏ giọt xuống như giọt nến. Nếu là nhựa mỏng dùng làm túi đựng thực phẩm có độc tính, không thể dùng để đựng thực phẩm , cảm giác của tay dính, khó cháy, rời khỏi lửa là tắt, ngọn lửa màu xanh.
Nếu như ti vi nhà bạn chưa có ăng ten râu hoặc muốn tự làm 1 chiếc ăng ten râu mới thay cho cái đã bị hỏng, bạn có thể lấy bóng đèn ống hỏng nối 1 đầu vào rắc cắm ăng ten ở phía sau ti vi, đầu còn lại không nối, để đèn ống nằm ngang hay dựng đứng đều được, sau đó điều chỉnh ti vi cho đến khi màn hình rõ nét là được.
Ăng ten râu ti vi dùng một thời gian lớp mạ sẽ bị mồ hôi ở tay ăn mòn làm gỉ. Vì vậy ta có thể dùng vải may thành 2 cái ống vải dài 3cm, lồng vào cần ăng ten, khi sử dụng cầm vào ống vải để chỉnh, như vậy ăng ten sẽ luôn sáng như mới.
Ăng ten râu sử dụng thời gian lâu, các đốt và khớp nới do thường xoay chuyển nên bị mài mòn, không cố định được vị trí. Khi gặp tình trạng này, ta có thể tra vào khe hở giữa đốt và khớp nối một ít bột nhựa thông, sau đó xoay chuyển cần ăng ten vài lần, cần ăng ten sẽ không bị trơn nữa.
Đầu dây nối vào cần ăng ten ngoài trời dễ bị ăn mòn, ảnh hưởng hiệu quả thu tiếp sóng. Vì vậy, khi lắp ăng ten trời, ta có thể dùng hắc ín (nhựa đường) hoặc nến đốt chảy ra quấn kine vào đầu nối giữa ăng ten và đâù dây tiếp xúc, sau đó dùng vải ni lông quấn lại. Như vậy sẽ có thể yên tâm sử dụng.
Khi làm túi choàng trên ti vi, trước tiên ta xác định vị trí lỗ cắm cần ăng ten, từ vị trí cần ăng ten trên ti vi ta cắt thẳng xuống dưới túi choàng (giống như thân áo) một mặt may lên một miếng vải rộng khoảng 6.5cm, đính vào đó một hàng khuy bấm. Như vậy ta đã làm xong một chiếc túi choàng tiện lợi, có thể sử dụng được cả ăng ten râu không cần gập vào khi choàng túi.
Ti vi (hoặc cac đồ điẹn gia dụng khác như máy thu thanh, cát sét ...) vào mùa mưa thường bị ẩm làm ảnh hưởng đến hoạt động của máy, ta có thể thỉnh thoảng sử dụng máy sấy tóc sấy các bộ phận trong máy, giúp kéo dài thời gian sử dụng cho máy.
Ti vi sau khi sử dụng một thời gian, trong máy sẽ phủ lên một lớp bụi. Bụi tích tụ nhiều sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của ti vi. Ta có thể lau bụi cho ti vi bằng cách sau : trước tiên, ta rút rắc cắm điện nguồn ra, cho ti vi ra ngoài phòng, tháo nắp sau ti vi ra,dùng bơm xe đạp (tháo đầu kim loại ở bơm ra) bơm hơi hướng vào những chỗ có bụi trong ti vi, bơm đến khi sạch hết bụi thì thôi. Trong khi thao tác phải đặc biệt chú ý không được để vòi bơm chạm vào các thiết bị điện và dây nối trong máy.
Khi xem ti vi đen trắng, ta đặt ở sau ti vi một bóng đèn xanh nhỏ, phía sau lưng người xem đặt một bóng đèn nhỏ màu đỏ, khi bật ti vi đồng thời cũng bật 2 bóng đèn xanh đỏ lên, ti vi trắng đen sẽ trở nên đẹp hơn như có màu, khi xem không những tạo cảm giác dễ chịu mà còn có lợi đối với mắt người xem.
Khi ti vi bị nhiễu rất khó chịu. Ta có thể làm hết nhiễu bằng cách dùng 1 sợi dây dẫn bằng kim loại, để lộ kim loại ra ngoài, dài khoảng 1m (nếu ta làm được mạng lưới dây dẫn kim loại thì càng tốt) khi xem cắm vào ổ cắm ăng ten của ti vi. Nếu màn hình vẫn lúc nhiễu lúc không, ta có thể điều chỉnh sợi dây dẫn cho đến khi không còn vết nhiễu.
Micro không dây bán trên thị trường phần lớn chỉ dùng để thông qua rađio có dải sóng điều chỉnh tiến hành phóng nhanh, ngoài ra ta còn có thể sử dụng micro không dây để ghi tiếng hát. Để tránh tiếng rít, ta cần phải ngắt loa trong máy, cắm tai nghe vào để kiểm tra. Người hát đối mặt với micro, nhạc khí điều chỉnh thứ tự, như vậy băng ghi chất lượng âm thanh sẽ tốt, rõ hơn sử dụng trong máy.
Máy ghi âm ngoài dùng để thu phát, còn có thể dùng để giúp tăng cường ghi nhớ trong việc học ngoại ngữ hoặc học thuộc lòng. Cách này có thể ứng dụng cho các kích cỡ máy ghi âm, chỉ cần có thêm một chiếc phôn nghe theo kiểu mang trên đầu là được. Cách làm như sau : ta đặt máy ghi âm ở trạng thái ghi âm, cắm phôn nghe để kiểm tra, lúc này hướng vào micro trong máy để nói, như vậy trong phôn bạn sẽ nghe được rõ tiếng nói của mình, giúp tăng cường trí nhớ. Do sau khi ấn phím ghi âm xuống, máy sẽ chuyển động, như vậy làm hao phí điện năng, tăng sự mài mòn và tiếng ồn. Ta dùng 1 phích cắm 2 chân đường kính 2.5cm (không cần nối dây điện) cắm vào lỗ cắm micro điều khiển ghi âm từ xa của máy, như vậy sẽ ngắt được nguồn điện. Hoặc trước khi ấn phím ghi
âm, ta có thể cho tay vào trong cửa băng ấn nhẹ lẫy chống xoá nhầm, như vậy đầu từ sẽ không bị mài mòn. Sau khi dùng xong nhớ gạt lẫy về vị trí ban đầu.
Một số băng ghi chất lượng kém, sau khi dùng một thời gian những bộ phận băng chạy bên trong hộp băng bị mài mòn xây xát làm tăng thêm lực cản khi chạy băng hoặc do băng bị ẩm một số chỗ bị dính lại làm tốc độ quay trở nên chậm, ảnh hưởng chất lượng phóng âm. Ta có thể mở hộp băng ra, ở hướng quay của băng ta sẽ nhìn thấy 2 vòng trượt cố định và 2 cái trụ nhựa ở phía ngoài. Ta tìm 1 đoạn ruột bút bi loại to đã dùng hết mực, cắt 2 đốt ống cao bằng trụ nhựa, lồng vào trụ nhựa trong hộp băng, như vậy sẽ tăng thêm 2 bánh trượt cố định, làm giảm lực cản, hiệu quả phóng âm sẽ chuyển biến rõ rệt.
Có một số băng nhạc ban đầu nghe hay, sau một thời gian mở ra nghe lại thấy hiện tượng âm thanh hỗn tạp. Có 2 nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Một là sau khi cất giữ một thời gian dài, mặt trên và dưới băng xảy ra hiện tượng tương hỗ cảm ứng từ. Hai là đầu từ và bánh lăn cao su lâu ngày không được lau sạch, bột từ mài mòn ra dính lên trên băng. Vì vậy ngoài việc lau chùi thường xuyên đầu từ ra, trong khi cất giữ băng, ta còn phải chú ý 4 điều không nên làm và 2 điều cần phải làm. Đó là : không nên để đứng băng, tránh cho phần dưới của băng bị đè nén quá chặt, không nên để gần chỗ nóng như lò bếp, bóng điện có công suất lớn, lò sưởi ... không nên để gần dung dịch dễ bốc hơi như cồn, xăng, không nên để gần những vật thể mang từ đang vận hành như động cơ điện, máy thu thanh. Bình thường ta phải để băng nằm ngang vào nơi râm mát, khô ráo, cách 1 thời gian, cần phải đem băng nhạc ra nghe hoặc tua lại băng 1 lần.
Khi cat set bị kẹt băng, băng sẽ xuất hiện nếp gấp, nhăn nhúm, thậm chí rối thành cục. Lúc này, ta có thể lấy 1 cốc nước sôi đặt lên trên chỗ băng bị gấp, di động cốc nước, sau vài lần, băng sẽ trở nên mềm ra, vết gấp sẽ trở lại bằng phẳng như ban đầu.
Đầu từ bị cáu bẩn sẽ làm chất lượng âm thanh của cat set bị ảnh hưởng, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến không ghi âm được. Sau khi dùng thuốc lau đầu từ, cồn rượu hoặc băng lau đầu từ để lau đầu từ, trên mặt đầu từ thường lưu lại bột từ giống như gỉ sắt, rất khó lau sạch. Lúc này ta có thể dùng tẩy học sinh để lau, sau đó dùng cồn lau lại, chất lượng âm sẽ hay lên rõ rệt.
Nếu đem bộ phận hẹn giờ của máy giặt cắm vào dây nối liền với máy cat set không có định giờ, máy cat set cũng sẽ tự động định giờ ngắt điện.
- Khử mùi bằng vỏ quýt: lấy 500g quýt tươi, sau khi ăn quýt xong, đem vỏ quýt rửa sạch lau khô, đặt vào nhiều nơi trong tủ lạnh. Sau 3 ngày, mở tủ lạnh ra mùi hôi trong tủ lạnh không còn nữa.
- Khử mùi bằng chanh: có thể cắt chanh thành những lát mỏng đặt vào các tầng ở tủ lạnh, mùi hôi cũng bị hút hết.
- Khử mùi bằng chè: lấy 50g chè ướp hoa đựng vào túi vải xô cho vào trong tủ lạnh, mùi hôi cũng sẽ được khử hết. Sau 1 tháng, ta lấy chè đem ra phơi dưới nắng mặt trời, tiếp tục sử dụng hiệu quả rất tốt.
- Khử mùi bằng giấm ăn: Lấy 1 lít giấm đựng vào lọ thuỷ tinh mở nắp đặt vào trong tủ lạnh, mùi hôi cũng sẽ hết.
- Khử mùi bằng cacbonat nattri: lấy 500g cacbonat nattri đựng vào 2 lọ thuỷ tinh rộng miệng (mở nắp lọ) đặt ở tầng trên và tầng dưới của tủ lạnh, mùi hôi sẽ hết.
- Khử mùi bằng than củi: lấy 1 ít than củi nghiền nát, đựng vào túi vải đặt vào trong tủ lanh hiệu quả khử mùi rất cao.
Kiểu tủ lạnh 1 chiều thường không có thiết bị tự động dọn tuyết. Theo phương pháp thông thường dọn tuyết vừa làm hao phí điện, vừa ảnh hưởng đến tuổi thọ sử dụng của tủ lạnh. Bạn có thể tham khảo cách làm sau: căn cứ vào kích thước của ngăn làm đá, cắt 1 miếng ni lông hơi dầy 1 chút để tránh bị rách, dán lên thành bên trong ngăn làm đá, khi dán không cần dùng keo dán, hơi nước trong tủ lạnh sẽ dính chặt tấm ni lông lại. Khi cấn dọn tuyết ta chỉ việc bóc tấm ni lông ra, rũ nhẹ, tuyết sẽ rơi hết.
Khi cần làm tan tuyết, đá trong tủ lạnh, ta thường phải sử dụng 1 khoảng thời gian khá dài. Để rút ngắn thời gian, ta có thể dùng máy sấy tóc thổi vào tủ, đá tuyết sẽ tan nhanh hơn.
Mỗi lần ta mở tủ lạnh 1 phút, nhiệt độ trong tủ lạnh cũng sẽ tăng lên 1 độ. Để tiết kiệm điện, ta có thể thiết kế cho tủ lạnh 1 tấm rèm cửa bằng ni lông mỏng. Với kiểu tủ lạnh 1 cánh, mở tủ ra ta có thể nhìn thấy phía trên ngăn đá có 1 thanh nhôm, vặn mấy chiếc ốc vít ở thanh nhôm ra ép tấm ni lông vào (ni lông không được có độc tính, chiều dài và chiều rộng lớn hơn chiều dài, chiều rộng của tủ lạnh 1.5cm) khi mở tủ lạnh để cất hoặc lấy thức ăn, ta chỉ cần đẩy 1 góc ni lông ra là được. Như vậy khí lạnh trong tủ sẽ không mất đi mấy.
Khi có điện, ta nên đặt nhiều đá, cho vào túi ni lông. Khi mất điện, ta đưa túi đá trên ngăn đá xuống, đồng thời giảm bớt số lần mở cửa. Căn cứ vào kết quả thử nghiệm, cứ 2kg nước đá ở 0o tan ra thành nước cần phải hấp thụ nhiệt lượng là 160 kilô calo, mà số nhiệt lượng hấp thụ này có thể duy trì nhiệt độ tủ lạnh từ 0 - 8 độ trong vòng 4 - 6h. Khi có điện ta lại đem nước đá về ngăn làm đá để máy nén nhanh chóng khởi động làm lạnh. Làm như vậy vừa giữ được nhiệt độ tủ lạnh trong khi mất điện vừa có thể kéo dài tuổi thọ sử dụng cho tủ lạnh.
Tủ lạnh sử dụng khoảng 2 năm trở lên, dây cao su ở cánh cửa tủ và cửa tủ thường xuất hiện khe hở, làm khí lạnh thoát ra ngoài, giảm hiệu quả làm lạnh, làm tốn điện. Nếu xuất hiện hiện tượng này, ta có thể dùng phương pháp lấy bông nhét vào những chỗ hở. Trước hết, ta đặt vào trong tủ lạnh 1 chiếc đèn pin bật sáng, đóng cửa tủ lạnh lại quan sát kỹ xem xung quanh dây cao su có chỗ nào lọt ánh sáng, sau đó dùng xà phòng lau sạch vòng cao su, bóc chỗ hở ánh sáng, nhét bông cho kín. Ta làm cho đến khi không còn hở nữa là được.
Có tủ lạnh khi làm việc thường có tiếng ồn, vào ban đêm rất ảnh hưởng đến giấc ngủ của mọi người. Ta có thể áp dụng phương pháp sau để giảm tiếng ồn: Trước khi đi ngủ 30 phút, ta mở cánh cửa tủ lạnh ra vặn nút điều chỉnh nhiệt độ lên vị trí lạnh nhất, sau đó đóng cửa tủ lạnh lại. Khi đi ngủ, ta vặn nút điều chỉnh đang ở nhiệt độ lạnh nhất về nhiệt độ cao hơn, lúc này máy làm lạnh sẽ ngừng hoạt động. Chẳng hạn từ 2 độ tăng lên 8 độ, để nhiệt độ tăng lên đến 8 độ, cần khoảng thời gian là khoảng 1 tiếng. Trong thời gian yên tĩnh này người bình thường sẽ có thể đi sâu vào giấc ngủ.
Vào
mùa hè, tủ lạnh làm việc nhiều,
nhiệt độ của tủ thường cao, nếu
ta lắp đặt thêm bên ngoài vỏ
máy nén (bình ga) của tủ lạnh một
miếng tản nhiệt,không những có thể
nâng cao khả năng tản nhiệt của máy
mà còn kéo dài tuổi thọ sử
dụng của tủ lạnh. Cách làm như sau:
Tìm 2 miếng nhôm dày từ 1-
Nếu ống thải nước của máy giặt quá ngắn, nhiều khi rất bất tiện trong khi sử dụng, ta có thể lấy 1 cái xăm xe đạp cũ, cắt bỏ phần van, luồn ra bên ngoài ống thải nước, như vậy ta đã có 1 chiếc ống thải khá dài.
Đinh ốc ở hai bên hông và đáy máy giặt lộ ra rất dễ bị gỉ, khi cần vặn ra rất khó. Ta có thể nhỏ vài giọt nến vào trong lỗ và khe rãnh của ốc vít để bịt kín các khe rãnh của ốc lại, làm như vậy sẽ giữ cho ốc không bị gỉ, khi cần vặn rất tiện.
- Chống tiếng ồn bằng cao su lưu hoá (loại cao su làm xăm xe ô tô) một trong những nguyên nhân gây ra tiếng ồn của máy giặt là vỏ thép bên ngoài gây ra, trong đó tấm phía trước gầy tiếng ồn nhiều nhất. Nếu ta dán vào trong tấm phía trước 2 miếng cao su lưu hoá hoặc mút, tiếng ồn sẽ giảm đi rõ rệt. Cách làm như sau: Tháo tấm thép phía trước, dùng săm ô tô hỏng, cắt lấy 2 miếng cao su lưu hoá 400x150 mm, lau sạch bề mặt, bôi keo dán vạn năng lên, dán vào mặt trong của tấm thép trước, dùng vật nặng có mặt phẳng ép lên, sau 24h miếng cao su dính chắc lại là được. Dùng mút hiệu quả sẽ càng tốt.
- Cách thay đổi linh kiện: Máy giặt kiểu vòng sóng sau khi sử dụng thời gian dài, tiếng ồn sẽ càng lớn, tiếng ồn thường do đĩa tạo sóng và trục ống gây ra. Giữa đĩa tạo sóng và bộ trục ống có đệm 1 cái long đen bằng đồng, màu vàng dài khoảng 2.5 - 3mm, sau 1 thời gian sử dụng long đen bị mài mòn sẽ xuất hiện tiếng kêu lớn. Khi sửa ta tháo chốt ở bánh xe chuyển động lớn ra (có những chiếc máy giặt dùng đinh ốc cố định) dỡ bánh xe chuyển động ra, nâng đĩa tạo sóng ở trong thùng máy giặt lên sẽ nhìn thấy long đen nằm ở trên đầu của trục ống. Ta lấy chiếc long đen ra, lật mặt lại, để mặt bị mài mòn hướng xuống dưới rồi lắp lại như cũ, như vậy tiếng ồn sẽ
được giảm bớt.
Sau khi sử dụng 1 thời gian, 2 đầu bóng đèn tuýp thường bị đen, làm giảm độ sáng của đèn, đìều đó cho thấy đèn sắp hết thời hạn sử dụng. Nếu ta tháo bóng đèn, quay ngược trục dây (dây điện nối giữa 2 đầu bóng đèn) của đèn lại, tức đảo ngược cực tiếp xúc của bóng đèn, tuổi thọ của đèn sẽ tăng lên gấp đôi.
Khi đèn tuýp làm việc, trấn lưu có khi phát tiếng kêu “u” “u”. Khi sửa, trước tiên, ta phải mở nắp đậy chấn lưu ra, lấy nến đốt cháy, nhỏ vào khe hở của miếng thép silic ở trấn lưu, thay đổi tần số chấn động của miếng thép silic, làm cho tần số cao biến của dòng điện xoay chiều và miếng thép silic không phát sinh ra cộng hưởng, như vậy tiếng kêu sẽ mất đi.
Khi đui đèn điện, đèn tuýp bị lỏng, nếu trong tay không có keo dính, ta có thể cho một ít phèn chua vào trong dung dịch nến nóng chảy, sau khi trộn đều nhỏ vào chỗ đui đèn bị lỏng, vài phút sau v ết nứt sẽ khô cứng,
độ chắc không kém gì keo.
Nếu không cẩn thận làm vỡ bóng đèn mà đui lại khó vặn ra, trước tiên ta ngắt nguồn điện, đập bỏ những mảnh thuỷ tinh vỡ ở đui đèn, dùng 1 củ khoai tây to ấn chặt vào trong bóng đèn để vặn, đui đèn sẽ được vặn ra.
Công tắc kéo dây ở đèn, quạt do sử dụng nhiều lần nên dễ xuất hiện sự cố, kéo không được, đóng không sáng hoặc không tắt. Khi gặp trường hợp này, nhiều người lập tức thay công tắc mới. Thực ra sở dĩ công tắc kéo không sử dụng đựợc là do lưỡi gà của công tắc tiếp xúc không tốt, ta chỉ cần dùng tuốc nơ vít hoặc que đan bằng tre chấm lên chỗ tiếp xúc của lưỡi gà một ít dầu bôi trơn đặc là được.
Khi điện yếu, đèn tuýp rất khó sáng, do bị nhấp nháy nhiều làm cho đèn nhanh bị hỏng. Có người để đèn sáng nhanh, thường bật từ trước lúc trời tối khi điện đang khoẻ hoặc thay đổi tăcte lớn hơn. Tuy nhiên hai cách này vẫn chưa phải là tốt nhất vì cách làm thứ nhất gây lãng phí điện, cách làm thứ 2 khi điện đủ cũng làm tăng thêm cường độ dòng điện làm việc của bóng đèn, làm đèn nhanh bị cháy. Các bạn có thể tham khảo cách làm của chúng tôi, căn cứ theo nguyên lý bán sóng chỉnh lưu, vật liệu cần dùng là một bóng đèn 2 cực (còn gọi là đèn điôt) chịu được điện áp lớn tương đương 250V và cường độ dòng điện tương đương 500MA. Cách làm như sau: Tháo tăc te xuống, bỏ vỏ nhôm ra, cắt bỏ tụ đi, hàn rời 1 đầu tiếp xúc vào đèn bất kỳ của tắc te, nối liền với bóng đèn 2 cực, rồi đậy hộp ngoài vào là xong. Chú ý không được đấu nhầm cực đèn. Với cách này, dù điện yếu đến mức 180v cũng chỉ trong vòng 10 giây là đèn sáng.
- Khi nấu cơm, ta cho gạo vào nước ngâm 1 lúc, cơm nấu như vậy vừa nhanh chín vừa tiết kiệm điện.
- Nấu cơm tốt nhất nên dùng nước nóng, làm như vậy ta vừa giữ được thành phần dinh dưỡng của gạo, vừa tiết kiệm điện.
- Sau khi cắm nồi cơm điện, dùng khăn mặt hoặc túi vải bông tự chế đậy nắp nồi lại, không cho nhiệt lượng nồi cơm toả ra ngoài. Khi cơm sôi nếu thấy nước sắp trào ra ra ngoài, ta tắt điện đi, khoảng 5-10 phút sau ta lại tiếp tục cắm điện, cho đến khi nồi cơm điện tự động tắt điện. Sau đó ta tiếp tục để cơm trong nồi ủ 10 phút rồi mới mở nắp ra. Làm như vậy vừa tiết kiệm được điện, tránh cho nước cơm không bị trào ra ngoài làm bẩn nồi.
Bếp điện lò so rất hay bị đứt. Khi lò so bị đứt, ta có thể quấn nối 2 đầu bị đứt lại, rắc 1 ít hàn the vào chỗ nối của 2 đầu dây, sau khi cắm điện vào 1 lúc, hàn the sẽ tự động chảy ra và gắn chặt chỗ quấn lại.
Mỏ hàn điện dùng lâu ngày thường không dính thiếc, vì đầu mỏ hàn bị ô xy hoá. Khi gặp trường hợp này ta có thể đem đầu mỏ hàn đốt nóng ngâm vào trong cồn, màng ô xy hoá sẽ trở thành đồng, như vậy mỏ hàn lại tiếp tục sử dụng được.
Vỏ thép bên ngoài của bàn là phần lớn có mạ 1 lớp hợp kim crôm-niken không dễ bị gỉ. Nhưng do sử dụng không hợp lý hoăch lớp mạ tự nhiên bung ra, thì sẽ xuất hiện hiện tượng gỉ. Bàn là bị gỉ khi là sẽ dây bẩn ra quần áo, có khi còn kéo sợi vải (như hàng tơ tằm). Để tẩy sạch vết gỉ, ta cho 1 ít thuốc đánh răng hoặc thuốc đánh răng bột vào khăn ướt để lau, sau khi lau xong, sát lên chỗ bị gỉ một ít nến, sau đó cắm điện vào cho nến chảy ra rồi lau tiếp. Nếu chỗ bị gỉ nằm phía dưới mặt bàn là, ta cũng dùng phương pháp này. Sau cùng ta là vài lượt lên 1 miếng vải bỏ đi là được. Cần chú ý, tuyệt đối không được dùng giấy ráp để đánh cọ.
Khi mua máy tính, muốn kiểm tra xem máy tính có đúng không ta có thể ấn 8 số 1 sau đó ấn vào dấu nhân rồi tiếp tục ấn vào dấu bằng. Nếu trên mặt bàn tính xuất hiện số 1234567.8 thì máy tính đó đúng và không thiếu dấu chấm phẩy trong chữ số.
Khi chuông điện thoại kêu gây cảm giác chói tai. Để giảm bớt tiếng ồn, ta có thể lót xuống dưới điện thoại 1 miếng mút, tiếng điện thoại sẽ đỡ chói tai.
Khi phích nước dùng lâu, trong sẽ xuất hiệt cáu bẩn. Ta có thể đổ vào trong phích một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại lắc nhẹ rồi để khoảng nửa tiếng, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch, chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết. Nếu không dùng giấm, ta có thể dùng 200ml axit Clohyđric loãng, hay 50g Cacbônat natri NaHCO, và 1 cốc nước, làm giống như trên. Ngoài ra ta còn có thể lấy vỏ trứng đập nhỏ cho vào trong ruột phích, sau đó đổ 1 ít thuốc tẩy và nước vào, đậy nắp lại lắc nhẹ, sau đấy dùng nước rửa sạch là được.
Cốc uống chè dùng nhiều, trên thành cốc hay quai cốc thường dính cáu bẩn khó rửa, ta có thể dùng thuốc đánh răng hoặc vỏ trứng đập nát cọ rửa rồi dùng nước rửa sạch là được.
Ta dùng muối ăn, bã chè hoặc giấm ăn để cọ rửa cho hết vết cáu, sau đó dùng nước sạch rửa lại là được.
- Tẩy cáu nước băng Cacbônat natri: Khi dùng ấm nhôm đun nước ta cho một thìa nhỏ Cacbônat natri vào đun sôi vài phút, cáu nước sẽ hết.
- Tẩy cáu nước băng trứng gà: ấm đun nước dùng lâu ngày vết cáu tích lại rất cứng, khó rửa. Vì vậy ta có thể dùng ấm luộc trứng gà vài lần, sẽ thấy hiệu quả ngay.
- Tẩy cáu nước bằng vỏ khoai tây: nồi, ấm nhôm dùng một thời gian sẽ có 1 lớp cáu, ta cho vỏ khoai tây vào nồi, đổ một ít nước, đun sôi khoảng 10 phút, lớp cáu sẽ hết.
- Tẩy cáu bằng giấm: Nếu trong nước chúng ta đun có kiềm, ta có thể cho vài thìa giấm vào nước đun cùng, sau khi đun sôi, kiềm sẽ hết.
- Tẩy cáu bằng khẩu trang: ta có thể đặt vào trong ấm nước 1 chiếc khẩu trang, khi đun nước, cặn nước sẽ bị hút vào khẩu trang.
Nếu khi không có nước rửa bát, lại có nước trần mỳ, ta có thể dùng nước trần mỳ để rửa bát, rửa xong
Với những đồ đựng sữa bò, bột mì trộn trứng gà, trước tiên ta phải dùng nước lạnh để ngâm, sau đó dùng nước nóng để rửa. Nếu dùng nước nóng trước, thức ăn còn dính lại sẽ dính hơn, làm đồ đựng khó rửa sạch.
Nồi nhôm dùng lâu, bên trong nồi sẽ bị đen, ta lấy vỏ táo tươi cho vào lượng nước vừa phải, đun sôi khoảng 15 phút, sau đó dùng nước sạch rửa lại, nồi sẽ trở nên sáng bóng như mới.
Nồi nhôm, ấm nhôm sau khi dùng lâu, bên ngoài có một lớp muội đen, dùng bột tẩy, nước rửa rửa không đi. Nếu ta dùng khăn tẩm giấm hoặc mai cá mực giã thành bột để lau cọ, như vậy lớp muội sẽ được cọ sạch một cách dễ dàng.
Đồ nhôm, đồng khi đã cũ không nên dùng cát hoặc tro bếp để cọ, như vậy sẽ cọ thành vết xước, rất dễ tích cáu, khó rửa sạch. Ta nên dùng giấm để chùi rửa, vừa sáng như mới lại không ảnh hưởng đến đồ dùng.
Khi cọ rửa nồi đun nước đường, ta nên dùng nước xà phòng vừa đun vừa rửa sẽ rất dễ rửa sạch.
Ta có thể ngâm chúng vào trong nước vo gạo rồi đun nóng, sau đó dùng bàn chải cọ sạch rồi dùng nứơc sạch tráng là sạch.
Đồ bằng bạc dùng lâu dễ bị đen. Ta có thể dùng giấm để rửa hoặc dùng thuốc đánh răng để lau, đồ bạc sẽ sạch và sáng bóng.
Ta dùng một ít muối ăn và giấm trộn đều, lau các đồ dùng men sứ, thuỷ tinh, trong đó có men pháp lang (loại men đặc biệt bôi lên các vật bằng đồng, bạc, rồi đem nung, lớp men bóng và nhiều màu sắc) những vết bẩn trên đồ dùng sẽ hết ngay.
Khi rửa đồ nhựa, ta chỉ có thể dùng khăn tẩm kiềm, giấm hoặc nước rửa bát để rửa, không nên dùng bột tẩy, để tránh mài mất lớp bóng ở bề mặt đồ nhựa.
Để muội bếp không làm bẩn nồi, trước khi sử dụng ta xoa một lớp xà phòng bên ngoài nồi, dùng xong rửa sạch nồi sẽ trắng như mới.
Nước luộc mì dùng để lau bếp ga rất tốt. Ngoài ra còn có thể dùng nước luộc mì lau các vết bẩn trong bếp. Cách làm như sau : ta lấy nước luộc mì thấm vài lần vào những chỗ bẩn trong bếp, để 5 phút sau đó dùng bàn chải để cọ, dùng nước sạch rửa lại là xong.
- Dùng muối để rửa: Khi gạch tráng men trắng bị vàng, ta dùng khăn tẩm muối, lau mỗi ngày 2 lần. Lau liền 2,3 ngày, sau đó dùng khăn ướt lau vài lần, gạch sẽ trắng lại như ban đầu.
- Dùng lông gà để cọ rửa: Sau khi gạch men trên mặt sàn nấu bếp bị dính bẩn, dùng khăn lau vết bẩn không đi, dùng xà phòng lau cũng không sạch, ta có thể dùng một nắm lông gà tẩm nước ấm để lau, lau qua là sạch.
Trên viền bồn rửa mặt rất dễ tích cáu bẩn. Thông thường ta đều dùng xà phòng để rửa, nhưng vết bẩn rất khó rửa sạch. Để khắc phục tình trạng này, ta có thể dùng một búi tóc rối, thấm vào nước cọ rửa, các vết bẩn sẽ được tẩy đi rất nhanh.
Lược bí nếu có nhiều dầu (do tóc) dùng nước nóng và xà phòng để cọ rửa đều khó sạch, vì răng lược dày khít, khe hở quá nhỏ. Ta có thể dùng nước ngâm một lúc lấy ra phơi dưới ánh nắng rồi dùng nước xà phòng để rửa, sau đó tráng lau bằng nước sạch là được.
Ta dùng vải cũ may thành túi nhỏ, cho đầu mẩu xà phòng vào trong túi, đặt vào hộp đựng xà phòng không có lỗ, rắc lên 1 ít nước cho túi luôn giữ được độ ẩm, mềm. Khi thành chậu sắt tráng men, bồn rửa rau có cáu bẩn dầu mỡ, dùng túi đựng mẩu xà phòng lau vài lần, sau đó dùng nước sạch tráng lại là được.
Khi chậu, bát, đĩa bị dính dầu mỡ, ta có thể dùng tro bếp hoặc mùn cưa để cọ rửa, sau đó rửa sạch bằng nước gạo, rồi tráng lại bằng nước sạch.
Bát đĩa dính quá nhiều dầu mỡ có thể dùng bã chè hoặc lấy 1 ít thuốc đánh răng cho thêm vào 1 lít nước để cọ rửa, rồi tráng lại bằng nước sạch là được.
Lấy cáu nước trong ấm đun nước, giã nhỏ dùng khăn chấm để lau đồ dính mỡ. Cáu nước cọ rửa vết bẩn hiệu quả rất tốt, có thể dùng để rửa sạch cả những vết bẩn dầu mỡ ở đồ sứ, sắt tráng men, còn có thể lau bóng các đồ dùng nhà bếp bằng đồng nhôm.
Khi rửa đồ dính mỡ, trước tiên ta dùng báo cũ lau sạch vết mỡ, sau đó dùng nước kiềm để rửa, tráng lại bằng nước sạch.
Khi đồ sơn bị dính mỡ hoặc dầu, ta dùng lá rau cải thìa rửa là sạch.
Chảo dùng xào rau lâu ngày sẽ tích tụ 1 lớp cáu dầu cháy, nhiều khi dùng nước rửa bát cũng rất khó rửa sạch. Ta có thể dùng vỏ quả lê tươi cho vào chảo đổ nước vào đun lên, vết cáu sẽ bong ra 1 cách dễ dàng.
Khi nấu cơm bị quá lửa, đít nồi sẽ có vết cơm bị cháy, vết cháy này thường khó rửa sạch, lần sau nấu cơm rất dễ bị cháy tiếp. Nếu ta dùng than củi để rửa chỗ cháy, chỗ cháy sẽ rất nhanh sạch dù là dày hay mỏng mà không làm hỏng nồi.
Muội dầu mỡ dính trên đồ dùng nhà bếp rất khó rửa sạch. Nên ta dùng mai cá mực tẩy vết bẩn, hiệu quả rất tốt.
Khi đồ dùng nhà bếp có cáu mỡ, ta có thể dùng bã chè còn ấm lau đồ dùng vết cáu dầu sẽ hết. Nếu không có bã chè mới, ta có thể dùng bã chè khô pha nước sôi rồi lau, vết cáu cũng hết.
Sau khi ăn cơm xong, trên bàn hay bị rớt thức ăn, nhiều khi dùng khăn vò nước nóng cũng lau không sạch. Nếu ta đổ 1 ít rượu trắng lên trên mặt bàn rồi dùng khăn sạch lau vài lần, vết bẩn mỡ sẽ hết.
Khi đồ gốm sứ của chúng ta bị dính mỡ, nếu ta dùng vỏ quýt chấm vào muối để lau, vết mỡ sẽ hết.
Dùng nước pha loãng bột Cacbônat natri, đổ vào trong bình đựng dầu mỡ rồi lắc qua lắc lại vài lần hoặc dùng bàn chải để cọ, tiếp theo ta đổ 1 ít kiềm ăn vào xúc xúc rồi đổ đi, sau đó dùng nước muối nóng rửa lại. Như vậy đồ nhựa đựng mỡ sẽ được rửa rất sạch mà không sợ ảnh hưởng hoá chất.
Khi đồ dùng bằng gỗ bị dính muội dầu mỡ, ta có thể dùng dung dịch thuốc tẩy ngâm ướt vài tiếng rồi dội bằng nước sạch là được.
Đồ dùng bằng gỗ để trong nhà bếp bị dính muội dầu mỡ, ta dùng nước sạch hoà với một ít giấm ăn để lau, đồ dùng sẽ lại sáng như mới.
Bệ bếp xi măng sau một thời gian nấu nướng, dầu mỡ nấu thức ăn thường bám lên rất khó rửa sạch. Ta có thể dùng tro bếp trộn với nước quấy thành hồ, đêm hôm trước quệt đều lên mặt bếp, sáng sớm hôm sau dùng nước dội rửa, bệ bếp sẽ sạch.
Bóng đèn trong phòng bếp rất dễ bị dính mỡ, để lau những vết bẩn này, ta dùng vải thấm vào giấm nóng lau bóng đèn, muội dầu mỡ sẽ hết.
Quạt thông gió lắp trong nhà bếp không tránh khỏi bị dính muội dầu mỡ. Để muội dầu mỡ mất đi một cách dễ dàng, ta dùng khăn sạch thấm giấm ăn để lau.
Kính hay lưới trong nhà bếp khi bị dính muội dầu mỡ, ta có thể dùng bột giặt hòa tan trong nước rồi cho thêm vào đầu mẩu thuốc lá vào, dùng khăn lau thấm vào nước xà phòng trộn với đầu mẩu thuốc lá này để lau hiệu quả rất tốt.
Sàn nhà bếp bằng xi măng thường hay dính dầu mỡ khi lau sàn ta đổ 1 ít giấm ăn lên rồi dùng khăn lau nhà cọ mạnh vài lần, vết bẩn sẽ sạch bóng.
Khi muốn rửa chai lọ đựng mỡ, ta đập nát vỏ trứng ra, cho vào lọ cùng với nước, xúc mạnh, dầu mỡ trong lọ sẽ sạch.
Trước hết ta đem chai lọ đựng dầu hoả tráng qua nước sạch, sau đó cho vào lọ 1 ít vôi sống, đổ nước đầy, đậy nút chai lại lắc 1 lúc cho vôi tan đều, để vài tiếng, thường chỉ cần lắc 1 lần là chai sạch. Nếu như vết bẩn còn lại, ta làm thêm 1-2 lần nữa là được.
Để rửa chai đựng dầu mỡ, nếu ở nhà không có khăn rửa cán dài, ta có thể cho vào chai 1 ít cát vàng (hoặc muối ăn) cùng với gần 1 nửa chai nước kiềm, đậy nút chai lại, lắc mạnh, dầu mỡ sẽ được tẩy sạch.
Dùng hành tây thái ra để lau dao bị gỉ, hành sát đến đâu, gỉ hết đến đấy.
Dụng cụ nhà bếp như muôi, thìa, dao sắt sau khi dùng xong, ngâm vào trong nước vo gạo đặc, vừa có thể chống gỉ, vừa tẩy sạch gỉ.
Nồi sắt mới mua, trên mặt có một lớp gỉ sắt màu đen, nếu rửa bằng nước trong 1 thời gian ngắn rất khó rửa sạch. Ta có thể đổ vào trong nồi khoảng 1 lít nước sạch và 50g phèn chua, đun sôi 1 phút, dùng bàn chải hoặc giẻ lau cọ rửa, gỉ sắt sẽ được tẩy sạch.
Sau khi hoà tan sun phat đồng ngậm nước, bôi lên chỗ gỉ 1-2 lần, khoảng sau 1h gỉ sắt sẽ hết.
Ta giã nhỏ paraphin đựng vào trong chai (khoảng nửa chai) đổ đầy xăng vào trong chai, đậy nút lại để vào nơi có nhiệt độ cao. Khi paraphin hoà tan, đem dung dịch này bôi lên những chỗ gỉ, để 1 đêm hoặc khoảng 24h, sau đó dùng giẻ lau ráp hoặc giấy để lau, gỉ sắt sẽ hết. Sau khi lau xong, tiếp tục bôi lên 1 lớp nữa, như vậy sẽ chống gỉ được trong vòng vài tháng. Nếu dùng chưa hết, ta có thể cất dung dịch đi, sau này dùng tiếp.
Nếu đồ dùng có đốm gỉ, ta dùng giấm lau chùi, vết gỉ sẽ hết. Đồ nhôm bị gỉ ta có thể ngâm vào trong nước giấm (tỉ lệ giấm cần căn cứ vào độ gỉ của đồ dùng để pha) Sau khi ngâm, ta vớt đồ gỉ ra rửa sạch, đồ dùng sẽ sáng lại như mới.
Khi đồ dùng bằng đồng bị gỉ, ta dùng khăn tẩm giấm ăn cùng với 1 ít muối hoặc bột mai cá mực để lau, vết gỉ sẽ hết.
Đồ dùng bằng sắt tráng men sau khi bị bong mất lớp men rất dễ bị gỉ. Do vậy, nếu ta bôi lên chỗ bị bong men 1 lớp dầu nến, như vậy sẽ có tác dụng chống gỉ.
Sau khi đồ đựng bằng sắt tráng men bị bong sơn, trước tiên ta đem chỗ bị bong lau sạch, mài sạch vết gỉ, sau đó cắt lấy 1 miếng nhựa mỏng cách điện to hơn vết chỗ bong sơn 1 chút (có thể dùng túi ni lông không có độc tính) dùng lửa nhỏ hơ nóng miếng nhựa rồi ép nhanh vào chỗ bị bong sơn, chú ý ép mạnh, chặt vào đều là được.
Bồn tắm, bồn rửa mặt bằng sứ sau 1 thời gian sử dụng có vết gỉ do nước theo ống dẫn nước chảy ra tạo nên. Đối với vết gỉ này, ta có thể lấy muối cho vào trong giấm với 1 lượng là như nhau, đun hơi nóng rồi quấy đều. Sau đó ta dùng khăn ướt đặt lên vết gỉ từ 20-30 phút, sau cùng dùng khăn ráp thẩm hỗn hợp muối giấm để lau, lau mạnh một chút vết bẩn sẽ hết.
Ta lấy mù tạc hoà loãng với 1 lít nước, đổ vào trong chai lọ, dùng bàn chải cán dài cọ rửa, sau đó tráng lại bằng nước sach là được. Nếu đổ dung dịch mù tạc vào trong chai ngâm vài tiếng thì hiệu quả tốt hơn.
Đồ đựng thực phẩm nếu dùng sơn sơn bên ngoài, khi còn mới có mùi rất khó chịu. Ta có thể dùng khăn tẩm giấm lau lên đồ dùng, mùi sơn sẽ hết.
Tường nhà hoặc đồ dùng trong nhà vừa sơn xong, sẽ có mùi sơn nồng nặc. Ta có thể dùng 2 chậu nước muối nguội đặt dưới sàn nhà, chỉ 1 đến 2 ngày sau, mùi sơn sẽ không còn nữa.
- Khử mùi bằng cách đun nồi không : nồi sắt mới thường có mùi lạ rất khó chịu. Trước khi sử dụng, ta dùng lửa đun nồi không, sau đó đổ nước nóng và rau vụn vào đun 15 phút, mùi lạ sẽ hết.
- Khử mùi bằng bã chè : Trong nồi sắt có mùi tanh, trước tiên nên dùng bã chè để cọ rửa rồi tráng lại bằng nước sạch, mùi tanh sẽ hết.
- Khử mùi dầu mỡ (ăn) trong nồi bằng đũa ăn : Khi đun nước vào nồi dùng để xào rau, nước sẽ có mùi dầu mỡ, nếu cho vào nồi nước đun một đôi đũa không có sơn, mùi dầu sẽ được khử hết.
Ta đổ vào trong nồi một ít giấm ăn rồi đun nóng cho bốc hơi lên, mùi hôi trong nhà bếp sẽ hết. Ngoài ra, ta cũng có thể để một vài miếng vỏ quýt tươi bên cạnh bếp hơ khô, hiệu quả cũng rất tốt.
Khi va li có mùi hôi, ta có thể dùng khăn sạch tẩm giấm ăn để lau, sau khi khô, va li cũng sẽ được khử sạch.
Khi ngăn gác xép, tủ tường hoặc hòm rương có mùi mốc, ta có thể đặt lên gác, trong tủ hoặc rương 1 bánh xà phòng, mùi mốc sẽ hết.
Trong phòng có nhiều người hút thuốc, mùi khói thuốc thường gây cảm giác khó chịu. Để khử bớt mùi khói thuốc, ta có thể dùng khăn tẩm giấm vung lên trong phòng, hoặc có thể đốt 2 cây nến đặt trên bàn, cũng có thể lấy 1 miếng mút nhúng đẫm nước cho vào trong cốc để trong phòng, mùi khói thuốc cũng sẽ đỡ hơn.
Có người đêm đến hay để bô trong phòng, làm trong phòng có mùi amôniăc. Nếu trước khi đi ngủ, ta đốt vài ba tờ giấy lộn vào trong bô, như vậy mùi amôniăc sẽ hết.
Khi trong phòng không thông thoáng thường có mùi axit cacbonic, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ. Để khử mùi này, ngoài việc mở cửa cho thông gió, ta có thể nhỏ lên bóng đèn trong phòng vài giọt nước hoa, như vậy không khí trong phòng sẽ thơm mát dễ chịu.
Các căn hộ ở nhà cao tầng, trong nhà bếp, phòng vệ sinh đều có ống nước thải, mỗi khi mùa hè đến sẽ bốc mùi hôi rất khó chịu. Để khử hết mùi hôi, ta có thể lấy 1 cái túi ni lông nhỏ dài, luồn miệng túi vào ống nước thải rồi buộc chặt lại, dùng kéo cắt vài lỗ nhỏ ở đáy túi, sau đó ta nhét túi ni lông vào trong đường ống nước thải, dùng 1 miếng ni lông nữa che lên trên rồi đậy nắp cống lại là xong. Làm như vậy sẽ đảm bảo không khí được trong sạch.
Trước tiên ta đóng chặt bình ga lại, khoảng 1 tiếng đồng hồ chỉ bật nút tắt mở bếp, châm lửa vào mặt bếp, nếu bếp vẫn có lửa chứng tỏ bếp ga không bị hở, nếu không có lửa tức là bếp bị hở.
Để kiểm tra bếp ga có bị hở ga không và xác định vị trí vết hở ga, ta có thể sử dụng nước xà phòng bão hoà. Nếu nước xà phòng bão hoà nổi bong bóng, chứng tỏ bếp ga hở và chỗ làm nước xà phòng nổi bong bóng là chỗ hở ga.
Nếu ta cho vào bếp than vài miếng vỏ quýt khô, mùi than sẽ được khử bớt.
Lấy 1 hộp dầu gió mở nắp để vào góc tường nhà vệ sinh, mùi hôi trong nhà vệ sinh sẽ hết. Một hộp dầu gió có thể dùng trong 2-3 tháng.
Lấy bã chè phơi khô, đốt cháy cho khói hun ở trong nhà vệ sinh, mùi hôi trong nhà vệ sinh sẽ hết.
Nếu nhà vệ sinh có mùi hôi, ta có thể thường xuyên rắc 1 ít phân supe lân, mùi hôi sẽ hết. Cách này rất thích hợp tẩy mùi hôi trong chuồng gà.
- Nếu tay có mùi tỏi, ta có thể dùng bã cà phê để rửa.
- Nếu có mùi hành tây, có thể dùng rau mùi xát vào tay.
- Rửa tay có mùi tanh của cá, trước hết phải sát muối rồi mới rửa ...
-
- Đốt vỏ quýt : nếu ta đem vỏ quýt khô vào trong phòng để đốt, những mùi khó chịu trong phòng không những hết mà ruồi muỗi cũng hết luôn.
- Bắt ruồi muỗi bằng nước đường : Mùa hè muỗi rất nhiều, 1 cách đơn giản để bắt được muỗi là ta dùng chai bia đã dùng hết đựng từ 3-5 ml nước đường, cũng có thể đựng 1 ít bia cũng được, đặt lên bàn hoặc trong phòng nơi có nhiều ruồi muỗi. Khi ngửi thấy mùi đường ngọt hay mùi bia, muỗi sẽ bay đến và bị dính vào chai. Nếu đặt ở ngoài nhà, một đêm có thể bắt được hàng chục thậm chí hàng trăm con muỗi.
Một vòng hương muỗi thường thắp được khoảng 1 đêm. Nếu ta dùng 1 cái kẹp sắt nhỏ kẹp vào chỗ mà ta không định thắp nữa, khi ta ngủ, hương sẽ tự động tắt đi. Làm như vậy, không những tiết kiệm được hương muỗi mà còn giữ gìn được sức khoẻ khỏi phải cả đêm hít mùi hương muỗi.
- Diệt rệp bằng cây khuynh diệp : Dầu cây khuynh diệp trộn với bột lá cây khuynh diệp, rồi cho vào 1 ít nước xà phòng, dầu thông trộn đều, sau đó bôi lên những chỗ rệp thường bò đến là được.
- Diệt rệp bằng dầu hoả : Nếu ta dùng dầu hoả vẩy xung quanh giường, không những rệp ngửi thấy là chết mà các loại côn trùng khác cũng sẽ hết.
- Bắt gián bằng nước đường : Lấy 1 cái hộp sắt cho vào đó 3 thìa nước đường, hoà tiếp cùng với nửa bát nước đặt vào nơi gián thường đến để nhử. Ngửi thấy mùi đường, gián sẽ đến và bị rơi vào hộp nước.
- Mồi độc diệt gián : Lấy 1 ít băng sa, bột mì trộn với đường, vê thành viên nhỏ như hạt cơm, rắc vào chỗ gián hay đến, khi ăn phải gián sẽ chết.
- Dưa chuột tươi đuổi gián : Ta có thể đặt dưa chuột tươi vào trong tủ đựng thức ăn, ngửi thấy mùi dưa chuột, gián sẽ bỏ đi. Sau vài ngày, ta lại cắt chỗ dưa chuột khô đi, gián sẽ tiếp tục không dám đến nữa.
- Lá đào tươi đuổi gián : Ta đem lá đào tươi đặt vào những chỗ gián thường đến, ngửi thấy mùi lá đào, gián sẽ bỏ chạy.
- Hành tây đuổi gián: Nếu trong bếp ta đặt 1 đĩa hành tây đã cắt sẵn, gián sẽ chạy đi hết, ngoài ra còn giúp thức ăn giữ được tươi lâu hơn.
Ta dùng vỏ trứng sao khô giã nhỏ thành bột rắc vào góc tường và tổ kiến, kiến sẽ chết.
Ta đem vỏ trứng phơi khô giã nhỏ, rắc vào góc tường trong bếp hoặc lò rau nơi sên hay bò đến, sên sẽ bỏ đi.
- Chống mọt bằng ớt : Ta có thể dùng ớt thay cho băng phiến để vào trong tủ sẽ có tác dụng chống mọt. Tất nhiên đối với tủ quần áo ta vẫn phải dùng băng phiến.
- Chống mọt bằng tế tân (1 vị thuốc đông y)
Ta gói kỹ tế tân vào trong túi vải màn hoặc khăn mùi xoa để trong tủ quần áo, dầu tế tân sẽ làm cho mọt bị say và phải bỏ đi. Ngoài ra, dầu tế tân còn có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn mốc và các loại vi khuẩn có hại cho quần áo, có tác dụng bảo quản tốt quần áo.
Trộn bột mì, bột gạo hoặc bột ngô nấu chín, cho thêm 1 ít dầu ăn hoặc thức ăn có mùi thơm trộn với xi măng, đặt vào nơi chuột thường đến. Khi ăn phải thức ăn này, xi măng trong ruột chuột hút nước đóng cứng lại làm cho chuột bị táo, chướng bụng lên sẽ chết.
Vào mùa mưa hoặc những ngay nồm, nhiều sàn nhà hay bị chảy mồ hôi. Để khắc phục tình trạng này, khi xây nhà các bạn có thể tham khảo cách làm sau : từ bề mặt sàn nhà dự định làm, đào sâu xuống khoảng 15cm rải
đá dăm lên lớp đất đó, dùng xi măng trát phẳng, để khô, vảy lên mặt sàn xi măng 1 lớp nhựa đường, rồi phủ lên 1 lớp giấy dầu nữa, sau đó lại vảy lên một lớp nhựa đường và phủ 1 lớp giấy dầu. Sau cùng, vảy 1 lớp nhựa đường, sau khi nhựa đường kết cứng lại, trát xi măng hoặc đá hoa lên trên.
Nếu bạn đã xây nhà rồi hoặc chỉ muốn chống ẩm 1 cách đơn giản, bạn có thể áp dụng một cách làm sau : mua 10-15kg vôi sống, đựng vào thùng gỗ hoặc thùng giấy, đặt dưới gầm giường hoặc góc phòng. Khi trời không ẩm lắm, không được mở nắp thùng. Khi thời tiết thật ẩm, hoặc nhà lau rất ướt, ta mở nắp thùng vôi ra, đóng cửa lại, chỉ mở những cửa sổ cần thiết. Do vôi sống là chất hút ẩm tốt nên có thể hút hết hơi ẩm trong phòng, làm cho phòng khô ráo. Ngoài ra than củi phơi khô cũng có tác dụng hút ẩm, tuy nhiên hiệu quả không bằng vôi sống. Ngược lại than củi lại có thể dùng nhiều lần, bằng cách dùng xong đem ra phơi dưới ánh nắng mặt trời lại dùng tiếp.
- Mỗi tối dùng 1 quả táo tầu và 5 lát gừng tươi đun thành nước chè uống đều, có thể tăng sức chịu lạnh, phòng chống cảm cúm và các bệnh đường hô hấp.
- Khi có dịch cảm ta có thể đun giấm nóng cho bay hơi trong nhà, sẽ có tác dụng chống lây;
- Thường xuyên cắt tỏi thành những sợi nhỏ nhét vào mũi ngửi cũng có khả năng chống cảm.
- Dùng dầu gió bôi vào nhân trung, thái dương, ấn đường vừa có khả năng chống cảm.
- Lục thần hoàn là loại thuốc chống vi khuẩn gây bệnh rất tốt, khi có dịch cảm, người lớn mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 viên.
- Khi bị cảm đồng thời thấy đau đầu, ta có thể dùng khăn vò nước nóng, đắp lên mắt, mũi hoặc huyệt phong trì trên đầu sẽ giảm bớt bệnh.
- Lấy 25ml rượu nho, đun cho bay hết hơi rượu, đập 1 quả trứng gà, đánh đều cho 1 thìa đường trắng vào. Khi uống hoà với nước sôi cho loãng. Uống xong đắp chăn nằm nghỉ. Ngày hôm sau, các hiện tượng tắc mũi, chảy nước mũi, đau họng sẽ đỡ đi nhiều, thậm chí có thể hết hẳn. Có người uống 1 lần là khỏi.
- Lấy 1 quả lê, 25g gừng tươi, cả 2 cắt thành lát mỏng, cho 1 bát nước, sắc lên uống hết trong 1 lần, sẽ có tác dụng ngay.
- Lấy 100g hành củ, 3 lát gừng tươi, sắc thành nước hoặc đổ nước sôi vào uống. Cũng có thể lấy 20g hành củ, 5 lát gừng tươi, 1 thìa đường trắng, 1 nhúm bã chè, 1 bát nước rồi sắc lên uống.
- Lấy 20 vỏ lạc (vỏ cứng) 3 củ hành to (phần củ ở hành lá) cả rễ, rửa sạch, đun cùng 1 lượng vừa phải nước lã. Sau khi sôi, đun nhỏ lửa khoảng 15 phút, chắt lấy nước uống nóng. Nếu có hiện tượng buồn nôn, khi đun nhỏ lửa cho thêm 1 lát gừng tươi. Nếu bị ho hoặc đau bụng, khi đun nhỏ lửa cho thêm 1 lát lê.
- Ta cũng có thể dùng cao dán để chữa cảm. Cách làm như sau : Lấy 2 miếng cao dán kích cỡ 5x5cm, rắc đều 1 ít bột thuốc cảm công hiệu nhanh lên trên, dán lên huyệt dũng tuyền ở lòng bàn chân. Mỗi ngày thay 1 lần, mỗi lần xoa bóp khoảng 2-3 phút. Thường chỉ sau khoảng 1-3 lần là đỡ hoặc khỏi hẳn.
- Đối với phụ nữ có thai khi cảm không nên uống thuốc hoặc những người không muốn uống thuốc, có thể dùng phương pháp tắm bằng rượu; Cách làm như sau : Dùng khăn bông tẩm rượu có nồng độ cao lau đi lau lại khoảng 30-40 lần vào những chỗ như dái tai, 2 bên cổ, nách, phía trong cánh tay, lòng bàn tay, khuỷu chân, đầu gối, 2 bên mắt cá chân, lòng bàn chân, các khớp xương.... Sau đó đắp chăn ngủ 1 giấc, cảm cũng sẽđỡ hơn, thậm chí khỏi hẳn.
Mùa thu và mùa xuân, trẻ em rất dễ bị quai bị. Cách chữa đơn giản nhất là: mỗi ngày uống lục thần hoàn 3 lần, mỗi lần 5 -8 viên, đồng thời, mỗi ngày dùng 10 - 20 viên lục thần hoàn tán thành bột trộn đều với giấm bôi vào chỗ đau, 2 - 3 ngày sẽ có hiệu quả.
- Bằng hoa hubơlông: Khi đau răng, lấy vài cánh hoa hubơlông cho từng cánh vào mồm, nhai bằng răng đau, sau khi nhai nát cánh hoa thì nuốt đi.
- Bằng hạnh nhân: Lấy 1 quả hạnh nhân, cho lên lửa đốt cháy thành ngọn lửa, thổi lửa tắt, cắn vào chỗ răng đau, làm liên tục 2-3 lần.
- Bằng gừng tươi: Khi đau răng, lấy một lát gừng tươi cắn vào chỗ răng đau.
- Bằng đinh hương: Lấy 1 phần công đinh hương giã nhỏ, 2 phần cồn 95%, cho công đinh hương ngâm vào cồn từ 3 – 5 ngày. Khi răng đau, dùng bông thấm dung dịch này chấm vào chỗ răng đau, cũng có thể lấy công đinh hương đã giã nhỏ bôi lên chỗ răng đau.
- Bằng bột tế tân: Lấy 1 ít tế tân giã nhỏ, bôi vào chỗ lợi của răng bị đau (cách này dùng chữa sâu răng cho trẻ em rất tốt).
- Bằng tỏi: Lấy 2 – 3 nhánh tỏi, bóc vỏ cho lên bếp lửa nướng chín, tranh thủ lúc nóng, cắt ra cho vào chỗ răng đau, khi tỏi nguội lại thay miếng khác, làm liên tục nhiều lần. Khi người bị sâu răng đau răng, xỉa sạch chỗ lỗ răng bị sâu, nhét vào đó một ít tỏi giã nhỏ, như vậy sẽ đỡ đau.
- Bằng rượu và đậu đen: Lấy 1 ít rượu và đậu đen đun nhừ, chắt lấy nước súc miệng nhiều lần.
- Bằng đường phèn: Lấy 1 bát nước cho vào nồi cùng với 100 – 150g đường phèn, đun cho đường tan ra, đến khi còn nửa bát thì dừng lại, để nguội, uống hết 1 lần, 1 ngày uống 2 lần.
- Bằng thuốc trứng: Lấy 50g sinh địa, 2 quả trứng vịt, 5g đường phèn. Dùng nồi đất, cho vào 1 lượng nước lã vừa phải, ngâm sinh địa khoảng 30 phút, rửa sạch trứng, cho trứng vào đun cùng với sinh địa, khi trứng chín, bắc ra bóc vỏ, cho lại vào trong nồi đun tiếp một lúc. Đợi nước ấm, ăn trứng, uống nước (khi uống dùng đường phèn pha cho dễ uống).
- Bằng ô mai (một vị thuốc bắc) và sinh địa: Lấy ô mai (phần thịt), sinh địa mỗi thứ 30g, để lẫn giã nhỏ, vê thành viên to bằng hạt đậu tương, đặt vào chỗ răng đau, cắn chặt lại, sau đó mở miệng cho nước miếng chảy ra, nếu không chảy nước miếng nữa thay viên khác. Người bị nặng ngậm 5 –6 viên, người đau nhẹ ngậm 1 – 2 viên là khỏi.
- Bằng rau hẹ: Lấy 2 quả trứng vịt muối, 100g rau hẹ, 9g muối cho vào trong nồi đổ nước đun lẫn, uống khi đói.
- Bằng vỏ dưa hấu: Cắt lấy lớp vỏ ngoài cùng của dưa hấu phơi nắng cho khô (để qua sương càng tốt), sau đó cho vào lọ thuỷ tinh kín, khi răng sâu đau, lấy 1 ít nhét vào chỗ đau sẽ hết đau.
- Bằng lục thần hoàn: Lấy 3 –5 viên lục thần hoàn giã nhỏ, bôi vào chỗ đau, sau khoảng 5 phút, răng sẽ bớt đau, khoảng 1 tiếng sau có thể hết đau.
- Bằng lá hành: Khi ăn đồ chua thường có hiện tượng ê răng rất khó chịu. Nếu lúc này chỉ cần nhai 1 vài lá hành là khỏi.
- Bằng vỏ cây: Dùng vỏ cây đào (dùng để ăn trầu), vỏ cây liễu mỗi loại 4g cùng 1 ít rượu, sắc lên, xúc miệng khi còn nóng, rượu nguội nhổ ra. Cách này không chỉ chữa đau răng, còn có chút tác dụng đối với viêm lợi.
- Súc miệng bằng nước chè: Trong lá chè có chất làm chắc răng, trong nước chè có chất kiềm có thể trung hoà a xit, chống sâu răng và ngăn chặn một số loại vi khuẩn gây bệnh.
- Súc miệng bằng nước muối: Mỗi ngày dùng nước muối nhạt súc miệng 2 –3 lần, có thể phòng chống bệnh cháy máy lợi.
- Thường xuyên ăn táo sẽ giúp phòng chống các bệnh về răng miệng, vì trong táo có chất xenlulô giúp làm sạch cáu răng, lợi. Tuy nhiên, ăn táo xong nên súc miệng, vì trong táo có 30% các loại đường lên men, tức chất ăn mòn, để lâu dễ làm răng bị hỏng. Vì vậy nếu thường xuyên ăn táo mà quên súc miệng sẽ rất dễ dẫn đến sâu răng. Không chỉ ăn táo, dù là ăn bất cứ thứ gì xong đều nên súc miệng ngay, vì đây là biện pháp bảo vệ răng tốt nhất.
Nếu người nào ăn được tỏi sống, thỉnh thoảng cho 1 nhánh vào miệng nhai, như vậy sẽ giúp khử trùng răng miệng.
- Bằng chè: Sau khi ăn tỏi mồm thường rất hôi, để khử hết mùi tỏi, ta chỉ cần nhai 1 ít chè, mùi tỏi sẽ hết ngay, nếu không nhai lá chè có thể nhai táo tàu hoặc uống một cốc nước chè đặc.
- Bằng sữa bò: Uống 1 cốc sữa bò cũng có thể khử được mùi tỏi trong miệng.
- Súc miệng nước muối: Dùng muối súc miệng, hoặc ngâm trong miệng, sẽ giúp diệt các loại vi khuẩn làm hôi mồm.
- Chữa bằng gừng: Nếu khi ăn thức ăn, miệng bị rộp, ta có thể cắt vài lát gừng cho vào miệng nhai nhỏ, vết rộp sẽ nhanh hết.
- Chữa bằng tỏi: Miệng bị rộp, chỉ cần nhai sống vài lát tỏi hoặc lá tỏi, vết rộp cũng nhanh xẹp.
- Chữa bằng thuốc mỡ đau mắt: Mùa đông môi thường hay bị nẻ. Sau khi rửa mặt trước khi đi ngủ, ta lấy 1 ít thuốc mỡ mắt bôi lên chỗ nẻ trên môi, ngày hôm sau, chỗ nẻ sẽ đỡ đau, sau vài ngày bôi liên tục, vết nẻ sẽ hết.
- Chữa bằng giấm: Khi bị sưng, đau họng, ta có thể dùng giấm pha với lượng nước bằng với giấm súc miệng, sẽ thấy đỡ đau hơn.
- Chữa bằng muối: Ta lấy muối rang khô, chín, giã nhỏ, thổi vào trong họng, nhổ nước bọt ra, cảm giác đau sẽ hết, lại chữa được viêm.
- Chữa bằng lê: Nếu thường xuyên ăn lê, có thể chống nhiệt miệng, đau họng.
- Chữa bằng mướp: Ta lấy quả mướp non, giằm nát lấy nước xúc miệng thường xuyên.
- Chữa bằng xì dầu: Khi bị đau họng, ta có thể lấy 1 thìa canh xì dầu xúc miệng, xúc khoảng 1 phút thì nhổ ra, làm liên tục 2 – 3 lần sẽ thấy tác dụng. Khi xúc miệng, cố gắng ngửa cao cổ để xì dầu tiếp xúc vào họng, hiệu quả sẽ tốt.
- Chữa bằng vỏ cây dâu: Lấy 10g vỏ cây dâu, 5g cam thảo, 5g lá tra rửa sạch, cho vào nồi cùng với một lượng nước vừa phải sắc lên để uống, sẽ trị đờm vào buổi sáng sớm.
- Chữa bằng vỏ bí đao: Lấy 1 lượng vừa phải vỏ bí đao đã phơi qua sương, cho đường mật vào nấu thành canh để uống, có thể chữa ho.
- Chữa bằng gừng và trứng: Lấy 1 miếng gừng thái nhỏ, 1 quả trứng gà, cách làm như làm trứng ốp lếp, rán cho trứng và gừng chín lên, ăn ngay lúc đang còn nóng, mỗi ngày ăn 2 lần, chữa ho rất tốt.
- Chữa bằng vỏ bưởi và dầu mào gà: Đối với người già bị ho kèm theo khó thở, có thể dùng vỏ bưởi hấp dầu mào gà uống.
Ta có thể lấy quả mướp ép lấy nước hoặc có thể cắt dây mướp cho nước tự nhiên chảy ra, đựng vào bát cho lên nôi hấp chín, cho đường phèn vào uống.
- Bằng cao lê mật ong: ép lê lấy nước, cho mật ong vào đun thành dạng cao, khi uống pha với nước ấm uống, mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần 1 thìa.
- Uống trà đường vỏ quýt: Lấy vỏ quýt pha vào nước, cho thêm 1 ít đường trắng, uống như trà.
- Bằng giấm ăn và trứng: Nếu do bị cảm hoặc viêm họng mãn tính gây nên khản giọng, ta có thể dùng 100g dấm ăn luộc 1 quả trứng gà (luộc khoảng 15 phút), sau đó ăn cả giấm và trứng, chỉ 1 – 2 lần là khỏi.
- Uống trà gừng kha tử: Lấy 5 – 6 lát kha tử (1 vị thuốc bắc) cùng với 1 ít gừng, ngâm vào nước sôi uống như trà, trong vòng 2 ngày sẽ khỏi.
- Uống nước muối nhạt: Trước khi hát hay đọc diễn văn, ta có thể uống nước muối nhạt để tránh khỏi bị khản
- ấn tròng mắt: Khi bị nấc, dùng bàn tay ấn hơi mạnh vào tròng mắt, lúc này một luồng khí sẽ toát ra từ trong dạ dày, nấc cũng sẽ hết. Nếu ấn vào tròng mắt không thấy có hiệu quả, có thể ấn xung quanh vành mắt, tìm chỗ nào ấn thấy đau thì dùng sức ấn vài lần, cũng sẽ hết nấc. Tuy nhiên, phương pháp này không thích hợp với những người bị bệnh thông manh, nấc nặng và tim.
- Kéo lưỡi: Khi bị nấc, ta có thể dùng tay lót 1 chiếc khăn bông sạch, để kéo lưỡi ra ngoài một chút. Khi kéo, ta cũng sẽ thấy có 1 luồng khí thoát ra từ dạ dày, nấc sẽ hết.
- Uống nước dấm đường: Lấy 2 thìa giấm, 1 thìa đường trắng hoà tan rồi uống.
- Uống nước ấm: Đây là cách đơn giản và thường dùng nhất, ta ngậm một ngụm nước ấm lớn, nuốt làm 7 lần, một lúc sau, nấc sẽ hết.
- Lấy 1 con lươn, cắt đứt đầu hoặc đuôi cho tiết chảy ra, lấy tiết đó bôi lên phía ngược lại của bên bị méo (tức nếu bị méo sang bên trái thì bôi bên phải và ngược lại). Mỗi ngày bôi 2 –3 lần, liên tục trong 7 ngày sẽ có tác dụng.
- Nuốt vỏ cam: Khi bị hóc xương, ta có thể lấy 1 miếng vỏ cam nhỏ, ngậm trong miệng sau đó nuốt đi sẽ làm tan xương cá.
- Dùng vitamin C làm mềm xương: Nếu bị hóc xương dăm, ta có thể lấy 1 viên vitamin C ngậm trong miệng, vài phút sau, xương sẽ mềm ra và hết.
- Uống nước dãi của vịt: Lấy 1 con vịt, dốc đầu vịt xuống cho nó kêu để chảy nước dãi ra, đựng vào bát sạch, uống từ từ cho nhuận họng, xương dăm sẽ tan ra.
- Uống nước giếng: Nếu khi bị hóc xương, uống dấm vẫn không khỏi, ta có thể để đến sáng sớm ngày hôm sau uống 1 bát nước giếng, sẽ hết bị hóc.
- Nuốt rong biển: Nếu ai đó không may nuốt phải những đồ bằng kim loại như tiền xu hoặc khuy áo bằng kim loại, khi đó ta chỉ cần cho họ nuốt nhiều rong biển đã được đảo chín bằng mỡ lợn là được.
- Ăn rau hẹ chần: Lấy một ít rau hẹ rưởa sạch, không cắt, cho vào nước sôi chần chín trộn với dầu vừng để ăn. Do rau hẹ có nhiều chất xenlulô, lại không dễ bị tiêu hoá trong dạ dày, nên sẽ quấn vào vật bị nuốt và bảo vệ thành ruột, giúp vật bị nuốt được bài tiết ra ngoài một cách thuận lợi.
Những người bị đau mắt hột, khi gặp gió thường hay chảy nước mắt. Cách chữa trị đơn giản nhất có thể áp dụng tại gia đình là hàng ngày dùng nước muối nhạt rửa mắt, hiệu quả rất tốt.
Ta lấy 1 quả lê, ép lấy nước, trộng đều với 15g hoàng liên, lọc bỏ bã, lấy nước làm thuốc nhỏ mắt cũng có tác dụng chữa đau mắt đỏ.
Viết bài, đọc sách lâu, mắt thường hay bị mỏi. Lúc này, có thể lấy 1 cốc nước sôi (tốt nhất là chè hoa cúc), hơ mắt vào hơi nước nóng đang bốc lên. cách làm này giúp cho mạch máu ở mắt được tuần hoàn. ta cũng có thể dùng khăn vò nước nóng đắp lên mắt, hiệu quả cũng khá tốt.
Thợ hàn khi làm việc, nhiều lúc do sơ xuất bị điện hàn bắn vào mắt, nếu nhẹ hoặc số lần ít, dùng thuốc nhỏ mắt có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu số lần nhiều, vết thương lại nặng, thuốc đau mắt cũng không có tác dụng, bạn có thể dùng sữa tươi (sữa người càng tốt) pha với nước nóng, tỉ lệ 1:4, đựng vào lọ làm thuốc nhỏ mắt rất tốt. Khi pha, chú ý vệ sinh.
Lấy 1 bộ gan cừu, dùng nước muối hoặc nước vo gạo rửa sạch, ăn làm 2 -3 lần, 1 tháng ăn 2 bộ là được.
- Nhỏ nước đường khi vôi bắn vào mắt: Khi vôi bay vào mắt, mắt sẽ cay rất khó chịu. Lúc này, ta chỉ cần nhỏ một ít nước đường vào mắt, mắt sẽ hết đau.
- Rửa mắt bằng nước sạch: Khi bị cát bụi bay vào mắt, cách làm tốt nhất là lấy 1 đĩa đầy nước sạch, ngâm mắt bị bụi vào nước, nháy mắt liên tục, bụi sẽ ra hết.
- Ho cho bụi trong mắt bắn ra: Khi mắt bị những hạt bụi lớn hoặc một vật nhỏ gì đó bắn vào mắt, ta dùng ngón tay cái và ngón trỏ (của tay cùng chiều với mắt) kéo nhẹ mi trên, đầu ơi thấp xuống, ho thật mạnh vài cái, vật trong mắt có thể sẽ bắn ra.
- Tỏi: Cắt một miếng tỏi cho vừa với lỗ mũi, nhét vào mũi, vài lần mũi sẽ hết tịt.
- Ngửi dầu bạc hà: Khi bị tịt mũi, hãy lấy dầu bạc hà để ngửi, đây là cách thông dụng và đơn giản nhất.
- Rửa mũi bằng nước muối: Khi bị tịt mũi do bị cảm, ta có thể dùng nước muối ấm rửa mũi, làm liên tục trong vài ngày, không những chữa được tịt mũi, mà còn có thể chống bị viêm mũi.
- Ngâm chân nước nóng: Khi bị tịt mũi nặng đến mức không ngủ được, ta ngâm chân vào nước nóng. Cách làm này ngoài tác dụng chữa tịt mũi, còn giúp kích thích não làm ta ngủ ngon hơn.
- Dùng dây buộc vào cuối ngón tay giữa: Khi bị chảy máu mũi, lập tức dùng một sợi dây nhỏ (dây thừng, dây cao su...) buộc vào cuối ngón tay giữa (không cần quá chặt) sẽ cầm máu. Khi mũi bên trái chảy máu, buộc ngón tay bên phải và ngược lại, khi chảy cả 2 bên mũi thì buộc cả 2 bên ngón tay.
- Nhét bông tẩm giấm: Khi bị chảy máu mũi hãy nhanh chóng nhét bông tẩm giấm vào mũi, máu sẽ cầm.
- Lấy rau hẹ nhét vào mũi: Một trong những cách cầm máu nhanh nhất khi bị chảy máu mũi là lấy rau hẹ giằm nát, viên thành viên nhỏ nhét vào mũi.
- Tỏi bôi vào lòng bàn chân: khi máu mũi chảy nhiều không cầm, ta có thể lấy một nhánh tỏi giã nát đặt vào giữa gan bàn chân, dùng khăn buộc lại, sẽ cầm máu.
- Ngâm chân nước nóng: Cho người bị chảy máu mũi ngồi lên ghế, ngửa mặt lên trời, cho chân vào trong chậu nước nóng, cũng có tác dụng cầm máu.
Người bệnh ngồi thoải mái trên ghế, trước tiên xoa 2 tay vào nhau cho nóng lên, lấy tay trái xoa từ bên phải trán sang bên trái trán, rồi dùng tay phải xoa ngược lại, làm đi làm lại mỗi bên 5 lần. Sau đó, dùng ngón giữa của cả 2 tay xoa từ giữa xuống 2 bên mũi, cho đến cuối cánh mũi (huyệt nghênh hương), đều tay day huyệt nghênh hương 5 cái, làm như vậy 5 lần. Cuối cùng, dùng ngón tay trỏ day vào huyệt này khoảng 20 lần, khi ấn thấy huyệt hơi đau là được. Hàng ngày xoa bóp vào buổi sảng khi vừa ngủ dậy, buổi trưa khi nghỉ ngơi và buổi tối trước khi đi ngủ, rất có hiệu quả.
Với trẻ em mới biết đi, gặo đồ vật gì chúng cũng cho vào miệng hoặc mũi, nếu không lấy được ra sẽ rất nguy hiểm. Cách lấy đơn giản và an toàn đối với trẻ em, đó là, lấy 1 tờ giấy, ngoáy lỗ mũi bên kia cho trẻ hắt xì hơi, vật trong lỗ mũi sẽ bắn ra.
Lấy 1 bộ gan lợn (lấy gan động vật khác cũng được), rửa sạch, ép lấy nước nhỏ vào tai, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 3-5 giọt, có thể chữa viêm tai giữa cấp tính.
Khi bị nhọt trong tai, ta lấy vừa lượng phèn chua, giã nhỏ thành bột, thổi vào trong tai, mỗi ngày 3 lần, vài ngày là khỏi.
- Lấy muối nóng kê tai: ù tai sẽ rất ảnh hưởng đến thính giác và giấc ngủ, ta có thể dùng một ít muối, rang khô, cho vào trong túi vải, gối tai lên đó, khi túi nguội lại thay muối khác, kiên trì làm vài lần, sẽ có hiệu quả.
- Uống nước vỏ hạt hướng dương: Lấy 15g vỏ hạt hướng dương, cho vào một cốc nước, sắc lên uống, mỗi ngày uống 2 lần.
- Cách dụ côn trùng ra khỏi tai: Mùa hè nhiều côn trùng, đôi khi dễ bị côn trùng bay vào tai. Để dụ được côn trùng ra, ta có thể chui vào chỗ tối, dùng đèn chiếu vào tai để côn trùng bay ra; hoặc có thể nhỏ 3 - 5 giọt glyxêrin (dầu ăn cũng được), sau 2 -3 phút nghiêng đầu cho côn trùng chảy ra cùng với dầu. Nếu vẫn không có tác dụng, có thể đổ nước ấm vào tai, ngay sau đó nghiêng đầu, côn trùng sẽ ra ngoài cùng với nước, sau đó dùng bông thấm khô tai là được.
- Lấy đậu trong tai trẻ: Nếu trẻ em không may nghịch nhét hạt đậu vào tai, ta có thể dùng cồn 95 độ nhỏ vào hạt đậulàm cho hạt đậu nhỏ lại, đậu sẽ lăn ra ngoài. Ta cũng có thể dùng một cái ống có đường kính lớn hơn hạt đậu một chút, mài cho miệng ống bớt sắc rồi để vào gần tai, lấy sức hút hạt đậu ra, chú ý không được để tai bị đau khi tiến hành.
- Khi bị bỏng, trước tiên ta dùng nước lạnh rửa sạch vết bỏng, sau đó cho vào nước lạnh mgâm nửa tiếng. Thường thì ngâm vào nước càng sớm, nhiệt độ nước càng thấp (không được thấp dưới 5 độ, để tránh tổn thương do giá rét), thì hiệuquả càng tốt. Nhưngnếu vết thương đã phồng rộp hoặc trớt ra thì không được ngâmvào nước, nếu không dễ bị nhiễm trùng.
- Với những vết bỏng lửa, ta có thể dùng nước muối nhạt để lau vết bỏng sẽ tránh bị viêm, nhiễm.
- Khi bỏng, dùng xì dầu hoặc mật ong, mỡ lợn, mỡ chó, nước gừng tươi bôi lên vết bỏng cũng có tác dụng tốt.
- Dùng lòng trắng trứng gà, mật ong chín trộn với nhau bôi vào vết bỏng có tác dụng chống viêm nhiễm và giảm đau.
- Lấy vài lát lê đắp vào chỗ bị bỏng, có tác dụng giảm đau và cầm không cho dịch chảy ra.
- Khi trẻ con bị bỏng, ta dùng 25g đậu đen cho nước đun lên lấy nước đặc, bôi vào vết bỏng, tác dụng rất tốt.
- Với những vết bỏng nhẹ, ta có thể lấy bã chè khô sấy hơi vàng, giã nhỏ, trộn với 1 ít dầu hạt cải thành dạng hồ, bôi lên vết thương.
- Khi bị bỏng ở chân hoặc tay, lập tức lấy chậu hoặc thùng nhỏ đổ cồn vào, ngâm chìm vết bỏng vào đó, sẽ có tác dụng giảm đau, chống tấy, chống phồng rộp. Nếu ngâm 1 -2 tiếng, chỗ da bị bỏng có thể từ từ hồi phục lại trạng thái ban đầu. Nếu vết thương ở những nơi khác không ngâm được, ta có thể lấy bông y tế chấm ngập vào rượu trắng, ấp vào vết thương, đồng thời liên tục đổ rượu vào cho bông ướt (không được để bông khô), vài tiếng sau sẽ thấy đỡ nhiều.
- Khi bị bỏng mỡ hoặc nước sôi, có thể dùng dầu gió hoặc dầu thực vật (nhưng không dùng dầu vừng) bôi nhẹ lên vết thương, với những vết thương chưa trớt, chỉ khoảng 5 phút sẽ đỡ đau.
- Ta cũng có thể dùng thuốc mỡ chữa đau mắt bôi lên vết thương, vài phút sau sẽ không bị sưng, giảm đau.
- Khi vừa bị bỏng, lập tức dùng xà phòng bôi lên vết bỏng, sẽ có tác dụng giảm đau, chống bị sưng tạm thời.
- Nếu bị bỏng nhẹ, lập tức nhúng vết bỏng vào dầu hoả, vài phút sau sẽ đỡ đau, và không bị phồng rộp.
- Ta cũng có thể lấy 1 cái mai rùa, đốt thành tro hoặc cho cùng một ít băng phiến giã nhỏ, trộn đều với dầu vừng bôi lên vết bỏng, 1 ngày bôi 3 lần.
- Khi bị bỏng ít, lập tức bôi 1 ít thuốc đánh răng, không những hết đau, lại giúp không bị rộp. Nếu đã phồng rộp cũng sẽ tự xẹp đi, không bị nhiễm trùng. Bỏng nhẹ có khi chỉ cần bôi 1 lần là khỏi.
- Khi làm việc không may bị va xước da, ta có thể dùng gừng tươi giã nhỏ đắp lên vết thương, vừa có tác dụng diệt khuẩn, chống sưng, lại giúp vết thương nhanh lành.
- Nếu vết thương ngoài da chảy máu, ta có thể lấy 1 ít hành củ, đường đỏ trộn lẫn giã nhỏ bôi lên vết thương sẽ có tác dụng cầm máu.
- Ngoài ra, khi bị thương chảy máu, ta còn có thể ngay lập tức rắc lên vết thương một ít đường trắng, vừa giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, vừa giúp vết thương nhanh lên vẩy. Sở dĩ ta làm như vậy là do đường trắng có thể giảm bớt thành phần nước trên vết thương, mà nước chính là điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng cho vết thương.
- Khi vết thương ngoài da nhỏ chảy máu, ta có thể lấy 1 ít bã chè khô cho lên bếp sấy vàng, giã nhỏ, rắc lên vết thương, sẽ có tác dụng cầm máu (ở mức độ nhẹ), lại giúp vết thương không lên mủ, nhanh lành.
- Khi bị đứt tay hoặc vết thương do dao, ta có thể tìm các loại hoa cỏ dại. hoặc hoa mạ, vắt lấy nước hoa bôi lên vết thương, làm vài lần, sẽ cầm được máu.
- Lớp màng mỏng trong tre là loại thuốc thần dược để cầm máu. Với những vết thương nhẹ, dùng màng này dán lên sẽ lập tức cầm máu.
- Dùng dầu gan cá nhỏ lên vết thương mới bị, chỉ 1 - 2 ngày sau, vết thương sẽ khỏi. Với những vết thương không lớn, ta có thể xé phần giấy để đánh lửa ở bao diêm dịt vào vết thương, sẽ cầm máu ngay.
- Khi đi du lịch, nếu không may bị đứt tay chảy máu, ta có thể lấy thuốc lá dịt, cầm máu cũng rất tốt.
- Với những vết thương nặng, chảy nhiều máu, bị thâm tím, phải giơ cao vết thương, cởi quần áo chật quá ra, buộc chặt phần phía dưới vết thương chỗ xa tim, dùng bột mai cá mực, bạch dược và bột tam thất bôi lên vết thương, sau đó dùng khăn sạch bịt vết thương lại, đồng thời, có thể uống bạch dược hoặc tam thất. Tất nhiên với những vết thương quá nặng nên đưa đi bệnh viện. Chú ý, với các vết thương chảy máu, vải bọc vết thương phải sạch, ngoài ra, không được cho người bị thương uống nước lạnh, tạm thời không được lau vết máu, để tránh làm bẩn vết thương.
- Khi bị bọ chó, muối, sâu róm hoặc kiến cắn, ta bôi một ít thuốc đánh răng, giấm ăn, nước chanh hay lá hành, tỏi, băng phiến, hành tây băm nhỏ đều có thể đỡ ngứa.
- Khi bị muối đốt, ta có thể lấy xà phòng giặt (bánh) hoặc xà phòng thơm chấm vào nước bôi lên chỗ muỗi đốt, một lúc sau, sẽ hết ngứa.
- Muỗi vừa đốt xong, lập tức lấy nắp phích đặt lên chỗ bị đốt 2 -3 phút, làm liên tục vài lần, vừa đỡ ngứa da lại không bị mẩn đỏ. Chú ý, nhiệt độ của nắp phích phải nóng nhưng không được gây bỏng là được.
- Nếu bị muỗi đốt thấy ngứa ngáy khó chịu, có thể lấy thuốc aspirin giã nhỏ hoà với một ít nước đun sôi đẻ nguội cho thành dạng quánh như hồ, bôi vào chỗ muỗi đốt, sẽ đỡ bị sưng và ngứa.
- Khi bị ong bò vẽ hay bọ cạp đốt, lấy bột kiềm và dầu hoả bôi lên vết thương.
- Khi bị ong vàng hoặc sâu róm đốt, nếu bôi ngay dung dịch amôniắc loãng vào chỗ bị đốt, hiệu quả rất tốt, lập tức hết đau.
- Khi bị ong hoặc côn trùng độc đốt, có thể lấy sữa người bôi lên sẽ đỡ đau.
Bị rết cắn, dùng ngay nước muối rửa vết thương sẽ hết đau.
Khi bị sâu hoặc rắn cắn, đun nước muối đặc rửa chỗ đau, có thể ổn định trạng thái.
- Nếu trên người có những chỗ da bị ngứa, ta có thể dùng lá mướp tươi giã nhỏ bôi vào chỗ ngứa, hiệu quả tương đối tốt.
- Khi da bị ngứa, ta có thể lấy 1 dúm tàn thuốc lá, nhỏ vào vài giọt nước cho thành dạng quánh, bôi vào chỗ ngứa cững có tác dụng.
- Ta cũng có thể dùng nước muối để rửa những chỗ da ngứa hoặc bị viêm.
Mùa hè làm đồng thường đi chân đất hay ngững người do công việc phải đi chân đất vào những chỗ có nước thường dễ bị nước ăn chân, do vậy, sau khi làm việc xong, để chống bị nước ăn chân, bạn có thể dùng nước rửa sạch chân, sau đó ngâm rửa chân một lúc vào nước muối có hoà với phèn chua.
- Khi bị va chạm, da thường bị sưng, tụ máu, lúc này ta có thể bôi một ít thuốc đánh răng, sẽ bớt bị sưng.
- Khi bị sưng ngón tay, ta có thể lấy 1 ít xì dầu và mật ong trộn đều đun nóng, cho ngón tay vào ngâm, sẽ bớt sưng và đau.
- Lấy 1 ít nước vôi, nhúng bông bôi lên chỗ ngứa, 1 lúc sau sẽ hết ngứa, sưng.
- Với những vết thương bị đánh bầm tím, ta dùng dấm nóng bôi lên chỗ đau ngày 3 lần cũng sẽ khỏi.
- Lấy 500g đậu đen, 5 lít nước lạnh, đun sôi. Sau khi sôi ncho vào 5 lít rượu trắng, tiếp tục dùng lửa nhỏ đun cho còn 3 lít, tranh thủ lúc ấm lấy nước uống 1 ngày 1 lần, uống hết trong 3 lần, sẽ chữa được phù.
- Da bị lở loét, ta vắt nước hành trộn với dầu vừng bôi vào chỗ đau.
- Nếu nhọt bị vỡ, ta lấy đậu đen rửa sạch, phơi khô, giã nhỏ, trộn với nước lạnh bôi vào chỗ đau, ngày bôi 2 lần, 5 ngày sẽ khỏi.
- Mùa hè khi ăn dưa hấu, để lại vỏ dày một chút sao cho vỏ có cả màu trắng và màu đỏ. Lấy vỏ này xoa nhẹ vào những chỗ đã bị cước vào mùa đông, mỗi lần 3 - 5 phút, mỗi ngày 1 - 2 lần, xoa 5 ngày liền, làm như vậy sẽ giúp chống cước.
- Lấy 1 bó cuống ớt (khoảng 500g), cắt nhỏ, cho vào nồi sắc cùng với cùng một ít nước đun sôi, hàng ngày vào buổi chiều tối lấy nước đó rửa những chỗ dễ bị cước vào mùa đông, làm liên tục 5 -7 ngày, cũng chống được bị cước.
- Lấy vài chục chiếc lá và hoa vừng tươi, xoa vào những chỗ từng bị cước khoảng 20 phút, sau đó để dịch ở lá và hoa vừng dính ở chỗ bị cước khoảng 1 tiếng mới dùng nước rửa sạch, làm như vậy nhiều lần, tác dụng rất tốt.
- Lấy tỏi tươi vỏ tím bóc vỏ, giã nhỏ, đặt phơi dưới ánh nắng mặt trời (ngày nắng to) khoảng 1 tiếng cho nước tỏi nóng lên, lấy nước tỏi nóng này bôi vào những chỗ từng bị cước, mỗi ngày 3 -4 lần, bôi liên tục 4 - 5 ngày, sẽ hết bị cước.
- Nếu mới bị cước, ta dùng giấm nóng bôi lên chỗ cước, sau khi giấm khô, bôi tiếp. Ngày làm nhiều lần như vậy, sẽ đỡ cước.
- Mùa đông, da rất dễ bị nẻ. Hàng ngày, trước khi đi ngủ, ta có thể dùng nước nóng ngâm chỗ bị nẻ vài phút, cho da mềm ra, sau đó lấy dung dịch trong 2 - 3 viên dầu cá bôi vào chỗ bị nẻ, mỗi tối 1 lần, 1 tuần sẽ khỏi.
- Khi bị nẻ, ta hoà giấm và glyxêrin theo tỉ lệ 5:1, bôi mỗi ngày 2 lần, da sẽ bóng và mịn.
- Luộc chín 2 quả trứng gà, bóc lấy phần lòng đỏ, cho vào nồi đun nhỏ lửa đun cho thật nhuyễn, để nguội bôi lên chỗ bị nẻ, mỗi ngày 2 lần, 3 -4 ngày sẽ hết nẻ.
- Khi chân tay bị nẻ, ta lấy 1 quả chuối tiêu (vỏ đen càng tốt), bóp cho chuối mềm ra, cắt 1 lỗ nhỏ trên quả chuối, bóp cho thịt chuối ở trong chui ra như bóp thuốc đánh răng, cho thịt chuối vào giữa lòng bàn tay, xoa 2 tay vào nhau, sau khi chuối khô, cả lòng bàn tay và mu bàn tay đều có cảm giác rất mịn. Nếu xoa vào chân cũng làm tương tự. Lần đầu tiên làm, đặc biệt khi đã có vết nẻ rồi, sẽ có cảm giác xót, đây là hiện tượng thường gặp, 1 lúc sau sẽ khỏi. Làm hàng ngày vào buổi tối, trước khi làm rửa sạch chân tay, làm liên tục sau vài lần là khỏi.
- Lấy 2 - 3 quả ớt (khô tươi đều được), 10ml cồn i ốt nồng độ 2,5%. Cắt ớt thành từng khúc nhỏ, cho vào ngâm với cồn i ốt, bịt kín lắc đều. Dùng bông y tế thấm đẫm dung dịch đã ngâm bôi vào nách, mỗi ngày 3 lần, cho đến khi khỏi.
- Lấy 3g băng phiến (long não), 20 ml cồn nồng độ 50%. Cho bằng phiến vào trong cồn, đậy kín cho băng phiến tự tan. Trước khi bôi dung dịch đẫ ngâm, ta lấy nước xà phòng ấm rửa sạch nách, lau khô. Mỗi ngày làm 2 lần, mỗi đợt thuốc bôi 10 ngày.
- Sau khi tắm xong, ta cho vào bồn tắm 500 ml nước cà chua, ngâm nách vào trong nước 15 phút, mỗi tuần làm 2 lần, hiệu quả cũng rất tốt.
- Ta cho vào nước rửa chân 25g chè và 1 ít muối, ngâm chân vào nước đó đồng thời xoa 2 chân vào nhau liên tục trong vòng 10 phút, mùi hôi chân sẽ hết.
- Mỗi tối khi rửa chân trước khi đi ngủ, ta cho vào chậu nước rửa chân 50g phèn chua, làm như vậy khử mùi hôi chân rất có hiệu quả.
- Khi bị nấm chân, ta liên tục dùng tỏi tươi bôi vào chân có thể khỏi bệnh.
- Dùng nước luộc gốc cây cà với muối rửa chân cũng chữa được nấm chân.
- Nếu giữa các ngón chân bị mụn nước gây ngứa, ta có thể lấy tàn thuốc lá rắc vào những chỗ đó sẽ khỏi.
- Nếu bị nấm chân lâu năm, có thể dùng thuốc đánh răng bôi vào những chỗ nấm, tác dụng rất tốt.
Trước tiên ta chọc thủng vỏ trắng bên ngoài của ấu trùng, sau đó đánh nát ấu trùng ở bên trong, dùng băng dính ấu trung vào chỗ bị bệnh là được.
- Nếu cảm thấy mỏi vai, chỉ cần xoa bóp 1 lúc sẽ đỡ. Nếu không thấy đỡ, ta có thể cho 1 ít muối và giấm vào nước nóng, sau đó nhúng khăn bông vào nước đã pha vắt khô, đắp lên chỗ mỏi, tận dụng hơi nước thoát ra giúp giãn xương giãn cốt.
- Nếu các khớp xương bị cứng, mỗi ngày uống 3 lần giấm, mỗi lần 1cốc nhỏ khoảng 30g, các khớp xương sẽ dần hồi phục.
- Khi xương khớp đau hoặc bị trúng gió, ta lấy hành giã nhỏ đắp lên chỗ đau, đồng thời dùng muối hạt rang nóng bọc vào túi vải đặt lên trên chỗ hành vừa đắp.
- Một ngày ăn 1 quả táo tây để cả vỏ tác dụng rất tốt đối với các chứng cứng động mạch, viêm khớp và chứng bệnh tuổi già.
- Hàng ngày uống 1 chút rược táo cũng có tác dụng đối với những người mắc bệnh viêm khớp, kết sỏi.
Lấy 120g vỏ cây hồng, phơi khô sấy chín, giã nhỏ uống với nước cơm, mỗi ngày uống 1 lần, uống liền trong 2 tuần, sẽ chữa được trĩ chảy máu.
Khi bệnh đau nửa đầu phát bệnh, ta ngâm tay vào 1 chậu nước nóng (nhiệt độ nước phải thật nóng nhưng đảm bảo không làm bỏng da tay là được) lượng nước ngập qua bàn tay là được. Mỗi lần ngâm nửa tiếng. Trong quá trình ngâm, liên tục đổ nước nóng vào để luôn đảm bảo nhiệt độ nước. Kiên trì ngâm nhiều lần, bệnh sẽ đỡ nhiều.
Những người bị bệnh đau thần kinh tam giác hàng ngay trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy dùng lược gỗ chải từ trán qua đỉnh đầu xuống đến sau cổ. Lúc bắt đầu chải, mỗi phút chải khoảng 25 lần, 5 phút sau tăng dần tốc độ chải. Khi chải dùng lực phải đều tay, mạnh nhưng không được làm xước da đầu. Mỗi lần chải 10 phút, 1 tuần sau sẽ thấy đỡ đau, sau 1 tháng cơ bản chữa khỏi.
Lấy khoảng 15g vỏ nhãn, đun lấy nước, khi bị chóng mặt uống sẽ hết. Ngoài ra nước vỏ nhãn còn có tác dụng giải gió sáng mắt.
- Khi trẻ đi tàu xe bị chóng mặt, ta có thể lấy 1 miếng gừng nhỏ nhét vào rốn trẻ, lấy băng dính vải dính vào là được.
- Trước khi lên tàu xe, ta đặt 1 miếng gừng tươi hoặc bôi một ít dầu gió vào khẩu trang đeo vào miệng, khi đi sẽ đỡ đau đầu.
- Trước khi đi tàu xe hoặc máy bay nên ngủ đầy đủ, không nên ăn quá no hoặc nhịn đói, khi ăn , ăn ít đồ mỡ. Khi ngồi trên xe, nên chọn chỗ thoáng gió, mắt nhìn xa sẽ thấy bớt cảm giác say.
- Ta có thể làm 1 đôi găng cổ tay, phía trong đặt 1 vật tròn cứng. Trước khi bị say xe đeo găng vào cổ tay, cho vật tròn ấn vào huyệt nội quan ở tay sẽ có tác dụng trấn tĩnh trung khu thần kinh, giúp chống nôn. Nếu không có găng, ta có thể dùng ngón tay hoặc móng tay ấn mạnh vào huyệt nội quan ở tay cũng được.
- Nếu do ăn nhiều ngũ cốc nên đầy bụng, có thể lấy 30g thần khúc, 10g hạt củ cải rang 10g mạch nha cho vào nước sắc, một ngày uống hết, uống làm 3 lần.
- Nếu do ăn nhiều hoa quả lạnh nên đầy bụng, đau bụng, đi lỏng, có thể lấy 1,5g thần khúc pha với nước nóng uống thay trà.
- Đầy bụng, ợ chua do ăn nhiều đồ bột mì, có thể lấy mạch nha 30g, đổ nước vào sắc, uống trong vòng 1 ngày, chia làm 3 lần.
- Do uống bia rượu ăn nhiều thức ăn nên bị đau đầu, bồn chồn, đầy bụng, ợ có mùi chua, lấy 500g củ cải trắng, rửa sạch giầm chắt lấy nước. uống hết 1 lần. Hoặc có thể lấy 15g đường trắng pha với 30ml giấm ăn và nước sôi rồi uống.
- Lấy 2-9g vỏ quýt, đổ nước vào sắc hoặc pha với nước sôi uống thay trà có thể chữa được chứng tiêu hoá không tốt, đầy bụng, chán ăn, buồn nôn, ho do bị lạnh thường gặp.
- Khi ăn nhiều đồ mỡ thấy dạ dày tiêu hoá không tốt, bạn hãy uống 1 ít nước sẽ có tác dụng giúp tiêu thụ thức ăn tốt hơn.
- Màng mề gà (hay còn gọi là kê nội kim) là lớp màng cứng trong mề gà có tác dụng giúp tiêu hoá, bổ dạ dày, chữa đầy bụng.
- Đau dạ dày do bị lạnh, ta lây 1 cân muối hạt rang chín, bọc vào 2 túi vải, lần lượt chườm vào chỗ bị lạnh sẽ cảm thấy đỡ đau.
- Lấy 500g rượu nấu từ các loại lương thực, 100g tiểu hoàng liên tử (còn gọi là ngũ vị tử đất) 1 ít đường đỏ, ngâm thành rượu thuốc, hàng ngày uống chữa dạ dày rất tốt.
- Khi viêm dạ dày, ruột cấp tính phát bệnh gây hiện tượng nôn, đi ngoài, khi ăn uống cho thêm muối có tác dụng điều tiết dịch trong cơ thể, giúp bảo vệ ruột và dạ dày.
- Khi
dạ dày đau quặn, nôn liên tục,
chỉ cần uống 2 viên con nhộng Vân
- Khi uống các loại thuốc khó uống gây cảm giác buồn nôn, sau khi uống thuốc người bệnh nên ngậm đường hoặc ăn kẹo cao su. Tuy nhiên, nếu là người bị bệnh đái đường, không được ăn đường, chỉ được ăn kẹo cao su.
- Khi bị viêm ruột cấp tính và đau bụng đi iả, lấy 100g-200g giấm ăn, đổ vào nồi, đun nhỏ lửa cho nóng lên, lấy 2-3 quả trứng gà đập vào giấm, luộc chín, ăn trứng uống giấm, sau 1-2 lần sẽ có hiệu quả.
- Bị đau bụng do lạnh dẫn đến tiẻu tiện không thông, ta rang muối hạt cho vào túi vải chườm bụng.
- Lấy 2 cái vỏ bưởi đốt thành tro tán nhỏ, mỗi ngày uống 5-10g sau bữa cơm, mỗi ngày 3 lần.
- Lấy 50g vỏ cây anh đào, sắc uống hết trong 2 lần, uống khi đói. Uống liền trong 1 tuần sẽ có tác dụng
Dùng lục thần hoàn chữa viêm gan B có tác dụng tăng cường sức dề kháng, giúp nhanh khỏi, mỗi ngày uống 3 lần mỗi lần 3 viên, uống liên tục trong vòng 2-4 tuần
Uống một lượng vừa phải rượu nho, hồi phục sức khoẻ tốt, vì trong rượu nho có nhiều loại vitamin như B1, B2, C, B12, rất cần có trong cơ thể.
Trước khi đi ngủ uống một cốc sữa nguyên chất, sẽ giúp gan chống kết sỏi, vì sữa kích thích túi mật làm việc làm cho túi mật không bị cô đặc nên không kết thành sỏi được.
- Đậu phụ: Thường ăn đậu phụ sẽ giảm lượng cholesteron, do vậy có tác dụng giảm huyết áp.
- Rau cần: Cần là loại rau có tác dụng bảo vệ mạch máu, giảm huyết áp và giúp trấn tĩnh.
- Hành tây: Thường xuyên ăn hành tây giúp giảm lượng mỡ trong máu, chồng tắc động mạch và làm cho huyết áp giảm xuống.
- Hành: Có tác dụng giảm lượng cholesteron tích luỹ ở thành mạch máu.
- Rong biển: Giúp chống mỡ đọng ở thành đông mạch.
- Lạc: Ta ngâm lạc vào giấm trong vòng 1 tuần, cho thêm vào lạc một ít đường, tỏi và xì dầu. Hàng ngày uống vào buổi sáng và tối, Thường khoảng 1-2 tuần huyết áp sẽ giảm. Nếu ta lấy 50-100 vỏ lạc cứng, rửa sạch ngâm vào trong nước nóng uống thay trà cũng có tác dụng chữa huyết áp.
- Giấm: Với những người huyết áp cao và cứng động mạch, hàng ngày có thể uống một lượng dấm sẽ giúp lưu thông mạch máu.
- Cây vải gai: Mỗi ngày dùng 3 hoa vải gai, pha với nước sôi uống như trà, liên tục trong vòng nửa tháng, chữa huyết áp cao rất tốt.
- Bã chè khô: Đem bã chè phơi khô cho vào túi nhỏ, khi đủ cho vào làm ruột đệm, không những khi tựa cảm thấy êm dễ chịu, hơn nữa dựa lâu có tác dụng giảm huyết áp và đau nửa đầu.
- Lấy 120g củ từ hay củ mài giã nhỏ trộn với một bát nước mía (hoặc đường trắng), đun sôi uống khi còn ấm.
- Lê tươi một quả, 9g bối mẫu (nghiền nhỏ thành bột), 50g đường trắng, lê ta gọt bỏ vỏ, cho bối mẫu, đường vào, để hấp chín rồi ăn.
- Ngũ vị tử 10g, 2 quả trứng gà cho vào cùng với nhau lấy trứng ăn. cũng có thể lấy 30g ngũ vị tử, 120g chè, 15g cam thảo, nghiền thật nhỏ, đun ít nước sôi làm thành dạng cao, mỗi lần uống một thìa với nước sôi.
- 1 bộ phổi lợn, 1 củ cải trắng, cắt khúc hầm với 9g hạnh nhân, sau đó ăn phổi uống canh.
-
Đường đỏ 60g, đậu phụ
- Dầu vừng 30ml, giấm 70ml, trứng 3 quả. Đun dầu đảo trứng, trứng chín cho dấm vào ninh, mỗi ngày ăn trứng uống canh 2 lần vào buổi sáng và tối.
- Mỡ lá lợn, mật ong, đường, mạch nha mỗi thư cho 120g, đun tan hết ra cho 30g bánh mỳ, 15g ngũ vị tử (cả hai thứ đều giã nhỏ) đun thành dạng cao mỗi ngày uống 2 thìa, mỗi ngày 3-4 lần, chữa ho đờm lâu ngày rất có hiểu quả.
- Lạc, táo tàu, mật ong mỗi loại 30g đổ nước vào sắc, ăn lạc và táo, uống nước thuốc, mỗi ngày hai lần.
- Lấy vỏ táo tây tươi ngâm với nước nóng lầm chè uống cũng có tác dụng.
Lấy hồng khô, gừng tươi gọt vỏ cắt nhỏ nghiền nát, cho vào bát, cho một lượng mật ong bằng với lượng gừng và hồng khô vào, trộn đều hấp 2 tiếng. Ngày uống hai lần, mỗi lần một thìa. Chú ý khi uống cấm ăn thịt lợn, sau khi uống không được ăn thủ lợn. Mới uống thuốc có hiện tượng đi lỏng là bình thường.
- Rửa sạch vỏ dưa hấu gọt sạch phần dưa còn dính lại trên vỏ, xoa vào những chỗ bị rôm trên cơ thể trẻ em, xoa sau khi tắm hiệu quả càng tốt, sau khoảng 2 phút, trẻ có cảm giác mát mẻ thoải mái. Mỗi ngày xoa hai lần, thường sau 2 ngày sẽ đỡ.
- Khi trên cơ thể trẻ nhiều rôm, ta lấy mướp đắng cắt lát, lấy nước ở miếng mướp xoa vào chỗ có rôm, 1-3 ngày sẽ hết.
- Dùng nước ấm rửa sạch chỗ bị rôm, lấy thuốc đánh răng bôi nhẹ lên, hiệu quả cũng rất tốt.
- Lấy 1 miếng đá nhỏ, xoa nhiều lần lên chỗ rôm cũng sẽ hết.
Trẻ bị muỗi đốt thương thành nối đỏ, rất lâu mới khỏi. Ta có thể dùng sữa mẹ bôi vào chỗ muỗi đốt cho trẻ, mỗi ngày 3-4 lần, 3 ngày vết muỗi đốt sẽ hết, da lại không bị sẹo.
Rửa sạch lê cắt nhỏ, cho ít nước vào luộc, lấy nước để nấu cháo cho trẻ ăn.
- Những đứa trẻ mới cai sữa, nếu cho uống nước trong tre (nước đựng kín trong thân cây tre) sẽ chống được bệnh đái dầm.
- Lấy 30-60g đậu đen, thịt chó 250-500g ninh nhừ cho trẻ ăn sẽ chữa được bệnh đái dầm của trẻ.
-
Lấy cành đào tươi, cành dâu
tươi, cành mai tươi, mỗi loại 250g,
cắt thành đoạn từ 6-
- Lấy 500g lá bo bo tươi, cắt nhỏ rồi đổ nước đun sôi khoảng 15 phút, pha cùng với nước tắm cho trẻ có tác dụng giảm nhiệt, giải độc chống mụn nhọt.
- Cho trẻ ngủ trên đệm dệt bằng lông cừu, thường giúp trẻ lớn nhanh hơn khi nằm trên các loại đệm khác.
- Trẻ em sơ sinh xương đầu còn rất mềm, cho nên cần chú ý tư thế ngủ của bé. Khi ngủ trẻ thường thích hướng mặt về phía cửa. Do đó, sau một thời gian nên thay đổi hướng đầu và chân cho trẻ như vậy giứp trẻ thay đổi tư thế, vừa giúp trẻ không bị bẹp đầu.
Nếu đang đêm trẻ giật mình dậy khóc không ngớt, ta có thể rửa mặt cho trẻ, trẻ tỉnh táo và hết khóc. Sau đó cho trẻ uống một ít nước và ôm trẻ vào lòng đưa nhẹ một lúc trẻ ngủ lại.
- Khi trẻ khóc lúc chậm lúc nhanh, lúc khóc lúc không, rất có thể trẻ bị đi tả; trẻ khóc thét khản tiếng thường do thức ăn tiêu hoá không được tốt; tiếng khóc của trẻ đứt đoạn, yếu ớt thường do đi tả nước.
- Trẻ thường khóc vào ban đêm, ngủ không ngon, dễ giật mình, nhiều mồ môi, là triệu chứng của suy dinh dưỡng.
- Khi bú mẹ, thân trẻ áp vào người mẹ trẻ khóc, hay túm tai có thể trẻ bị viêm tai giữa hoặc mụt nhọt trong tai.
- Trẻ thường khóc khi cho ăn hoặc bú, là triệu chứng về các bệnh về miệng như tưa lưỡi, nhiệt vv...
- Trẻ đột nhiên khóc thất thanh do những bệnh đau thành từng cơn gây nên. Nếu là ruột đau quặn ngoài khóc, trẻ trở mình liên tục, nằm ngồi không yên, khóc xong lại ngủ. Nếu là bệnh lồng ruột, khi khóc mặt trẻ trắng nhợt, toát mồ hôi đi ngoài sệt.
- Tiếng khóc nghe yếu ớt như không có hơi, hơi thở gấp, môi đỏ tím, sặc sữa, trớ nôn, thường là báo hiệu viêm gan và suy tim.
- Tiếng khóc to, kèm theo tiếng kêu, sốt, nôn oẹ, co giật, có thể trẻ bị về não hoặc thần kinh.
Khi trẻ nấc, ta bế trẻ lên lấy ngón tay cù nhẹ vào tai hoặc vào bên cạnh miệng của bé cho trẻ khóc hoặc cười, nấc tự nhiên hết.
Khi cắt đầu ty giả cho trẻ, ta nên dùng dao lam rạch thành hình +, vì vậy, khi không dùng, đầu ty giả sẽ kín lại không cho vi khuẩn xâm nhập vào, hơn nữa khi cho trẻ ăn có thể điều tiết được lượng thức ăn chảy ra.
Trong nước cơm có rất nhiều vitanim như B1 B2 PP, và một số chất dinh dưỡng như đường, chất béo. Nước cơm lại có vị ngọt, có lợi cho khí huyết, dưỡng âm, giúp đỡ nhiệt, có lợi cho sự phát triển của trẻ, giứp trẻ tiêu hoá và hấp thụ chất béo tốt hơn. Do vậy, ta có thể dùng nước cơm hoặc pha nước cơm với sữa cho trẻ ăn.
Trẻ sau khi chào đời được một tháng, mỗi ngày cần cho trẻ uống thêm 1 lần nước hoa quả tươi hoặc rau để tăng thêm vitamin. Để giúp trẻ uống nước quýt trong điều kiện vô trùng, cách đơn giản nhất là mua loại quýt to không hạt, dùng kim chọc một đầu múi quýt cho trẻ mút. Trẻ mút một lúc ta bóp múi quýt cho nước chảy ra. Chú ý quýt và tay phải sạch
Ta giằm nhuyễn táo, đun nóng cho trẻ ăn, hay cho người bệnh ăn đều tốt, vì đây là đồ ăn rất có lợi cho tiêu hoá.
Mùa đông, khi thay tã, quần áo cho trẻ, tốt nhất dùng máy sấy để sấy cho quấn áo của trẻ nóng lên rồi thay cho trẻ, như vậy tránh cho trẻ khỏi bị cảm lạnh.
Cắt tóc cho trẻ là một vấn đề không nhỏ đối với nhiều bố mẹ. Nếu dùng máy cạo râu điện để cạo đầu cho trẻ, các bạn sẽ thấy rất vệ sinh và an toàn. Ngoài ra, cắt tóc ở nhà giúp trẻ không sợ sệt, còn vừa cắt vừa chơi, rất tiện lợi.
- Trước khi ngủ, trước khi đi ngủ lấy một thìa giấm đổ vào cốc nước nguội, khuấy đều rồi uồng, như vây dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Cũng có thể uông một cốc sữa hoặc 1 cốc nước đường, hiệu quả cũng tốt.
- Có người muốn dễ ngủ đã dùng cam, quýt đã bóc vỏ hoặc cắt từng miếng để vào gối, để mùi hương toả
ra kích thích buồn ngủ.
- Trước khi đi ngủ ăn cháo kê, sẽ cảm thấy rất buồn ngủ, giấc ngủ rất ngon.
- Khi rán bánh mỳ, tuyến tuỵ sẽ tiết ra tripxin, tiến hành trao đổi chất với axitamin trong bánh mỳ, trong đó chất dùng trao đổi chất có tác dụng trấn tĩnh thần kinh, giúp dễ ngủ hơn.
- Khi ngủ không yên do nhức đầu chóng mặt, có thể lấy một ít dầu gió bôi vào thái dương, huyệt phong trì sẽ cảm thấy dễ ngủ.
- Với những người thường xuyên bị mất ngủ, nên dùng 60g bách hợp, cho đường vào sắc uồng với nước, uống trước khi đi ngủ. Số lần uống căn cứ vào bệnh tình từng người.
- 1 bộ tim lợn tươi, 15g táo tầu (táo đỏ), tim cắt ra rửa sạch, táo bỏ hạt giã nhỏ, đổ nước vào tim và táo ninh, không uống nước chỉ ăn cái, 5 ngày ăn 1 bộ tim.
Đương quy, sinh địa, hồng hoa, ngưu tất mỗi loại 15g, chỉ xác, xích thược, cam thảo mỗi loại 15g, cát cánh, xuyên khung mỗi loại 7,5g đào nhân 20g, sắc lấy nươc uồng.
Đem bà chè phơi khô, làm ruột gối rất êm, khi ngủ lại có mùi thơm dễ chịu, tạo cảm giác rất thoải mái.
Với những người bi say rượu nặng, dẫn đến trúng độc cần kịp thời đưa đi bệnh viện, còn các trường hợp say đơn thuần khác có thể tham khảo các cách sau;
- Ăn đậu phụ hoặc thực phẩm làm từ đậu không chỉ tốt cho cơ thể, còn là loại thực phẩm có khả năng giã rượu rất tốt.
- Lấy vỏ cam tươi luộc lên, cho thêm một ít muối tinh, cho người say rượu uống sẽ đỡ say.
- Dưa hấu, cà chua, táo lê và nhiều loại hoa quả khác có khả năng làm loãng nồng độ của rượu trong máu, giúp bài tiết nhanh, nên cũng có tác dụng giã rượu.
- Trong lá chè có nhiều loại phênôn, caphêin, axitamin.vv.. giúp gây hưng phấn cho trung khu thần kinh, từ đó nâng cao khả năng trao đổi chất của gan, nên có tác dụng giã rượu.
- Trong các bữa tiệc, những món canh nóng không mỡ giúp những người uống nhiều rượu giảm bớt nồng độ rượu, vì khi ăn canh nóng rượu sẽ bài tiết ra ngoài qua mồ hôi và tiết niệu.
- Lấy hai miếng vỏ cây long não, rửa sạch, cho vào miệng nhai khoảng 1 phút nhổ ra, hoặc dùng gỗ long não 100g đổ nước vào sắc uống cũng có tác dụng giã rượu.
- Thảo quyết minh: Thuốc đông y vị thảo quyết minh có tác dụng kiện vị lợi tiểu, giúp chữa cao huyết áp, đi táo thường xuyên, thích hợp cho người già bị cao huyết áp vừa bị táo bón. Đồng thời cũng có tác dụng với các bệnh về mắt như gió chảy nước mắt, đau mắt sưng đỏ. Nếu dùng thảo quyết minh lâu ngày có thể giúp sáng mắt. Cách dùng như sau: lấy 20g thảo quyết minh cho vào cốc chè, pha như pha chè, để 20 phút sau thì uống, uống hết lại đổ nước sôi vào, uống không hết ngày hôm sau có thể cho nước vào uống tiếp.
- Chè cúc trắng: Hoa cúc trắng có tác dụng hạ nhiệt, giải độc, chống chóng mặt, cơ thể giảm được huyết p. Cách dùng: lấy 1-2 hoa bông cúc trắng khô nguyên vẹn, cho vào cốc thuỷ tinh, đổ nước sôi vào, pha một ít đường để uống. Hàng ngày dùng hoa cúc trằng, ngâm 6-7g, pha với nước sôi, chữa cao huyết áp. Uống khoảng 3- 7 ngày, các chứng mất ngủ, đau đầu sẽ giảm, huyết áp cũng giảm xuống mức bình thường.
- Vỏ lạc, và lá lạc: Rửa sạch vỏ lạc, sắc lấy nước uống thay chè, có tác dụng rất tốt với bệnh vành tim, xơ cứng động mạch, cao huyết áp và giúp giảm lượng cholesteron trong máu. Hàng ngày dùng lá lạc tươi 30g (lá khô 15g), sắc uống thay nước chè, chữa các bệnh cao huyết áp, bệnh tim, đau đầu, mất ngủ, vv...
- Lá cây hồng lấy quả: Lá cây hồng có nhiều vitamin C, carotin, vitamin P và côlin, đặc biệt là có loại chất chống vi khuẩn, giải độc. Dùng lá cây hồng pha với nước uống thay chè, có tác dụng trợ giúp đối với người bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, lợi tiểu giảm bớt chứng chân tay tê cứng, kích thích ăn ngon ngủ ngon, ngăn chặn sự phát triển của hắc tố, giúp chống rám mặt.
- Vỏ quýt: trong vỏ quýt có nhiều vitamin C, vitamin có tác dụng hoà tan trong nước. Ta đem vỏ quýt dùng sấy khô và pha như trà, Không những hấp thụ được vitamin C rất tốt, còn có thể chữa ho đờm, giảm độc do ăn cá tôm. Trong dân gian thường dùng vỏ quýt, gừng tươi, đường phèn pha với nước nóng chữa ho do cảm phong hàn.
- Vỏ đỗ răng ngựa hoặc đậu tằm: dùng vỏ răng ngựa hoặc vỏ đậu tằm ngâm nước nóng uống thay trà chữa bệnh phù, lợi tiểu; rang vàng ngâm nước nóng uống cũng kích thích tiêu hoá, kiện vị giải khát.
- Tâm hạt sen: Tâm hạt sen có tác dụng trợ tim giảm huyết áp, người bị bệnh cao huyết áp ngày ngày dùng một ít tâm sen ngâm nước nóng uống sẽ có tác dụng ổn định huyết áp.
- Cháo kê bổ khí dưỡng huyết.
- Cháo đậu xanh hạ nhiệt, giảm độc.
- Cháo đậu đỏ lợi tiểu, bổ tim dưỡng huyết, có lợi cho dạ dày.
- Cháo hạt sen bổ tim an thần.
- Cháo bạch mộc nhĩ (mộc nhĩ trắng) dưỡng phổi bổ thận.
- Cháo bách hợp giải nhiệt, chữa ho và khó thở.
- Cháo vừng trắng bổ phổi, dưỡng da.
- Cháo vừng đen bổ thận, sáng mắt, đen tóc, làm đẹp da.
- Cháo củ cải lợi tiểu, tan đờm, chữa ho.
- Cháo rau cần giảm huyết áp, sáng mắt giải nhiệt.
- Cháo phục linh chữa viêm thận.
- Cháo cẩu kỷ, hoa cúc chữa huyết áp cao.
- Cháo hạnh nhân chữa ho.
- Cháo bách hợp trần bì chữa lao phổi.
- Ăn tôm bị trúng độc, có thể lấy ngó sen sống giã nhỏ lấy nước uống hoặc lấy nước gừng tươi uống.
- Khi ăn cá bị trúng độc, nấu đậu đen lấy nước uống.
- Uống nhầm đồ có tính kiềm, tạm thời uống dấm để cấp cứu.
- Do vị cảm của lưỡi và nhiệt độ thuốc bắc có liên quan với nhau nên khi uống thuốc bắc ta nên để nhiệt độ thuốc thấp hơn nhiệt độ cơ thể thì đỡ đắng hơn. Khi uống thuốc ở nhiệt độ 37 độ là đắng nhất.
- Để giúp uồng thuốc dễ hơn, trước khi uồng vài phút ta có thể ngậm viên đá nhỏ làm cho lưỡi tê đi không còn cảm giác, khi đó uống thuốc sẽ không thấy có mùi vị gì. Ngoài ra thuốc đắng hoặc khó uống, ta có thể uống thuốc bằng nước cam, tuyệt đối không uống bằng nước chè.
- Các loại thuốc bổ: Các loại thuốc bổ như nhân sâm nên uống vào buổi sáng sớm khi đói hoặc buổi tối trước khi ngủ.
- Thuốc tiêu hoá: Uống trước bữa ăn 10 phút, để tăng cường dịch tiêu hoá, tiết ra giúp chúng ta tiêu hoá thức ăn tốt hơn.
- Thuốc ngủ, thuốc giun và thuốc tránh thai: Nên uống trước lúc ngủ.
- Các loại vitamin: Thường nên uống vào giữa 2 bữa ăn (khi dùng vitamin K để cần máu nên uống ngay)
- Thuốc giảm huyết áp: căn cứ vào hồ sơ sinh vật của cơ thể, nên uống thuốc giảm huyết áp ngày 3 lần, vào 7 giờ sáng, 3 gờ chiều và 7 giờ tối. Lượng thuốc buổi sáng và tối nên ít hơn buổi chiều một chút. Không được uống trước khi đi ngủ.
- Thuốc chữa dị ứng vàng da: nên uống trước khi đi ngủ 1/2 giờ.
- Thuốc kích thích dạ dày: chẳng hạn thuốc aspirin, nên uống sau khi ăn cơm 1/2 giờ.
- Thuốc chống viêm: các loại bệnh phong thấp hoặc viêm khớp thường đau nhiều vào buổi sáng. Do vậy nên uống thuốc giảm đau vào buổi sáng, hiệu quả tốt nhất, buổi trưa không cần uống thuốc nữa.
- Các loại thuốc kích tố: Phản ứng của cơ thể với kích tố cũng có quy luật với thời gian. Buổi sáng từ 6-9 giờ, nồng độ trong máu là cao nhất, 12 giờ đêm là thấp nhất, do vậy nên uống thuốc 1 lần vào buổi sáng.
- Chất sắt: với những bệnh nhân thiếu máu cần uống chất sắt, uống vào 7 giờ tối là tốt hơn uống vào 7 giờ sáng, lúc này nồng độ trong máu tăng lên 4 lần, tác dụng sẽ tốt.
- Khi uống thuốc bổ tim nên dùng muối rang uống cùng sẽ tăng tác dụng của thuốc.
- Khi uống thuốc bổ thận uống bằng nước muối sẽ có tác dụng tốt hơn.
Khi muốn hoà tan thuốc viên, nên hoà tan trong nước có nhiệt độ 40-50 độ vừa tan nhanh lại an toàn (riêng thuốc viên đường chữa bại liệt cho trẻ không dùng cách này).
Thuốc tạm thời không dùng đến nên đặt vào tủ lạnh, sẽ giữ được thuốc không bị giảm hiệu lực.
- Thiếu vitamin A: Sợ ánh sáng, dễ mỏi mắt, dễ mắc bệnh kết mạc, sức đề kháng kém, rụng tóc.
- Thiếu vitamin B1: tiêu hoá kém, sức chịu đựng kém, da khô, sắc da xấu, chân tay có lúc bị tê dại.
- Thiếu vitamin B2: Chân tay nóng, da nhiều dầu, gầu nhiều, ăn cơm xong có lúc mờ mắt.
- Thiếu vitamin B3: Mất ngủ, miệng hôi, vô cớ đau đầu, tinh thần uỷ mỵ.
- Thiếu vitamin B6: Hay bị chuột rút (có co giật) vết thương ngoài da không lành, phụ nữ có thai buồn nôn quá nhiều.
- Thiếu vitamin B12: Chán ăn, trí nhớ tồi, hô hấp không đều, mất tập trung.
- Thiếu vitamin C: Dễ chảy máu cam, dễ cảm, miệng và lưỡi khô, răng chảy máu, khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường kém.
- Thiếu vitamin E: Tứ chi mỏi mệt, dễ ra mồ hôi, da khô, tóc chẻ, căng thẳng thần kinh, phụ nữ đau bụng khi có kinh.
- Dưa hấu, lê: Mát, nhuận phổi tan đờm.
- Trám (ôliu): hạ hoả, có lợi cho họng, giải độc.
- Khế: Giải khát, lợi tiểu.
- Táo: Mát, có lợi cho sức khoẻ.
- Nho: Hạ nhiệt trong máu, lợi tiểu.
- Dứa: lợi tiểu, giảm bớt nóng mùa hè.
- Hồng: Nhuận phổi.
- Mận: Hạ hoả gan, lợi tiểu.
- Muối, phèn chua trị gàu: Hoà muối, phèn chua vào 1 lượng nước vừa phải để gội đầu, giứp chữa da đầu bị ngứa, giảm gàu.
- Gội đầu bằng giấm lưu niên: Lấy 500 ml giấm lâu năm pha đều với 1kg nước ấm, mỗi ngày gội một lần, cũng chữa được gàu, ngoài ra còn chữa được rụng tóc, giảm bớt hiện tượng tóc chẻ.
- Trị gầu bằng hành củ: Ta đem hành củ băm bọc với vải màn, dấp lên tóc cho đến khi nước hành ngấm vào da đầu, sau vài giờ gội sạch, chữa được gàu.
- Tráng đầu bằng nước chè: Sau khi gội đầu xong, ta dùng nước chè tráng qua, sẽ làm sạch các chất còn sót lại của nước gội đầu, giúp tóc đen, mềm và bóng.
- Chăm sóc tóc bằng bia: Dùng bia bôi lên tóc không những giúp bảo vệ tóc, còn kích thích tóc mọc nhanh. Khi bôi bia, trước tiên phải gội sạch đầu, lau khô, dùng 1/8 chai bia, bôi lên tóc sau đó dùng tay mat xoa da đầu, để bia thấm đều vào chân tóc. Sau 15 phút, dùng nước sạch gội lại tóc sẽ đen bóng. Cách này rất phù hợp với người có tóc khô và cứng.
- Bảo vệ tóc bằng trứng và dấm: Trộn đều lòng trắng vào nước gội đầu, khi gội dùng tay mát xoa đầu một cách nhẹ nhàng. Sau khi gội sạch dùng lòng đỏ trứng gà cho vào 1 lít dấm, đánh thật đều, vuốt thuận theo chiều của tóc, dùng khăn ủ khoảng 1 giờ, dùng nước sạch gội thật kỹ, tóc sẽ đen bóng, cánh này thích hợp với người có tóc khô và cứng.
- Ngâm tóc vào dầu chải tóc: sau khi gội đầu xong, lấy 1 lít nước dầu chải tóc hoà với nước (chỉ cần 1/3 lượng dầu dùng bình thường), ngâm tóc vào chậu nước, lắc qua lắc lại, dùng khăn khô ấp vào tóc cho khăn hút nước trên đầu, như vậy, khi khô tóc sẽ óng mượt.
- Gội đầu xong khi sờ tóc không còn thấy dính nữa thì bôi sữa chải tóc là thích hợp nhất. Nếu tóc ướt đã bôi, tóc sẽ không khô được, nếu khô quá, tóc lại không bóng lắm.
- Sau khi bôi sữa chải tóc, trên tóc sẽ có một lớp màu trắng, lúc này cần dùng lược chải sẽ hết.
Nếu tóc rụng làm cho tóc ngày càng mỏng, ta có thể dùng một thìa mật ong, 1 lòng đỏ trứng gà sống, 1 thìa dầu thực vật, hai thìa dầu gội đầu và 1 lít nước hành trộn đều với nhau, bôi lên da đầu, đội mũ ni lông mỏng lên (loại mũ dùng để làm đầu), sau đó lấy khăn mặt nhúng nước nóng chườm liên tục bên ngoài mũ. sau 1-2 tiếng gội lại bằng nước gội đầu. Một ngày một lần sau 1 thời gian tóc sẽ mọc.
Nếu tóc vàng, bị rụng, ta dùng hạt bưởi 25g, ngâm với nước nóng, mỗi ngày 2-3 lần bôi vào chỗ rụng tóc, cũng có thể cho cả gừng tươi để bôi cùng. Làm như vậy có tác dụng chăm sóc chân tóc, và kích thích tóc mọc nhanh hơn.
Khi nhuộm tóc, nếu ta bôi xung quanh rìa tóc 1 vòng dầu ăn, sẽ chống thuốc nhuộm dính vào cổ áo và da xung quanh da đầu. Nếu không may bị bẩn ta có thể bôi tàn thuốc lá lên rồi rửa sạch.
Thuốc nhuộm để trong phòng có nhiệt độ cao sẽ mất đi một phần công năng và biến màu sắc. Nếu ta cất thuốc nhuộm vào tủ lạnh, thuốc nhuộm giữ được màu lâu hơn.
- Sau khi dùng sữa rửa sạch da mặt, dùng lòng trắng trứng gà bôi lên từ 15-20 phút, khi bôi không nên cử động. Sau đó rửa thật sạch, bôi kem dưỡng da, như vậy giứp da mặt sáng sủa và mịn.
- Dùng 1/3 hoặc cả lòng đổ trứng, 5 giọt dầu vitamin E, trộn đều bôi lên mặt hoặc cổ, 15-20 phút rửa sạch. Phương pháp này phù hợp với da khô, có tác dụng chống lão hoá da, tẩy nếp nhăn.
- Dùng lòng trắng trứng gà trộn với 5 giọt chanh, bôi lên mặt từ 15-20 phút rồi rửa sạch. Cách này giứp da mặt nhẵn trắng, giảm tàn nhang, phù hợp với da dầu.
- Dùng 1/3 hoặc 1/2 lòng đỏ trứng gà, trộn với 5 giọt dầu ôliu, bôi lên mặt hoặc cổ, 15-20 phút sau rửa sạch. Cách này phù hợp với da trung bình.
- Khi làm đồ ăn có dùng đến trứng, lấy phần còn dính trên vỏ cất vào tủ lạnh, khi có một lượng vừa trộn với 1 thìa sữa bột và mật ong, trộn cho thành dạng hồ, buổi tối rửa mặt xong bôi lên mặt, sau 1/2 giờ rửa lại, làm liên tục giúp da mặt giảm bới nếp nhăn.
Cơm sau khi thổi xong, tranh thủ còn đang nóng nắm lại, lăn liên tục trên mặt cho đến khi nắm cơm đen và dính mới thôi, sau đó dùng nước sạch rửa. Với cách này cơm sẽ làm sạch dầu và các thứ dính ở lỗ chân lông. Nếu làm liên tục trong vòng 1/2 năm, thấy da mặt trắng và đẹp lên. Chú ý cơm phải mềm và không quá nóng.
Củ cải trắng khi dùng làm thức ăn có tác dụng nhuận phổi, tiêu đờm. Nếu ta đem củ cải rửa sạch nghiền nát, vắt lấy nước, pha cùng với một lượng nước bằng với nước củ cải dùng để rửa mặt giúp cho da mặt tươi mát. Cách này còn rất tốt với người bị hen suyễn ho mãn tính.
Dùng vỏ dưa hấu cắt con chì nhỏ (cắt lấy phần vỏ còn dính phần ruột đỏ là tốt nhất) xoa liên tục lên mặt trong vòng 5 phút, sau đó dùng nước sạch rửa sạch, tuần làm 2 lần sẽ có tác dụng làm cho da mặt mịn trắng.
Dưa chuột có tác dụng chống khô da xoá vết nhăn, có tác dụng tốt với những người bị da đen. Lấy dưa chuột nghiền nát vắt lấy nước dùng bông tẩm xoa lên mặt, nếu sử dụng nhiều có tác dụng xoá bớt nếp nhăn. Với những người da dầu làm như sau: Nước dưa chuột trộn với lòng trắng trứng bôi lên mặt khi đã rửa sạch mặt, nằm im trong vòng 20 phút sau đó rửa sạch mặt.
Bí đỏ có tác dụng xoá nếp nhăn, làm nhẵn da. Ta đem bí đỏ thái nhỏ, nghiền nát, vắt lấy nước trộn đều với 1 ít mật ong rửa sạch mặt và bôi lên, khoảng 30 phút rửa sạch một tuần làm 3-5 lần.
Nghiền nát mướp đắng lấy nước bôi lên da có tác dụng chống da mặt bị ngứa và các bệnh nấm ngoài da.
Vào mùa thu, khi dây và lá mướp khô vàng ta cắt dây mướp chỗ cách đất 60cm nhựa sẽ chảy ra cho vào lọ sau một thời gian ta tích được một lượng đáng kể. Ta dùng nhựa này bôi lên mặt (có thể trộn với vài giọt glixêrin, axitboric và cồn thì hiệu quả làm mịn da sẽ càng tốt hơn, còn có tác dụng diệt khuẩn), sẽ giúp làm đẹp và bảo vệ da.
Cà chua có nhiều vitamin C. Nếu ta nghiền nát cà chua lấy nước, trộn với một ít đường trắng, bôi lên da mặt hoặc những chỗ da để lộ ra ngoài giúp da trắng đẹp hơn.
Lấy vỏ quýt cho vào chậu nước rửa mặt hoặc bồn tắm, ngâm bằng nước nóng, mùi thơm của vỏ quýt không những làm ta thấy dễ chịu mà còn có tác dụng làm da nhẵn, rất tốt với những người da xù xì khô ráp.
Hàng ngày vào buổi sáng, dùng nước muối nồng độ 30% lau mặt, rồi dùng nước cơm hoặc nước vo gạo rửa mặt, sau đó bôi ken dưỡng da. Sau nửa tháng da mặt sẽ hết bị khô ráp, trắng ra và mịn màng hơn.
Dùng sữa bò xoa mặt và tay sẽ làm cho da mịn màng hơn, hiệu quả không kém gì mỹ phẩm.
Nếu muốn có một đôi tay mềm mại, trắng trẻo, bạn có thể thường xuyên dùng glyxêrin trộn với dấm bôi tay. Cách làm như sau: 1 phần Glyxêrin, 2 phần nước, 5-6 giọt dấm, trộn đều, xoa lên tay.
Nếu kem mặt nạ dùng chưa hết để bị cứng, ta có thể làm mềm ra và dùng tiếp. Cách làm như sau: Cho một ít nước lọc, nước cất càng tốt vào hộp đựng kem (lượng nước không nhiều quá, căn cứ vào lượng kem) Đậy kin cho vào nồi đựng nước đun nóng đến 50 dộ kem sẽ mềm ra.
Thường xuyên cạo râu, cạo mặt sẽ làm cho da luôn sạch sẽ, chống lão hoá cho da. Đó là do cạo mặt tăng cường hoạt động của cơ mặt, tuần hoàn máu trên mặt, làm cho tế bào da mặt thay đổi tốt hơn. Để không làm da mặt bị tổn thương khi cạo mặt, mà cạo lại dễ hơn, ta có thể dùng nước xà phòng ấm làm ướt da mặt, hoặc dùng khăn mặt sạch nhúng nước nóng lau mặt rồi bôi kem cạo râu lên, như vậy sẽ làm mềm chân râu và da mặt, giảm bớt ma sát giữa da mặt và dao lam. Râu càng dài, khi cạo da mặt bị kéo theo càng nhiều, tổn hại đến da cũng lớn hơn, do vậy nên thường xuyên cạo râu. Tuyệt đối không nên dùng tay hoặc nhíp nhổ râu để tránh vi khuẩn thâm nhập, dẫn đến viêm lỗ chân lông.
Nước cà chua trộn đều với nước chanh, phomát chua xoa lên mặt có thể chữa da mặt tiết ra quá nhiều dầu, giúp da mặt luôn khô ráo, sạch sẽ, giảm bớt mụn trứng cá.
Dùng vỏ chuối tiêu xoa lên bề mặt mụn cóc làm mụn mềm ra và rụng dần cho đến khi khỏi hẳn.
Cắt cà trắng ra thành lát xoa lên chỗ bị tàn nhang, làm trong nhiều ngày, tàn nhang sẽ mờ dần đi.
Sáng mới ngủ dậy, nhiều khi bị sưng mắt. Để mắt đỡ bị sưng, ta dùng một ít sữa hoà với dấm và nước sôi, dùng bông chấm bôi lên mi mắt tròng vòng 3-5 phut, sau cùng dùng khăn nóng ấp 1 lúc, mắt sẽ hết sưng.
- Với răng bị vàng và đen, ta dùng mai cá mực nghiền thành bột trộn với thuốc đánh răng, đánh sau vài lần răng sẽ trắng.
- Đánh răng bằng vài giọt dấm nhỏ vào thuốc đánh răng sẽ làm sạch vết bẩn do hút thuốc bám ở răng.
Người bị bệnh mũi đỏ có thể thường xuyên dùng muối tinh xoa lên chỗ bị đỏ nhiều lần trong một ngày, 1 thời gian sau sẽ đỡ.
Những người hay hút thuốc trên ngón tay thường có vết thuốc. Để tẩy hết vết thuốc này chỉ cần lấy 1 cốc nước ấm, nhỏ vào vài giọt dung dịch amôniăc đặc, ngâm tay vào là được.
Nước PP (dung dich thuốc tím) sau khi sử dụng nếu dính vào tay thường làm cho tay bị chuyển thành màu vàng, rửa tay bằng xà phòng thường không đi hết được. Nếu ta dùng 1 viên APC hoăc vitamin C, thấm nước vào chỗ tay bị nhuộm vàng, tay sẽ sạch.
Trước khi sơn thuốc móng tay, dùng bông tẩy dấm rửa sạch tay. Sau khi dấm khô mới đánh móng tay, thuốc móng tay sẽ bền và bóng hơn.
Vắt nước 2 quả cam vào nước tắm ấm, nằm ngâm trong bồn tắm khoảng 10 phút, làm như vậy sẽ làm cho da trên toàn bộ cơ thể hút được vitamin C, có tác dụng làm cho da đẹp.
Lấy 1 cốc nhỏ dấm đổ vào nước tắm nóng ngoáy đều rồi tắm, sẽ làm cho bạn cảm thấy thoải mái, chân tay nhẹ nhõm.
Khi tắm nước nóng, cho 1 thìa đường mật vào tắm xong, bạn sẽ thấy tinh thần sảng khoái, da dẻ mịn màng.
Lấy 2 thìa muối biển, 1 thìa rưỡi dầu vừng và 1/2 thìa nước chanh tươi trộn lẫn với nhau cho vào nước tắm ngoáy đều khi tắm có tác dụng rất tốt với da.
Vào mùa hè khi tinh thần mệt mỏi, ta có thể tắm bằng nước ấm pha muối, sẽ thấy sảng khoái ngay.
Khi tắm, cho 1 ít rượu vào nước tắm sẽ làm cho da nhẵn bóng tính đàn hồi cao. Cách tắm này còn tốt với các bệnh nhân bị da liễu hay đau khớp.
Trong
Khi tắm vòi hoa sen, để vòi hoa sen sát vào người, cho nước phun thật mạnh vào cơ thể làm cho da sạch sẽ hơn. Phun nước từ nhiều góc độ khác nhau sẽ kích thích tuần hoàn máu và thay đổi chất.
Trước tiên đóng kín cửa nhà tắm cho khí lạnh không tràn vào được. Dùng nồi áp suất, đổ vào nồi 4/5 nước, dùng 1 ống cao su hoặc nhựa (chiều dài căn cứ vào khoảng cách nhà tắm và nhà bếp), 1 đầu ống nối chặt vào lỗ thoát khí trên nồi áp suất, đầu kia chĩa vào nhà tắm. Trước khi tắm tốt nhất chuẩn bị 1 chậu nước nóng, tắm xong dùng để tráng cơ thể. Nếu cho vào nồi 1 ít nước thơm, khi tắm sẽ có mùi thơm, cảm giác thật dễ chịu.
- Khi tắm 1 mình nếu muốn kỳ lưng chỉ có thể dùng khăn lau qua gây cảm giác không sạch. Nếu khi cọ lưng ta đem khăn bông tắm kéo thẳng ra, cuốn thành vài vòng rồi kéo qua kéo lại trên lưng, như vậy lực ma sat giữa khăn và lưng sẽ lớn hơn, kỳ sẽ sạch hơn.
- Ta cũng có thể cho mút vào trong tất da chân cũ, buộc 2 đầu tạo thành khăn cọ lưng cũng rất tốt.
Khi vừa ăn no xong đi tắm ngay sẽ làm cho tinh thần đang phấn chấn trở nên bị ức chế, co bóp dạ dày chậm lại, dịch tiêu hoá tiết ra ít đi, mạch máu to ra, tăng thêm lượng máu lưu thông. Như vậy sẽ làm cho lượng máu chảy vào hệ thống tiêu hoá giảm đột ngột, tăng thêm hoạt động cho tim, rất dễ gây những bệnh như đau tim, xơ cứng động mạch. Do vậy, tốt nhất ta nên tắm sau khi ăn cơm xong khoảng 1/2h hoặc 1h.
Thổi sáo có tác dụng kích thích cơ mặt vận động triệt để, do đó có thể giảm bớt nếp nhăn trên mặt ngoài ra còn giúp mạch chậm lại, giảm huyết áp.
- Khi uống nước nên xúc miệng, làm như vậy vừa sạch miệng lại vừa như "tập thể dục" cho mặt.
- Khi tắm nếu vòi nước thấp, thay vì đóng vòi nước bằng tay hãy dùng chân đóng, như vậy sẽ làm cho xương và khớp chân được vận động.
- Nhà có sân rộng có thể ném một đồng xu hoặc 1 đồ vật nhỏ đi rồi có gắng tìm lại bằng được.
- Lấy 100 hạt đậu, vung ra sàn rồi uốn cong lưng nhặt lại (chú ý không phải ngồi xổm xuống nhặt)
- Khi nghe điện thoại, nếu điện thoại cách xa nhưng vẫn có thể với được, nên rướn tay ra để với, chân không rời chỗ, đây là một cách vận động toàn thân rất hữu hiệu.
- Hạn chế đi thang máy, hãy trèo cầu thang.
- Khi cảm thấy bồn chồn, mệt mỏi, hãy rửa mặt, chải tóc, trang điểm 1 chút.
- Đi tản bộ và thư giãn chân tay khoảng 15 phút.
- Nằm xuống giường, thả lỏng toàn thân, không nghĩ việc gì cả trong vòng 10 phút.
- Mở cửa sổ hít thở sâu trong vòng 1 phút.
Khi viết bút máy nếu viết sai, chúng ta có thể bôi lên chữ 1 chút thuốc đánh răng rồi xoá đi, chữ sẽ hết.
Khi bút bi ra mực không đều, ta có thể cắm đầu bút bi vào đâu lọc thuốc lá đã hút xoay đi xoay lại là được.
Bọc một lớp giấy ráp mỏng vào đầu bút chì rồi làm như gọt bút chì, như vậy gọt bút chì sẽ sắc trở lại.
- Dùng bông thấm vào dung dịch phèn chua rồi lau lên trang sách, các loại vi khuẩn làm hỏng sách sẽ chết. Ta cũng có thể cho 1 chút phèn chua vào quấy với hồ (khi đang làm hồ) dùng hồ này dán sách sẽ có tác dụng chống vi khuẩn mốc...
- Vào mùa mưa và những lúc thời tiết nồm, ẩm ướt, ta có thể dùng máy sấy thổi nhẹ vào sách vở, làm như vậy cũng có tác dụng làm cho sách vở khỏi bị mốc.
- Dùng 1 ít băng phiến hoặc long não (lượng như nhau) hoà vào dung dịch cồn 75%, dùng loại giấy có khả năng hút nước tốt ngâm vào dung dịch đã hoà tan từ 2-3 phút, sau đó lấy giấy đó ra hong khô kẹp vào sách hoặc tranh, như vậy sẽ chống được mối mọt cho sách và tranh.
- Khi sách bị dây vết bẩn dầu, ta đặt 1 miếng giấy có khả năng hút nước tốt lên trên trang sách bị dây bẩn rồi dùng bàn là là nhẹ vài lần, như vậy dầu sẽ bị hút hết vào giấy, làm cho sách lại sạch sẽ và phẳng phiu như ban đầu.
- Nếu sách bị dây mực, ta đặt 1 miếng giấy hút nước tốt xuống dưới trang giấy bị dây mực, dùng dung dịch o xy già 20% xoa ướt vết bẩn, sau đó lại đặt tiếp một tờ giấy thấm nước lên trên trang giấy, đè 1 vật nặng lên trên, như vậy mực sẽ bị dung dịch ô xy già hút sạch, sau đó để khô vết mực sẽ hết.
- Nếu sách bị vết ẩm, ố, ta nên dùng phèn chua để tẩy sạch. Nếu bị bẩn do gỉ sắt, ta có thể dùng dung dịch a xít ôxalic hoặc a xit xitric để tẩy, sau đó dùng nước sạch rửa qua trang sách, rồi dùng giấy thấm kẹp vào sách,
để khô là được.
Khi viết, vẽ phải dùng mực tàu, nếu muốn mực không bị phai màu, ta vào hoà mực 1 chút nước xà phòng (hoặc nước chè) rồi dùng để viết vẽ, màu mực sẽ rất lâu phai.
Khi treo hoặc dán trực tiếp tranh lên tường, ta thường dùng keo, hồ hoặc đinh, nhưng làm như vậy lúc muốn tháo xuống thường rất khó, nếu không tháo, tranh ảnh cũng dễ bị mọt ăn, hoặc bị vết gỉ dây bẩn lên tranh và tường. Nếu chúng ta thay các phương pháp trên bằng dùng thuốc đánh răng dán tranh, tranh không những được bảo vệ khỏi bị mọt ăn, mà khi lấy xuống lại dễ dàng, tường lại không bị vết hồ, keo bẩn hoặc vết gỉ sắt.
Nếu khung ảnh kim loại bị gỉ, ta có thể dùng vỏ khoai tây lau đi lau lại nhiều lần, khung ảnh sẽ sáng lại như cũ.
Tượng thạch cao thường rất dễ bám bụi, mà bụi đã bám thì rất khó lau sạch. Chúng tôi xin đưa ra 1 phương pháp sau để các bạn cùng tham khảo : lấy bột mỳ trộn với nước sao cho hơi quánh, dùng bàn chải mềm xoa đều bột mì đã trộn nước lên trên tượng rồi đem phơi khô. Khi tượng đã khô, ta dùng bàn chải (chú ý là bàn chải sạch) quét tượng, lớp bụi sẽ cùng lớp bột mì rơi ra khỏi tượng.
Con dấu sau một thời gian sử dụng sẽ bị cặn mực bám làm dấu in không được rõ nét. Để khắc phục tình trạnh trên, ta có thể đốt 1 cây nến, cho giọt nến chảy vào các kẽ dính cặn bẩn trên dấu, sau khi giọt nến khô lại, ta đem bóc ra. Chỉ cần làm như vậy vài lần là ta có thể lấy hết được các vết bẩn và cặn mực trên con dấu. Ngoài ra ta cũng có thể dùng bàn chải mềm thấm xăng hoặc dầu hoả lau nhẹ lên con dấu. Ngoài 2 cách trên tuyệt đối không dùng kim hoặc dùng dùi để gẩy hoặc đục, như vậy sẽ làm các đường nét của dấu bị hỏng.
Ta chỉ cần đem phim chụp ảnh (chưa chụp) cất vào tủ lạnh, như vậy sẽ có thể kéo dài thời gian sử dụng của phim và giúp phim không bị hỏng. Ngay cả đối vời những cuộn phim đã quá đát (nhưng chưa lâu) nếu được cất giứ trong tủ lạnh cũng sẽ có thể đem ra chụp được.
Với những tấm phim đã cũ hoặc bị dây bẩn, ta chỉ dùng bông thấm cồn để lau là phim lại sạch sẽ như mới.
Nếu ta trực tiếp dán ảnh vào album, lâu ngày muốn gỡ ra để thay ảnh hoặc thay đổi vị trí ảnh sẽ rất khó khăn. Bởi vậy, ta nên làm như sau :
- Lấy giấy bóng kính mỏng rửa sạch lau khô.
- Cắt giấy bóng kính sao cho nhỏ hơn ảnh 1cm trở lên.
- Dùng miếng giấy bóng kính này đệm dưới ảnh (hoặc dán trước vào album) Với cách này, ta lấy ảnh ra sẽ dễ dàng.
Vào mùa mưa cần chú ý bảo quản máy ảnh, tránh cho máy ảnh bị gỉ, ống kính bị mốc. Sau khi chụp ảnh xong, nên lấy phim ra ngay, bỏ vỏ máy ảnh ra, cho máy ảnh vào túi ni lông kín cùng chất hút ẩm, buộc chặt lại rồi cho vào hộp đựng bánh bằng sắt đậy lại, như vậy máy ảnh sẽ luôn khô ráo, không sợ bị hỏng.
Khi cần gửi 1 quyển tạp chí hoặc giấy tờ lớn mà không có phong bì to, ta có thể dùng 2 chiếc phong bì nhỏ dán ngược chiều lại nhau là được.
Đem giấy than đã dùng rồi hơ lên bếp hoặc lò sưởi 1 lúc sẽ dùng tiếp được 1 thời gian.
Cách 1: Bón cây bằng bã chè
Đây là cách bón cây rất thông dụng, vừa giữ được độ ẩm cho cây vừa bổ sung được cho cây nhiều chất dinh dưỡng. Nhưng ta cũng không nên tuỳ tiện bón nhiều bã chè, mà trước khi bón phải xem độ ẩm đã thích hợp chưa, đồng thời phải bón vừa phải và bón theo định kỳ.
Cách 2: Tưới hoa bằng sữa đã biến chất
Khi sữa uống bị hỏng, ta không nên đổ đi mà nên pha sữa với nước rồi tưới cho cây. Chú ý lượng nước phải nhiều hơn lượng sữa nhiều lần. Nếu sữa chưa lên men hết không được phép dùng để tưới cây vì trong quá trình lên men toả ra một lượng nhiệt rất lớn. Nếu tưới cây rồi sữa mới lên men rễ cây sẽ bị đốt cháy.
Cách 3: Tưới cây bằng nước ấm
Vào mùa đông, tưới cây bằng nước ấm là việc hết sức cần thiết. Nước ít nhất phải có nhiệt độ bằng nhiệt độ trong phòng, tức khoảng 35o C.
Cách 4: Tưới hoa lan bằng nước vo gạo
Thường xuyên tưới nước gạo cho hoa lan, cây sẽ lớn nhanh, hoa ra nhiều và rực rỡ hơn.
Cách 5: Tưới hoa khi vắng nhà
Khi đi vắng, ta có thể đựng đầy nước vào túi ni lông, tuỳ theo thời gian dài hay ngắn mà chọn túi to nhỏ), sau đó dùng kim châm 1 lỗ ở túi, đặt túi nước vào chậu hoa (sát với đất, lỗ thủng chấm đất). Như vậy, nước sẽ từ từ chảy ra ngấm vào đất, giúp đất luôn luôn giữ được độ ẩm (chú ý lỗ thủng không nên châm to quá).
Ngoài ra, ta còn có thể lấy 1 chậu nước, chọn một miếng vải hút nước tốt, 1 đầu đặt vào chậu nước, 1 đầu chôn vào đất trong chậu hoa. Như vậy, khoảng trong vòng nửa tháng đất vẫn giữ được độ ẩm.
Nếu khi trồng cây và bón phân cho cây ta dùng vỏ trứng đập nhỏ chôn vào đất trồng cây, cây sẽ lớn nhanh hơn bình thường.
Trồng cây cảnh trong nhà ta không nên thường xuyên dùng phân hữu cơ bón cho cây, sẽ có hại cho sức khoẻ, nhưng nếu cây không được bón phân hữu cơ sẽ phát triển không đều. Vậy để khắc phục tình trạng trên, ta có thể từ nhiều thức ăn bỏ đi hàng ngày tìm cho cây các loại phân hữu cơ thích hợp.
Lạc, đậu, hạt dưa, hạt bí và các loại ngũ cốc để lâu bị hỏng có thể dùng làm phân bón vì chúng có hàm lượng đạm khá lớn. Ta có thể ủ chúng (làm lên men) để dùng làm phân bón lót, cũng có thể chế biến ngâm thành nước dùng làm phân bón thúc.
Xương cá, xương gà, lợn, lông gà, vỏ trứng, móng tay, tóc… đều là những thứ có hàm lượng lân cao. Đem những thứ này trộn vào đất dùng để cấy vi khuẩn, tưới nước rồi đựng vào túi ni lông, cho vào một góc, để một thời gian cho chúng phân huỷ hết, chúng sẽ trở thành loại phân hữu cơ rất hữu hiệu. Nếu chế thành dung dịch nước để bón thúc, cây ra hoa hoa sẽ tươi đẹp, cây ra quả quả sẽ trĩu cành. Nước gạo lên men, nước đãi giá đậu, nước tro các loại cây cỏ, nước mưa, nước thay bể cá…. đều có những hàm lượng đạm, lân, ka li nhất định. Nếu ta biết sử dụng vừa lượng, chúng sẽ giúp cho cây ta trồng phát triển nhanh hơn.
Trong đất có nhiều kiềm, cây sẽ không ra được nhiều hoa, thậm chí sẽ không sống được. Làm trung hoà đất có tính kiềm có thể có nhiều cách, nhưng có lẽ đơn giản và tiết kiệm hơn cả là sử dụng vỏ quả để làm. Ta chỉ cần bỏ tất cả vỏ quả và hạt quả ngâm vào nước lạnh, dùng nước này bón cây thường xuyên sẽ giảm tính kiềm trong đất.
Mùa xuân là mùa trăm hoa đua nở. Chính lúc này ta chỉ cần phun 1 – 3 lần dung dịch borto 1% vào mặt trước và mặt sau của lá là có thể phòng bệnh được cho cây. Cách hoà chế dung dịch borto 1% như sau: Lấy 1g axít sunfuríc đồng, tán nhỏ hoà với 50 ml nước nóng, lấy tiếp 1g vôi sống, cho vài giọt nước để tôi, tôi xong lại hoà với 50ml nước, lọc cặn. Cuối cùng, trộn cả hai dung dịch vào với nhau, nếu thành một dung dịch màu xanh da trời trong là được.
Nếu trong bồn hoa xuất hiện kiến, ta có thể ngâm đầu mẩu thuốc lá, sợi thuốc lá vào nước nóng khoảng 1 – 2 ngày, để đến lúc nước thành màu nâu sẫm, lấy nước đó tưới lên cành hoa và cánh hoa, còn lại pha loãng rồi tưới vào bồn hoa, kiến sẽ bò đi hết.
Hoa tường vi: Sau khi cắt cành chuẩn bị cắm hoa, hơ vết cắt qua lửa.
Hoa cúc: Cho thêm vào nước cắm hoa một chút urê có thể làm hoa sống được 30 ngày.
Hoa bạch lan: Buổi tối bọc hoa bằng vải ẩm, ban ngày bỏ ra, có thể giữ hoa tươi thêm 2 – 3 ngày.
Hoa phù dung: Cắm hoa vào nước nóng khoảng 1 – 2 phút trước rồi cắm vào nước lạnh sau.
Hoa mẫu đơn và hoa thược dược: Ngâm vết cắt vào nước nóng trước khi cắm hoa vào nước lạnh.
Hoa thuỷ tiên: Cắm hoa vào nước muối nhạt (tỉ lệ 1/1000).
Hoa huệ: Cắm hoa vào nước đường.
Hoa sen: Bịt bùn vào dưới cành hoa, sau đó cắm vào nước muối nhạt.
Ngoài ra, hoà thuốc aspirin vào lọ nước cắm hoa cũng có thể kéo dài thời gian hoa nở.
Đem giống hoa hoặc cành dùng để giâm bỏ vào túi ni lông rồi để vào ngăn đá trong tủ lạnh, khi thấy thời gian thích hợp đem ra trồng như thế có thể tuỳ ý điều chỉnh thời gian trồng hoa và nở hoa.
Vào mùa hè, nhiệt độ ngoài trời thường trên 30o C, nhiệt độ này với lan quân tử là không thích hợp, thậm chí là có hại. Để khắc phục điều này, ta có thể làm giàn che để hạ nhiệt độ hoặc đem chậu hoa vùi kín dưới cát (vùi kín cả chậu chỉ để lộ cây hoa lên trên), hàng ngày tưới nước lên cát 2 lần, 1 lần buổi sáng, 1 lần buổi tối. Như vậy, ta vừa giữ được độ ẩm cho đất, quan trọng hơn là tận dụng được khả năng hút nóng của cát, giúp đất hạ
được nhiệt độ.
Lan quân tử là loại cây chơi lá, vì vậy đối với lan quân tử, người ta thường chăm sóc lá hơn chăm sóc hoa, do vậy bảo vệ lá của lan quân tử là một việc hết sức quan trọng. Nếu không cẩn thận làm lá cây bị rách nhưng chưa rời hẳn, ta có thể dùng băng dính trong dính lại, nhưng trước hết phải dùng hai miếng thuỷ tinh trong mỏng (to gần bằng lá) cố định lá, sau đó quấn băng dính (quấn cả miếng thuỷ tinh). Vì với băng dính và thuỷ tinh ánh sáng mặt trời đều xuyên chiếu qua được, bởi vậy cho dù dùng cả thuỷ tinh và băng dính quấn lá vẫn không hề ảnh hưởng đến sự quang hợp cuả lá. Nhưng cần phải chú ý rằng trước khi quấn băng dính và cố định lá, ta phải chú ý đặt 2 miếng lá khớp vào nhau, rồi dùng bông lau sạch mặt lá, nhất là chất tiết ra từ vết rách của lá.
Nhiều gia đình khi làm vệ sinh cho cây, không kể là mùa hè hay mùa đông đều xối vòi nước vào để rửa. Nhưng làm như vậy rất có hại cho cây vì nhiệt độ thay đổi đột ngột. Bởi vậy, đối với các loại cây cảnh chơi lá, không còn cách nào khác, chúng ta phải dùng mút thấm nước, tỉ mỉ lau từng lá một. Còn với những loại cây khác, không phải cây chơi lá, ta có thể dùng bình nước phun phun nhẹ để rửa lá cho cây.
Trồng cây cảnh trong nhà, nếu dùng dung dịch đã lên men để làm phân bón cho cây, chậu cây sẽ có mùi. Trong trường hợp này, ta chỉ cần cho vỏ quýt vào dung dịch phân bón đó, mùi hôi sẽ hết. Ngoài ra, chính vỏ quýt cũng là một loại phân bón rất có giá trị.
Lấy 200g hành lá, băm nhỏ, ngâm vào 10 lít nước trong vòng một ngày đêm. Sau khi ngâm xong, ta lọc lấy nước trong rồi phun vào những cành bị sâu cắn, mỗi ngày phun làm nhiều lần, phun liên tục trong vòng 5 ngày, cây sẽ bớt sâu.
Lấy 200 – 300g tỏi, giã nhỏ lọc lấy nước, hoà loãng với 10 lít nước, không phải ngâm có thể phun trực tiếp vào cành bị sâu.
Lấy 400g sợi thuốc lá ngâm với 10 lít nước trong vòng 2 ngày 2 đêm, lọc lấy nước. Khi dùng, pha thêm với 10 lít nước cùng với 20 – 30 giọt bột giặt, pha đều rồi phun vào cành cây bị sâu.
Lấy 10 lít
nước, ngâm với
Cỏ dại thường mọc rất nhanh, nếu nhổ cũng chỉ mấy ngày sau cỏ sẽ mọc lại như cũ. Để khắc phục tình trạng này, ta có thể dùng nước muối đã ngâm trứng vịt (để làm trứng vịt muối) hoặc nước muối dưa tưới lên những chỗ cỏ dại mọc nhiều, chỉ cần 3 –4 lần là ngăn chặn được sự phát triển của cỏ. Ngoài ra, nước luộc khoai tây cũng có thể dùng để diệt cỏ dại mọc ở sân hoặc trên đường đi. Thuốc tẩy đối với trị diệt cỏ dại cũng rất có tác dụng. Nếu diệt cỏ dại bằng thuốc tẩy ta phải làm như sau: Đổ nước lên nơi có cỏ dại mọc (để nước thấm vào) trong vòng 24 tiếng đồng hồ, sau đó dùng dung dịch thuốc tẩy tưới lên. Như vậy, cỏ dại sẽ héo và chết đi.
Có nhiều loại chim do “nóng trong” nên phát bệnh. Nếu gặp trường hợp này, ta có thể hái mầm liễu (ngọn liễu non) cho các loại chim ăn ngũ cốc và ăn tạp ăn, hay bắt nhện cho chim ăn sâu ăn để “hạ hoả” cho chim; cũng có thể giảm bớt khẩu phần thức ăn có mỡ và nhiều chất béo, đồng thời mỗi tuần cho chim uống một lần berberin (lấy 1/4 viên berberin tức khoảng 1g hoà với nước) cũng có thể làm cho chim đỡ nóng hơn. Ngoài ra, vào mùa hè, ngoài việc chăm sóc vệ sinh chuồng, thức ăn, nước uống và chống muỗi cắn cho chim, chúng ta cũng nên thường xuyên cho các loại chim, chẳng hạn như chim ăn ngũ cốc ăn rau răng ngựa (hay còn gọi là cỏ sống đời), kê tươi và ngô tươi, cho chim ăn sâu, ăn nhện, dế, ve.vv… Với cách này ta cũng có thể tăng cường được sức đề kháng cho chim.
Phần dưới đuôi chim có 1 tuyến nhờn là nơi tiết ra chất dịch giúp chim làm mượt lông vũ. Tuyến này của chim bị thương, bị nhiễm trùng hay chim bị cảm nắng, cảm lạnh… đều là những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tuyến nhờn ở chim. Những con chim mắc phải bệnh này thường tỏ ra mệt mỏi, lông vũ tả tơi, biếng ăn, tuyến nhờn đỏ tấy sưng mủ. Khi phát hiện thấy chim mắc bệnh, ta có thể chữa bằng cách sau :
- Dùng cồn iốt khử trùng tuyến nhờn.
- Dùng kim đã khử trùng đâm thủng tuyến nhờn, dùng tay bóp cho mủ ra hết (bóp khi nào thấy máu tươi là được)
- Bôi cồn iốt một lần nữa vào chỗ đau của chim.
Sau khi làm động tác trên, tránh nơi quá nóng hoặc quá lạnh, cho chim ăn có chất bổ, sau một thời gian chim sẽ khỏi bệnh.
Chim nuôi trong lồng chân thường dễ bị vật cứng nhọn cứa vào hoặc bị côn trùng cắn rồi nhiễm trùng, mưng mủ, sưng tấy, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến hoại thư xương. Để ngăn chặn và phòng chống những bệnh này cho chim, ta nên thường xuyên khử trùng chuồng, đồng thời kiểm tra loại bỏ các vật cứng nhọn. Nếu chẳng may chim bị mắc bệnh, chúng ta phải dùng dao sắc đã được khử trùng lấy mủ ra, tiếp đó dùng nước muối sinh lý (hay còn gọi là muối đẳng trương) hoặc dùng dung dịch thuốc tím 0.1% (pemăngganat kali) rửa sạch vết đau, sau cùng bôi cồn iốt và thuốc chống nhiễm trùng lên là được.
Ký sinh trùng làm hại chim thường rất nhỏ, chúng bám vào lông và da chim, ăn dần lông, da và thậm chí hút cả máu chim. Để đề phòng chống ký sinh trùng cho chim, việc quan trọng nhất là ta phải thường xuyên giữ cho lồng chim được sạch sẽ, khô ráo, đồng thời phát hiện sớm nếu chim bị ký sinh trùng xâm nhập hoặc có rận. Khi làm vệ sinh lồng chim, ta có thể nhúng lồng qua nước sôi già. Đối với những chim bị ký sinh trùng, ta dùng nước pha với vài giọt dầu hoả (dầu tây) tắm cho chim, đồng thời dùng bột băng phiến 20% rắc vào lông chim (phải xoa nhẹ lông chim để bột thấm sâu phía trong). Làm như vậy ta có thể diệt được ký sinh trùng làm hại chim.
Chim nhốt trong lồng thời gian dài ít vận động lại ăn nhiều đồ ăn có mỡ, có nhiều chất đạm nên dễ dẫn đến chứng béo phì. Mắc chứng này, chim trở nên chậm chạp, không hay nhảy nhót, đột ngột chết do lâu ngày không vận động. Để tránh tính trạng trên, ta nên cho chim ăn một cách có khoa học. Đồng thời thường xuyên giúp chim vận động và cố gắng kéo dài thời gian hoạt động cho chim.
Chim ăn phải thức ăn để lâu ngày, hay uống nước bẩn đều có thể dẫn đến viêm dạ dày. Khi bị bệnh, lông chim tả tơi, thân hình gầy gò, thường tỏ ra ủ rũ, phân dính đặc có màu vàng trắng, mùi hôi. Nếu không chữa kịp thời chim sẽ chết. Bởi vậy để phòng cho chim khỏi bị viêm dạ dày, chúng ta phải thường xuyên chú ý giữ đồ ăn, thức uống của chim sạch sẽ. Với những con chim bị bệnh cần nhốt chúng vào những nơi ấm áp ít gió, mỗi ngày cho uống 0.2 đến 1mg thuốc kiết lị hoà với nước đường. Cho chim uống liền trong 3 ngày. Ngoài ra, ta còn có thể cho vừa lượng bột than gỗ trộn vào thức ăn để bột than hút bớt chất độc trong dạ dày chim.
Khí hậu thay đổi đột ngột hoặc sau khi tắm xong phải gió lạnh, chim nuôi trong lồng rất dễ bị cảm, ta thường thấy chúng lông vũ tả tơi, thở khò khè, ăn yếu dần, nước mũi chảy ra, có lúc toàn thân run rẩy. Số lượng tử vong do bị cảm và viêm phổi ở chim thường rất cao. Ta có thể chữa cho chim theo cách sau :
- Kịp thời đưa chim vào nơi kín gió, ấm áp nhưng thoáng đoãng để tĩnh dưỡng.
- Dùng bông thấm với dầu thầu dầu lau nước mũi cho chim.
- Hoà nước đường (đường trắng) cho chim uống, đồng thời mỗi ngày cho chim uống 2 lần 2-3 mg thuốc têtaxilin.
Dùng nước đun sôi để nguội đã được tăng hàm lượng ô xy để thay nước bể cá là 1 phương pháp tăng cường. Cách làm như sau :
Lấy 1 bình đựng côca côla 1.25 lít, đổ nước đun sôi để nguội đến 1/3 bình, đậy nắp kín, súc mạnh từ 5-10 lần (làm như vậy hàm lượng ôxy trong nước sẽ tăng nhiều lần). Sau khi súc nước xong, ta lập tức đổ nước đó vào bể cá cùng với nước mới vừa thay. Với cách này, ta sẽ tạo cho nước trong bể cá có nhiều lượng ô xy hơn.
Cá bị bệnh này, trên da và vây xuất hiện những bọc nhỏ màu trắng. Để chữa bệnh này, ta phải làm như sau: Cho cá bị bệnh vào dung dịch 1kg nước hoà với 1 viên 50mg phuraxilin ngâm trong 1 tuần, đồng thời thay rửa toàn bộ bể cá.
Cá bị bệnh mang thường rách tả tơi, bên trong xương che mang thường đọng máu. Ta có thể dùng dung dịch thuốc tẩy 1/1000000 cho vào bể cá, trộn lẫn với nước trong bể, dần dần cá sẽ khỏi bệnh.
Bệnh này thường gặp vào mùa xuân, biểu hiện của bệnh là vây cá không dính khít vào nhau mà rão rời, nhìn bề ngoài vây không bóng nhẵn mà sần sùi và thô. Để chữa bệnh này cho cá, ta có thể dùng nước muối (muối ăn) 3% ngâm rửa cá bị bệnh từ 10-15 phút, hoặc dùng nước muối ăn 2% hoà với dung dịch cacbonat nattri 3%rửa cho cá trong 10 phút.
Bệnh này còn được gọi là bệnh thuỷ độc, nguyên nhân của bệnh là do cá bị vết thương ngoài da hoặc bị vi khuẩn độc xâm nhập. Thời kỳ đầu phát bệnh thường khó phát hiện ra, chỉ đến khi các sợi tơ của vi khuẩn mọc dài ra phía ngoài lúc đó mắt thường chúng ta mới nhìn thấy được. Khi cá bị bệnh, ta có thể lấy nước muối ăn 4/10000 hoà đều với dung dịch cacbonat nattri 4/10 000 ngâm rửa cá. Sau một thời gian ngắn cá sẽ khỏi bệnh.
Cá nhiệt đới mắc bệnh đa phần là do người nuôi cho ăn không đúng qui cách hoặc thức ăn không hợp vệ sinh. Trong đó có thể là do các nguyên nhân sau : Giun cho cá ăn chưa được xử lý sạch dẫn đến cá bị vi khuẩn xâm nhập, thức ăn cho cá quá nhiều dẫn đến thức ăn mục nát sinh ra vi khuẩn, nhiệt độ nước không ổn định… Vì vậy cách phòng bệnh tốt nhất cho cá nhiệt đới là cho cá ăn một cách hợp lý cả về số lượng cũng như thời gian. Tuy nhiên, nếu cá mắc phải một số bệnh thường gặp như bệnh chấm trắng, bệnh cảm thì cũng nên biết cách chữa cho cá. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu cách chữa 2 bệnh thường gặp này ở cá nhiệt đới.
- Bệnh chấm trắng: Số cá nhiệt đới mắc phải bệnh này lên tới 90%. Bệnh này thường bắt đầu từ đuôi, vây cần chữa kịp thời. Ta có thể lấy 4-5 viên phuraxilin, hoà đều với 40g muối ăn và nước (khoảng 1 cốc nhỏ) sau đó
đổ vào bể cá, sau 3-5 ngày sẽ thấy hiệu quả của thuốc (tất nhiên ta cũng nên tuỳ vào bệnh tình của cá và độ lớn của bể để cho lượng thuốc cho phù hợp)
- Bệnh cảm : Cá bị cảm rất có thể do nhiệt độ nước trong bể cá bị thay đổi đột ngột. Khi cá bị bệnh thường bơi đi bơi lại lắc lư thân mình, vây đuôi khép lại, ăn ít. Ta có thể lấy dung dịch thuốc tiêm Pênixilin 80 vạn đơn vị hoà với 40g muối ăn đổ vào bể cá (lượng thuốc cũng nên tăng giảm theo độ lớn của bể)